Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 4 hoà bình và hữu nghị - Tiết 15: Hoạt động chủ đề tình đoàn kết hữu nghị

1. Yêu cầu giáo dục:

- Học sinh hiểu được tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo nên sức mạnh, sẽ duy trì và phát triển được nền hoà bình trên hành tinh, từ đó học sinh sẽ nhận thức được trách nhiệm của mỗi người phải vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị.

- Học sinh biết tôn trọng tình đoàn kết hữu nghị, có tình cảm và có ý thức sẵn sàng hợp tác với nhau trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.

- Học sinh được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ thân thiện trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.

2. Nội dung và hình thức hoạt động:

a. Nội dung:

Học sinh hiểu được:

- Đoàn kết hữu nghị là gì?

- Tình đoàn kết hữu nghị sẽ duy trì và phát triển nền hoà bình như thế nào?

- Vì sao phải có tình đoàn kết hữu nghị?

- Làm gì để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị?

 

doc6 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3771 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 4 hoà bình và hữu nghị - Tiết 15: Hoạt động chủ đề tình đoàn kết hữu nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy thùc hiÖn: 10/4/2010 CHỦ ĐIỂM THÁNG 4 HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ TiÕt 15: Ho¹t ®éng chñ ®Ò: “Tình đoàn kết hữu nghị” Yêu cầu giáo dục: Học sinh hiểu được tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo nên sức mạnh, sẽ duy trì và phát triển được nền hoà bình trên hành tinh, từ đó học sinh sẽ nhận thức được trách nhiệm của mỗi người phải vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị. Học sinh biết tôn trọng tình đoàn kết hữu nghị, có tình cảm và có ý thức sẵn sàng hợp tác với nhau trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Học sinh được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ thân thiện trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: Học sinh hiểu được: Đoàn kết hữu nghị là gì? Tình đoàn kết hữu nghị sẽ duy trì và phát triển nền hoà bình như thế nào? Vì sao phải có tình đoàn kết hữu nghị? Làm gì để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị? Hình thức hoạt động: Hái hoa dân chủ Thảo luận Văn nghệ Chuẩn bị hoạt động: Về phương tiện hoạt động: Tranh ảnh, tư liệu.... Các bài hát, bài thơ, câu chuyện kể về tình đoàn kết hữu nghị. Cây hoa, phiếu câu hỏi, khăn bàn, lọ hoa Phần thưởng. Về tổ chức: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Phát động cả lớp sưu tầm tài liệu, sách báo, tranh ảnh liên quan đến hoạt động để chuẩn bị cho nội dung cuộc thi. Phối hợp với giáo viên dạy môn Văn, Lịch sử và GDCD để xây dựng hệ thống câu hỏi cho hoạt động hái hoa dân chủ. Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. Nhiệm vụ của học sinh: Phân công người điều khiển chương trình: bạn Líp tr­ëng Thư ký: bạn Líp phã häc tËp. Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Phân công ban giám khảo Phân công ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ Tiến hành hoạt động: Khởi động: Bạn Líp tr­ëng nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” của nhạc sĩ: Lê Mây – Phùng Ngọc Hùng. cuộc thi: Các tổ về vị trí dự thi. Bạn Líp tr­ëng nêu rõ yêu cầu của cuộc thi, cách thi và giới thiệu ban giám khảo. Bạn Líp tr­ëng lần lượt mời đại diện các tổ lên hái hoa và trả lời các câu hỏi trong mỗi bông hoa đó. Cả lớp trao đổi thảo luận, bổ sung câu trả lời của từng tổ. Ban cố vấn nhận xét và điều chỉnh làm phong phú thêm ý kiến của học sinh. Ban giám khảo lần lượt chấm điểm từng câu hỏi theo thang điểm 10. Bạn Trâm ghi điểm lên bảng. Xen kẽ giữa phần thi là các tiết mục văn nghệ Bạn Líp tr­ëng công bố đội thắng cuộc. Kết thúc hoạt động: GV chủ nhiệm trao phần thưởng cho các bạn thắng cuộc. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. ................................................................................................................................ Ngµy Thùc hiÖn: 24/4/2010 TiÕt 16: Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày 30 – 4 Yêu cầu giáo dục: Học sinh nhận thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Học sinh có lòng tự hào dân tộc, thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hi sinh xương máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Học sinh được rèn luyện kỹ năng múa hát tập thể. Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: Những tấm gương hi sinh quên mình vì nước nhà của các anh hùng liệt sĩ. Truyển thống chiến đấu ngoan cường, chịu đựng gian khổ của đồng bào ta. Ý nghĩa quan trọng của ngày 30 – 4, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Hình thức hoạt động: Kể chuyện, đọc thơ Văn nghệ Chuẩn bị hoạt động: Về phương tiện hoạt động: Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu, tranh ảnh ... nói về giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam: 30 – 4 – 1975. Lựa chọn các bài thơ, bài hát ca ngợi ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. Tặng phẩm. Về tổ chức: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Nêu chủ đề, nội dung và hình thức tham gia hoạt động. Yêu cầu các tổ, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch chuẩn bị và tập luyện sau đó đăng ký các tiết mục tham gia biểu diễn cho ban tổ chức. Ban tổ chức gồm: Ban văn nghệ của lớp . Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. Nhiệm vụ của học sinh: Phân công người điều khiển chương trình: bạn Líp tr­ëng; Thư ký: líp phã Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Ban văn nghệ tập hợp các tiết mục văn nghệ và lên kế hoạch biểu diễn. Mời đại biểu: các cựu chiến binh x· Tiến hành hoạt động: Khởi động: Bạn Líp tr­ëng nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm cùng các bác cựu chiến binh tham gia cuộc họp. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em bay trong đêm pháo hoa” của nhạc sĩ: Hàn Ngọc Bích. Biểu diễn văn nghệ: Bạn Líp tr­ëng giới thiệu GV chủ nhiệm nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30 – 4. Đại diện học sinh lên phát biểu cảm tưởng của mình về ngày này. Bạn Líp tr­ëng lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm âm nhạc đã chuẩn bị của mình. Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình. Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa. Kết thúc phần văn nghệ bạn Trang bắt nhịp bài hát : Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Kết thúc hoạt động: Mời đại biểu phát biểu ý kiến Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. Động viên học sinh cố gắng học thật tốt để mai sau góp sức mình trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước ngày một tươi đẹp hơn. BGH duyÖt Ngµy 1/4/2010

File đính kèm:

  • docHDNGLL THANG 4(1).doc