I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC :
Giúp học sinh
- Hiểu rõ nội qui và nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó.
- HS có ý thức tôn trọng nội qui và nhiệm vụ năm học mới (2012-2013)
- Tích cực rèn luyện ,thực hiện tốt nội qui và nhiệm vụ năm học mới .
- Nắm được những truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống đó
- Phấn khởi, tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới.
II. NỘI DUNG -HÌNH THỨC:
1. Nội dung:
- Nội qui nhà trường và ý nghĩa của việc thực hiện nội qui.
- Nhiệm vụ năm học và ý nghĩa của nó.
-Vài nét về sự hình thành và phát triển của trường
- Những truyền thống tốt đẹp của trường. Những tấm gương học tốt.
-Bảo vệ và phát huy truyền thống nhà trường
2. Hình thức:
- Thảo luận theo câu hỏi và liên hệ thực tế.
-Trình bày bằng lời ,sơ đồ ,băng hình
-Thi hỏi -đáp về truyền thống nhà trường,
45 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trọng và biết ơn cha anh đã hi sinh xương máu vì sự nghiệp thống
nhất đất nước.
- Tham gia hoạt động văn nghệ cá nhân và tập thể.
II/ NỘI DUNG-HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1/ Nội dung:
Những tấm gương hi sinh quên mình vì độc lập của nước nhà .
Truyền thống chiến đấu ngoan cường, chịu đựng gian khổ của đồng bào ta.
Ý nghĩa quan trọng của ngày 30 – 4 ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước.
- Kiến thức các môn học, nhất là môn mà lớp nhận thấy chưa chắc chắn, cần phải cố gắng.
Phương pháp học tập và cách ôn tập cho kì thi cuối năm
2/ Hình thức:
Biểu diễn hát, muá
Kể chuyện, đọc hoặc ngâm thơ.
Thi trả lời nhanh
III/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1/ Phương tiện hoạt động:
Một số bài hát, điệu muá, câu chuyện, bài thơ có liên quan đến nội dung của hoạt động.
Các trang phục biểu diễn ( nếu có )
Chuẩn bị phiếu các câu hỏi của các môn học khác nhau
Chuẩn bị phần thưởng
2/ Về tổ chức:
Học sinh : - Mỗi tổ học sinh chuẩn bị từ 2® 4 tiết mục văn nghệ và có kế hoạch luyện tập .
Cán bộ lớp tập hợp các tiết mục văn nghệ của các tổ và xây dựng chương trình biểu diễn
Cử người điều khiển chương trình
Phân công trang trí lớp.
Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp tổ chức hoạt động này, trao đổi với học sinh nhằm thống nhất chọn những môn học mà lớp còn yếu để xây dựng hệ thống câu hỏi phục vụ cho “Hội vui học tập”
Liên hệ với giáo viên bộ môn của những môn đã chọn, đề nghị hợp tác và cung cấp câu hỏi.
Định hướng cho học sinh nội dung ôn tập của những môn học này .
IV / TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Người
thực hiện
Nội dung hoạt động
Thời lượng
LPVT
1/ Khởi động:
Hát tập thể bài “ Em như chim bồ câu trắng”
Ngọc Trầm
3’
DCT
Người điều khiển tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu .
Để chào mừng kỉ niệm chiến thắng 30-4 giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước. Hôm nay lớp chúng ta tiến hành hoạt động “sinh hoạt văn nghệ mừng ngày chiến thắng 30-4”
- Nội dung tiết hoạt động hôm nay các tổ lần lượt trình bày các nội dung mà tổ đã chuẩn bị- trình bày theo thể loại
- Dân tộc ta có câu “ văn ôn, võ luyện để giúp chúng ta ôn lại kiến thức từ đầu năm học đến cuối năm, lớp chúng ta tổ chức hội vui học tập để ôn bài chuẩn bị cho kì thi cuối năm.
5’
DCT
Các đội thi
a) Hoạt động I: Biểu diễn hát
- Nội dung các bài hát thuộc chủ điểm
- Đội nào hát nhiều bài hát, đúng nội dung, đúng giọng, cho điểm tối đa là 10 đ
Đội nào hát ít bài hát, không đảm bảo nội dung, tùy theo mức độ cho điểm tương đối.
Cô gái Sài Gòn đi tải đạn (Tổ 1 tam ca)
Tiến về Sài Gòn ( Tổ 2 tốp ca)
Trường Sơn Đông,Trường Sơn Tây (Tổ 3 song ca)
Vàm Cỏ Đông (Tổ 4 đơn ca)
12’
Các tổ
b) Hoạt động II: Kể chuyện, đọc, ngâm thơ về lịch sử 30-4
- Kể 1 số mẫu chuyện về gương chiến đấu, hi sinh anh dũng của các chiến sĩ, anh bộ đội, thiếu nhi trong 2 cuộc kháng chiến chống kẻ thù.
