I. Mục tiêu bài học
Giúp HS :
Hiểu được nội dung sống và làm việc có kế hoạch; ý nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch đối với hiệu quả công việc, đối với việc thực hiện dự định , mơ ước của bản thân và với yêu cầu của người lao động trong giai đoạn CNH-HĐH.
Hình thành ở HS kĩ năng xây dựng kế hoạch làm việc hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng và kĩ năng điều chỉnh, tự đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
Rèn cho HS có ý chí nghị lực,quyết tâm xây dựng kế hoạch, đồng thời biết phê phán lối sống tùy tiện ở những người xung quanh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tham khảo SGK, SGV,THGD, tấm gương
-Bảng phụ.
2. Học sinh:
- Soạn bài, tìm hiểu các câu tục ngữ, ca dao
III. Phương pháp
- Thảo luận nhóm, gợi mở, nêu vấn đề
IV. Hoạt động lên lớp
1. Ổn định tổ chức:
-Kiểm tra sĩ số lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra bài soạn.
38 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Bài 12 đến bài 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc để giải quyết?
5. Dặn dò:( 2’)
- Học bài: Nắm được các kién thức cơ bản đã học.
- Soạn bài mới: “ Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở”
+ Tìm hiểu thông tin và sự kiện, liên hệ thực tế địa phương
Rút kinh nghiệm tiết dạy
.
Tuần 31 Ngày soạn: / /2008
Tiết PPCT:31 Ngày giảng: / /2008
BÀI 18 -Tiết1
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ
(XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN)
I. Mục tiêu bài học: *Giúp học sinh:
- Hiểu được bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( phường, xã, thị trấn) gồm co0s những cơ quan
nào,nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan nhà nước cấp cơ sở.
- Hình thành ở học sinh ý thức tự giác trong việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và những qui định của chính quyền nhà nước ở địa phương.
- Rèn luyện ý thức tôn trọng, giữ gìn an ninh, trật tự kỉ cương và an toàn xã hội ở địa
phương
- Giúp và giáo dục các em biết xác định đúng cơ quan nhà nước ở địa phương mà mình
cần để giải quyết khi cần thiết.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Hiến pháp nước CHXHCNVN, luật tổ chức HĐND và UBND
- Sơ đồ bộ máy nhà nước cấp cơ sở.
2. Học sinh:
- Soạn bài, vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước
III. Phương pháp
- Thảo luận nhóm, gợi mở, đặt vấn đề
IV. Hoạt động lên lớp
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
a) Trắc nghiệm :( 3đ)
Câu 1:(2đ)
Chính phủ do đối tượng nào bầu?
A. Nhân dân bầu ra.
B. Quốc hội bầu ra.
C. UBND bầu.
D. Tất cả các đối tượng trên.
Câu 2(1đ) Nhà nước ta là nhà nước của giai cấp công nhân.
A. Đúng B. Sai
b) Tự luận: (6đ)
Câu 1(3đ) Chức năng và nhiệm vụ của HĐND, UBND, chính phủ?
Câu 2(3đ) Trách nhiệm của Nhà nước và nhân dân?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Giáo viên giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin sự kiện(25’).
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin, sự kiện.
- Yêu cầu thảo luận nhóm.
- Treo lược đồ bộ máy nhà nước cấp cơ sở
? Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn) gồm nhữnh cơ quan nào?
? Khi cần cấp giấy khai sinh thì đến cơ quan nào?
? Khi cần sao giấy khai sinh thì đến cơ quan nào? ( Trạm y tế, trường học, UBND xã (phường, thị trấn) hay công an xã (phường, thị trấn)?
? Người xin cấp lại giấy khai sinh phải làm những giấy tờ gì?
? Nêu nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã ( phường, thị trấn)?
- Nhận xét và bổ sung ý kiến, kết luận.
- Hướng dẫn thực hiện các tình huống, tạo tình huống
+ Các tình huống phải sát thực với nội dung bài học như: Các cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp cơ sở, khi cần cấp các giấy tờ lên cơ quan nào? Các thủ tục như thế nào.?
xã ( phường, thị trấn)?
? Nhận xét về hoạt động nhập vai của các bạn và tình huống của các tổ?