- Ngâm 1 số bài thơ.
8’
Đại diện tổ
c) Hoạt động III: Trả lời nhanh
Bài văn ca Huế trên sông hương của tác giả nào? (Hà Aùnh Minh)
Thế nào là hai đơn thức đồng dạng ? cho ví dụ?
TL: Có phần biến giống nhau
VD:; 5xy
Nêu hai trường hợp đặc biệt bằng nhau của hai tam giác vuông?
TL:Cạnh huyền-góc nhọn
Cạnh huyền –cạnh góc vuông
Nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?
TL: Biện pháp cấm đốt phá rừng bừa bãi; Săn bắn buôn bán động vật, đẩy mạnh biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
Thế nào là biện phàp đấu tranh sinh hoạt?
TL: Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn bớt thiệt hại của sinh vật gây ra
Các vật nhiễm điện cùng loại như thế nào với nhau?
TL: Đẩy nhau
Một năm có bao nhiêu ngày
TL: 365 ngày
Con nhộng có mấy cánh?
TL: Không có cánh
Trái đất quay quanh trục mất bao nhiêu thời gian?
TL:24h56’
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các hạt nào?
TL: Electrôn tự do
Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa lam sơn?
TL: Kết thúc 20 năm đô hộ của phong kiến Nhà Minh
Mở ra một đất nước dân tộc mới
Nguyễn Huệ lên ngôi năm nào? Noên hiệu là gì?
TL: Năm 1788, Quang Trung
13.Viết câu đồng nghĩa
My father drives carefully
He is a carefully driver
You should clean your classroom everyday
You have to clean your classroom everyday
Nêu những di sản văn hoá của VN được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới?
TL:(7 di sản) Động Phong Nha; Vịnh Hạ Long; Đồng Chiên Tây Nguyên;Phố Cổ Hội An; Nhã nhạc cung đình Huế ; Thánh địa Mỹ Sơn;
8’
V/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: (5’)
Tổng kết và công bố điểm
Tổ1: Tổ 2: Tổ3: .. Tổ4: ..
Vậy tổ. Đạt giải nhất ví số điểm là. Mời các bạn cùng tuyên dương tổ..
Hát bài : “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”
Mời đại biểu tham gia phát biểu ý kiến, hoặc tâm sự (nếu có).
Mời GVCN phát biểu
Nhận xét ý thức chuẩn bị của học sinh về tinh thần tham gia cho hoạt động
Trao phần thưởng : Giải nhất, nhì, ba
VI / ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM: (4’)
1/ Học sinh tự đánh giá, xếp loại:
Tốt Khá TB Yếu
2/ Tổ học sinh tự đánh giá, xếp loại:
Tốt Khá TB Yếu
3/ GVCN đánh giá, xếp loại:
Tốt Khá TB Yếu
VII. RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG:
..... .....
CHỦ ĐIỂM THÁNG : 05/2006
Tên chủ điểm : BÁC HỒ KÍNH YÊU
Tuần : 34 Tiết : 33
Ngày thiết kế: 04 /05 / 2006
Ngày thực hiện: 05 / 05 / 2006
Hoạt động I: NĂM ĐIỀU BÁC HỒ DẠY THIẾU NHI
I/ YÊU CẦU GIÁO DỤC :
* Giúp học sinh :
Hiểu rõ hơn 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi
Có thái độ tích cực thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy trong học tập và rèn luyện hằng ngày ở trường, ở gia đình và ngòai xã hội.
II/ NỘI DUNG-HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1/Về Nội dung:
5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi
Những ví dụ thực tế về gương đội viên thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.
2/ Về hình thức:
Thi trả lời nhanh giữa các tổ
Biểu diễn văn nghệ
III/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1/Phương tiện hoạt động :
Tư liệu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi
Một vài gương đội viên thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
2/Về tổ chức:
GVCN: Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp tổ chức hoạt động này
HS: + Đội ngũ cán bộ lớp, đội họp bàn kế họach xây dựng họat động này; xây dựng chương trình cuộc thi; cử ban giám khảo, xây dựng tiền chi phí, cách chấm.
+ Từng tổ họp bàn nội dung 5 điều Bác Hồ dạy để chuẩn bị ý kiến cho cuộc thi, cử người trình bày cuộc thi.
+ Một số tiết mục văn nghệ.
+ Chuẩn bị trang trí lớp, ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn
IV / TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Người
thực hiện
Nội dung hoạt động
Thời lượng
1. Khởi động:
Hát thập thể
Giới thiệu đại biểu
Giới thiệu ban giám khảo.
5’
Yến
Cơ
2/ Chương trình hoạt động:
Từng tổ lên trình bày ý kiến của tổ mình về 5 điều Bác Hồ dạy, đồng thời giới thiệu những thành tích tổ đạt được trong năm học.
Ban giám khảo chấm theo thang điểm 5 với những tiêu chuẩn sau:
+ Nhanh nhẹn, mạnh dạng: + 1 điểm
+ Trình bày to, rõ và lưu lóat: + 2 điểm
+ Đạt nhiều kết qủa tốt trong quá trình thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy: + 2 điểm
Hát về Bác Hồ kính yêu.
Kết thúc cuộc thi ban giám khảo công bố kết qủa của tửng tổ
Phát thưởng ( nhận cờ)
V/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
Đánh giá chung về ý thức, chất lượng tham gia sưu tầm và thi giữa các tổ.
Động viên học sinh phấn đấu rèn luyện theo từng lời dạy của Bác.
VI/ RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG :
35’
5’
Tuần : 35 Tiết : 34
Họat động II BÁC HỒ VỚI TIẾU NHI, THIẾU NHI VỚI BÁC HỒ
I/ YÊU CẦU GIÁO DỤC :
* Giúp học sinh :
Có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi, về những quan tâm đặc biệt của Bác Hồ đối với thiếu nhi mặc dù Bác luôn bận trăm công nghìn việc.
Tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác.
Rèn luyện 1 số kĩ năng tham gia họat động như trình bày ý kiến, lắng nghe ý kiến các bạn.
II/ NỘI DUNG-HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1/Về Nội dung:
Những tình cảm đặc biệt mà Bác dành cho thiếu nhi
Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
2/ Về hình thức:
Trao đổi, thảo luận.
Vui văn nghệ
III/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1/Phương tiện hoạt động :
Những câu chuyện có nội dung cảm động, những bài thơ, bài hát về Bác có liên quan đến chủ đề họat động.
Ảnh Bác.
2/Về tổ chức:
GVCN xây dựng một vài câu hỏi và định hướng cho học sinh để học sinh có ý thức chuẩn bị phát biểu hoặc báo cáo trước lớp.
Họch sinh suy nghĩ để thảo luận một vài vấn đề liên quan đến chủ đề này.
Phân công trang trí lớp.
Cử người điều khiển chương trình cộng với GVCN.
Cử người mời đại biểu.
Chuẩn bị 1 số bài thơ, bài hát ca ngợi Bác Hồ.
IV / TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Người
thực hiện
Nội dung hoạt động
Thời lượng
1. Khởi động:
Hát thập thể
Tuyên bố lí do: Để hiểu biết thêm về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi về những quan tâm đặc biệt của Bác
5’
Yến
Cơ
đối với thiếu nhi mặc dù Bác luôn bận trăm công nghìn việc và để tôn trọng kính yêu và biết ơn Bác, hôm nay chúng ta tiến hành sinh họat lớp với chủ đề “Thiếu nhi với Bác Hồ, Bác Hồ với thiếu nhi” đó là lí do của buổi ngọai khóa hôm nay.
2/ Chương trình hoạt động:
* Thảo luận chung
Dưới sự điều khiển của người dẫn chương trình, tòan lớp tham gia các họat động, kể chuyện, hát và tiến hành trao đổi, thảo luận những câu hỏi mà GVCN, ban cán sự lớp đã đưa ra. Chẳng hạn:
Câu hỏi1: Bạn hãy kể 1 câu chuyện vè tình cảm, sự quan tâm của Bác đối với thiếu nhi ?
Câu hỏi 2: Bạn hãy nêu những suy nghĩ của bạn về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi ?
Câu hỏi 3: Bạn hãy cho biết suy nghĩ, tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ ? các ý kiến của lớp được ghi thành biên bản. Sau đó bạn hãy thư kí đọc to cho cả lớp nghe để cùng nhau thống nhất.
Kết thúc thảo luận, hát tập thể “Hoa thơm dâng Bác”và chuyển sang phần vui văn nghệ.
* Vui văn nghệ: Người điều khiển chương trình mời lần lượt các tiết mục văn nghệ lên trình diễn trước lớp.
V/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung về ý thức tham gia của các thành viên trong lớp.
Giáo viên động viên và chúc cho học sinh có 1 kì nghỉ hè bổ ích, lí thú.
VI/ RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG :
35’
5’
ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM
1. Học sinh tự đánh giá ( Có câu hỏi kèm theo )
Tốt Khá Trung bình Yếu
Tốt Khá Trung bình Yếu
Tốt Khá Trung bình Yếu
2. Tổ học sinh đánh giá, xếp loại
3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại
File đính kèm:
- HDNGLL 6 20122013.doc