- Nhận xét, sửa sai cho các em.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu thực tế(8’)
? Bộ máy nhà nước cấp cơ sở của địa phương em gồm các cơ quan nào?
? Ai là người đứng đầu HĐND thị trấn? UBND thị trấn?
? Khi cần chứng các giấy tờ cần thiết như: hộ nghèo, sơ yếu lí lịch, giấy khai sinh, chuyển nhượng đất đaithì làm thủ tục như thế nào?
?Bản thân em hoặc gia đình đã chứng thực một số giấy tờ nào? Các cơ quan nào giải quyết?
- Liên hệ một số giấy tờ khi thực hiện chứng thực
- Cho một vài tình huống xác định sai nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp cơ sở
- Nhận xét và phân tích sai trái trong việc xác định các lỗi sai
- Đọc thông tin, sự kiện
- Quan sát lược đồ.
- HĐND(xã, phường, thị trấn).
- UBND(xã, phường, thị trấn)
- UBND xã (phường, thị trấn) nơi đương sự cư trú hoặc đăng kí hộ tịch thực hiện.
- UBND xã .
- Người làm phải có đầy đủ các giấy tờ như sau:
+ Đơn xin cấp lại Giấy khai sinh.
+ Sổ hộ khẩu.
+ Chứng minh thư nhân dân.
+ Các giấy tờ khác để chứng minh việc mất giấy khai sinh là thực.
- Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực: Đất đai, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủ công nghiệp, văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, báo chí
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra chấp hành Hp, luật, các văn bản của cơ quan cấp trên và nghị quyết của HĐNDxã.
- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội
- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản, tính mạng
- Thực hiện xây dựng các tình huống về bộ máy nhà nước cấp cơ sở
- Thực hiện hoạt động phân vai.
- Nhận xét các tình huống, cách xử lí các tình huống, cách sắm vai các tình huống
- Học sinh tự liên hệ về bộ máy nhà nước cấp cơ sở
- Nêu các thủ tục cần thiết khi chứng thực các giấy tờ cần thiết
- Học sinh liên hệ từ các gia đình của bản thân.
- Lắng nghe và tự rút ra bài học cho bản thân..
- Phân tích và nhận xét các mức độ sai phạm trông tình huống
I. Tìm hiểu thông tin, sự kiện:
* Tìm hiểu hỏi và đáp pháp luật:
- Khi xin cấp lại giấy khai sinh cần có các giấy tờ sau:
+Sổ hộ khẩu gia đình.
+ Chứng minh thư nhân dân.
+ Các giấy tờ khác để chứng minh việc mất giấy khai sinh và xin cấp lại đúng sự thật.
* Tìm hiểu quyền hạn và nhiệm vụ của UBND xã:
( SGK/61)
4. Củng cố: (5 ’)
Câu 1: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở bao gồm các cơ quan sau:
A. HĐND tỉnh ( thành phố).
B. UBND thành phố ( tỉnh).
C. HĐND xã ( phường, thị trấn).
D. UBND xã ( phường, thị trấn).
Câu 2: Muốn xin giấy khai sinh cần gặp HĐND xã ( phường, thị trấn).
A. Đúng c B. Sai c
Câu 3: Kể tên một số việc mà gia đình em đã làm với cơ quan hành chính nhà nước ở cấp cơ sở?
5. Dặn dò:( 2’)
- Học bài:
+ Nắm được các nhiệm vụ và quyền hạn của UBND cấp cơ sở.
+ Nắm được một số thủ tục cần thiết khi làm việc với cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở
- Soạn bài mới: Nghiên cứu phần còn lại của bài học và bài tập.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
.
.
Tuần 32 Ngày soạn: / /2008
Tiết PPCT:32 Ngày giảng: / /2008
BÀI 18 -Tiết:2 BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CO SỞ
( PHƯỜNG, XÃ, THỊ TRẤN) (TT)
I. Mục tiêu bài học: *Giúp học sinh:
- Hiểu được nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn).
- Biết được trách nhiệm củacông dân, bảo vệ cơ quan nhà nước ở địa phương.
- Hình thành cho học sinh ý thức tự giác thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật nhà
nước và quy định của địa phương, ý thức tôn trọng và giữ gìn an ninh, trật tự công cộng,
an toàn xã hội.
- Rèn luyện kỹ năng xác định đúng cơ quan nhà nước ở địa phương và chức năng giải
quyết công việc của cá nhân và gia đình.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Hiến pháp nước CHXHCNVN.
- Tranh bầu cử.
2. Học sinh:
- Soạn bài theo yêu cầu.
III. Phương pháp
- Thảo luận nhóm, gợi mở, đặt vấn đề
IV. Hoạt động lên lớp
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
a) Trắc nghiệm :( 3đ)
Câu 1(2đ) Bộ mày nhà nước ở địa phương(Cấp xã) bao gồm các cơ quan nào?
A. Quốc hội , Hội đồng nhân dân c
B. HĐND xã ( phường, thị trấn), UBND xã( phường, thị trấn) c
C. UBND xã ( phường, thị trấn), Công an thị trấn c
D. Tất cả các ý trên đều đúng c
Câu 2(1đ) HĐND xã là cơ quan quyền lực nhà nước?
A. Đúng B. Sai
b) Tự luận: (6đ)
- Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã? Cho một vài ví dụ?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Giáo viên giới thiêu bài mới..
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn)( 13’).
- Yêu cầu học sinh đọc phần tình huống, thông tin
?Hội đồng nhân dân xã ( phường, thị trấn) có nhiệm gì?
- Khái quát lại nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã ( phường, thị trấn)
? Hội đồng nhân dân xã ( phường, thị trấn) do ai bầu?
- Treo tranh ảnh bầu cử
* Hoạt đông 2: Tìm hiẻu nội dung bài học:(20’)
? Từ phân tích các thông tin và sự kiện trên, cho biết :
Cơ quan chính quyền ở địa phương bao gồm những cơ quan nào?
Quyền hạn và trách nhiệm của HĐND xã và UBND xã?
- Khái quát lịa kiến thức cơ bản
? Trách nhiệm của công dân đối với cơ quan chính quyền ở địa phương như thế nào?
? Bản thân em và gia đình đã thực hiện được bổn phận đó chưa?
? Kể một vài việc để chứng tỏ em và gia đình đã làm tròn trách nhiệm của người công dân?
- Liên hệ tình hình ở địa phương về việc công dân thực hiện chính sách pháp luật của nhà nước và chính quyền
- Hướng dãn làm bài tập
- Đọc phần thông tin, sự kiện về Hội đồng nhân dân cấp xã
- Quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng để xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng
- Giám sát mọi hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân xã, việc thực hiện các nghị quyết của HĐND xã về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, đời sống, xã hội
- Do nhân dân bầu .
- Quan sát tranh và nhận xét về quyền bầu cử của công dân
- Rút ra kiến thức cơ bản nhất.
- Đọc nội dung bài học phần a, b, c
- Tôn trọng và bảo vệ các cơ quan nhà nước.
- Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước.
- Chấp hành nghiêm chỉnh những qui định của pháp luật, của chính quyền ở địa phương.
- Học sinh liên hệ
- Làm bài tập để lien hệ thực tế
I. Tìm hiểu thông tin, sự kiện:
* Tìm hiểu quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân xã:
II. Nội dung bài học:
a. Cơ quan chính quyền cấp cơ sở:
- HĐND xã và UBND xã.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã:
-Chịu trách nhiệm trước dân
về việc phát triển kinh tế-xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, về quốc phòng, an ninh
c. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã:
- Chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
- Là cơ quan hành chính ở địa phương.
d. Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân:
- Tôn trọng và bảo vệ các cơ quan nhà nước .
- Làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình.
- Nhgiêm chỉnh chấp hành những qui định của pháp luật và chính quyền
4. Củng cố: (5 ’)
- Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan nhà nước ở địa phương?
- Công dân có trách nhiệm và nghĩa vụ như thế nào đối với nhà nước?
5. Dặn dò:( 2’)
- Học bài: Nắm chắc nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan nhà nước ở địa phương. Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân là gì?
- Soạn bài: Thực hành ngoại khóa
+ Liên hệ những điều đã và chưa làm được của địa phương em về các vấn đề đã học.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
.............................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- HDCD 7.doc