Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 9, 10, 11, 12

I Mục đích giáo dục.

-Giúp HS hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của nhà trường, bồi dưỡng tình cảm yêu quý trường, tự hào là hs của trường và có ý thức phát huy truyề thống của trường.

-Có thói quen thực hiện đúng những yêu cầu cơ bản của người hs trường THCS Hoà Nghĩa và thực hiện tốt năm học mới.

II.Nội dung.

1. Tuần 1:- Tổ chức lễ khai giảng.

 -Thảo luận nội quy, nhiệm vụ năm học mới.

2.Tuần 2: -Tiến hành tổ chức lớp, lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp.

 -Học sinh tợ giới thiêu khả năng văn nghệ của mình.

3.Tuần 3: -Nghe giới thiệu về truyền thống của trường.

 -Rèn luyện nền nếp, kỉ cương của nhà trường.

4.Tuần 4: -Tập hát những bài hát qui định.

 

doc53 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 9, 10, 11, 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Giáo viên hội ý với lực lượng cán bộ lớp và hai đôi trưởng để thống nhất yêu cầu và phân công cho chuẩn bị hoạt động: - Phân công người dẫn chương trình, xây dựng chương trình và điều khiển chương trình. - Yêu cầu 2 đội trưởng cũng chuẩn bị các nội dung để giao lưu. Hai đội trưởng cùng bàn bạc với đội mình để chuẩn bị. - Cử ban giám khảo - Phân công trang trí - Dự kiến mời đại biểu IV. Tiến hành hoạt động 1. Khởi động - Hát tập thể bài: “Mùa xuan và tuổi thơ” - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu đại biểu, nêu nội dung, hình thức giao lưu, giới thiệu 2 đội và thành phần ban giám khảo. Mời 2 đội lên vị trí của mình. 2. Giao lưu - Người dẫn chương trình lần lượt nêu câu hỏi, câu đó để các đội tiến hành giao lưu. - Các đội tiến hành theo yêu cầu của người dẫn chương trình. Đội nào đến lượt mà bị tắc coi như thua.Lúc đó người dẫn chương trình sẽ hỏi các cổ động viên. - Đồng thời các giám khảo sẽ cho điểm các đội. Điểm được công bố và viết ngay trên bảng. - Trong quá trình tiến hành giao lưu, người dẫn chương trình cần dành thời gian yêu cầu 2 đội ra câu đố, câu hỏi cho nhau và cùng giám khảo chấm điểm. V. Kết thúc hoạt động - Người dẫn chương trình - Công bố kết quả cho các đội và cá nhân - GVCN nhận xét chung và biểu dương tinh thần ý thức của cả lớp . Cám ơn các đại biểu đã tham gia. Hoạt động 4 Xây dựng kế hoạch thực hiện “ Trường xanh, sạch, đẹp” I. Yêu cầu giáo dục Giúp hs: - Hiểu rõ nội dung ý nghĩa công việc xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp trong nhà trường đối với mọi người - Gắn bó và càng thêm yêu trường, lớp - Tích cực tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện “trường xanh, sạch, đep” II. Nội dung và hình thức hoạt động 1. Nội dung - Làm vệ sinh trường, lớp sạch đẹp. - Làm bồn hoa, cây cảnh. - Trồng cây xanh ở sân trường, vườn trường, cổng trường - Chăm sóc cây trồng - Trang trí lớp 2. Hình thức hoạt động - Thảo luận- xd nội dung, kế hoạch thực hiện III. Chuẩn bị hoạt động 1. Về phương tiện hoat động - Bản dự thảo nội dung, bản dự thảo kế hoạch - Các câu hỏi để thảo luận 2. Về tổ chức GVCN: - Nêu vấn đề, yêu cầu cả lớp suy nghĩ và sẵn sàng tham gia bàn bạc, thảo luận để xây dựng kế hoạch và nội dung thưc hiện “ trường xanh, sạch, đep” - Hội ý với cán bọ lớp, chi đội trưởng và các tổ trưởng để phân công côngv việc như sau: + Dự thảo nội dung, kế hoạch thưc hiện “ trường xanh, sạch,đep” + Các câu hỏi thảo luận + Cử người điều khiển hoạt động + Cử người ghi biên bản + Cử người điều khiển chương trình văn nghệ IV. Tiến hành hoạt động 1. Khởi động - Hát tập thể “ Mái trường mến yêu” - Người điều khiển nêu lí do và hình thức hoạt động 2. Thảo luận - Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi hoạt động - Mỗi câu hỏi nêu ra phải đươc trao đổi, bổ sung cho đủ ý. Người điều khiển tổng kết lại và thư kí ghi biên bản - Kết quả thảo luận làm nội dung ké hoạch thực hiện “ trường xanh, sạch, đẹp” mà lớp đã xây dựng lên được biểu quyết nhất trí 3. Văn nghệ - Người điều khiển chương trình giới thiệu một số tiết mục văn nghệ V. Kết thúc hoạt động - Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động - GVCN phát biểu ý kiến. Chủ điểm tháng 3 Tiến bước lên đoàn Hoạt động 1 Thi tìm hiểu về đoàn I- Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: Nhận thức được ý nghĩa người thành lập đoàn 26-3. Những mốc lịch sử lớn của Đoàn, những gương đoàn viên tiêu biểu. Tự hào và yêu mến tổ chức đoàn. Học tập, rèn luyện tinh thần tiên phong của đoàn. II- Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: Lịch sử người thành lập đoàn 26-3. Các mốc truyền thống vẻ vang của đoàn. Các gương sáng đoàn viên tiêu biểu. Những bài thơ, bài hát về đoàn. Hình thức hoạt động: Thi tìm hiểu về truyền thống của đoàn giữa các đội. III- Chuẩn bị hoạt động: Về phương tiện hoạt động: Các t liệu sưu tầm đợc về truyền thống của đoàn. Các câu hỏi và đáp án. Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm: Nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động, hớng dẫn học sinh sưu tầm t liệu. Hội ý với cán bộ lớp và các tổ trưởng để chuẩn bị công việc. Mỗi tổ cử 1 đội từ 2-3 học sinh đặt tên cho đội. Chuẩn bị các câu hỏi, câu đố, tranh ảnh .. . đáp án. Cử ban giám khảo chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. Phân công trang trí. Dự kiến mời đại biểu. IV- Tiến hành hoạt động: Khởi động: Hát tập thể bài “Cùng nhau ta đi lên”. Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu, giới thiệu ban giám khảo. Các đội thi tự giới thiệu. Cuộc thi: Người dẫn chương trình lần lợt nêu các câu hỏi, câu đố hoặc tranh ảnh theo các đội. Thời gian suy nghĩ là 10s. hết 10s đội nào có tín hiệu sẽ đợc trả lời trước. Nếu cả đội trả lời không đúng hoặc không trả lời được thì cổ động viên đội nhà có quyền trả lời sau đó mới đến quyền trả lời của các đội khác. Điểm của cổ động viên sẽ đợc cộng vào điểm của đội nhà. Sau mỗi câu trả lời đúng người dẫn chương trình xin ý kiến của Ban giám khảo. Điểm được viết công khai trên bảng cho mỗi đội. Trong quá trình cuộc thi có các tiết mục văn nghệ xen kẽ. V- Kết thúc hoạt động: Người dẫn chương trình công bố kết quả thi. Nhận xét kết quả hoạt động. Hoạt động 2 Chúng em ca hát về mẹ và cô giáo I- Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: biết thêm các bài hát về mẹ và cô giáo nhân kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ (8-3) Tự hào về truyền thống phụ nữ, biết ơn mẹ và cô giáo. Rèn luyện kỹ năng ca hát, tư duy sáng tạo trong hoạt động văn nghệ. II- Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: Các bài hát về mẹ, về cô giáo, về người phụ nữ Việt Nam. Các bài thơ, câu chuyện liên quan đến chủ đề hoạt động. Hình thức hoạt động: Thi văn nghệ với các hình thức: Biểu diễn văn nghệ, trò chơi văn nghệ. III- Chuẩn bị hoạt động: Về phương tiện hoạt động: Su tầm các bài hát, bài thơ, câu chuyện . . . về mẹ và cô giáo . . . Các câu hỏi, câu đố, yêu cầu . . . cho học sinh. Một số nhạc cụ cần thiết. Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm: Nêu nội dung, hình thức hoạt động yêu cầu cả lớp đều chuẩn bị, mỗi tổ là 1 đội dự thi. Hỏi ý cán bộ lớp, các tổ trưởng để phân công chuẩn bị. IV- Tiến hành hoạt động: Khởi động: Hát tập thể “Em yêu trường em”. Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu ban giám khảo. Các tổ tham gia tự giới thiệu. Cuộc thi: Người dẫn chương trình lần lợt nêu các câu hỏi, các yêu cầu. Tổ nào có tín hiệu sẽ thực hiện trước. Ban giám khảo sẽ chấm điểm, điểm của từng tổ được ghi lên bảng. V- Kết thúc hoạt động: Người dẫn chương trình. Công bố kết quả thi. Nhận xét kết quả hoạt động. Hoạt động 3 Xây dựng kế hoạch tham gia hội trại 26-3 I- Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: Hiểu ý nghĩa của hội trại, tăng thêm tinh thần trách nhiệm tham gia hội trại. Hứng thú với hoạt động hội trại. Tích cực thảo luận, bàn bạc chuẩn bị hội trại II- Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: Các công cụ dựng trại. Hình thức dựng trại. Địa điểm dựng trại. Các hoạt động trại. Kế hoạch chuẩn bị. Hình thức hoạt động: Thảo luận theo lớp. Phân công thực hiện. III- Chuẩn bị hoạt động: Về phương tiện hoạt động: Bản thông báo của nhà trờng về tổ chức hội trại. Các nhiệm vụ trường giao cho lớp. Các câu hỏi để thảo luận bàn bạc. Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm: Nêu vấn đề cho cả lớp định hướng thảo luận. Giao cho chi đội trởng và lớp trưởng chuẩn bị thảo luận giao cho cán bộ văn nghệ, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, cử th ký lớp ghi biên bản. IV- Tiến hành hoạt động: Khởi động: Hát tập thể bài “Mơ ước ngài mai”. Nêu lý do làm giới thiệu chương trình thảo luận. Cuộc thi: Người điều khiển luôn luôn nêu từng vấn đề và hướng dẫn lớp thảo luận, bàn bạc. Mỗi vấn đề có lấy biểu quyết. Th ký lớp ghi biên bản. Phân công thực hiện: Người điều khiển phân công các công việc cụ thể cho các cá nhân, tổ, nhóm, chuẩn bị. Tổng kết lại và thông qua biên bản lấy biểu quyết. Văn nghệ: Người phụ trách văn nghệ điều khiển lớp thực hiện một số tiết mục văn nghệ hoặc trò chơi . . . V- Kết thúc hoạt động Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động. Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến. Hoạt động 4 rèn luyện theo gương sáng đoàn viên I- Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: Giúp học sinh hiểu rõ những phẩm chất năng lực tốt đẹp của những gương sáng đoàn viên tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng, trong lao động sản xuất và trong học tập mà em cần phải noi theo. Cảm phục và yêu mến các gơng sáng đoàn viên. Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện theo gơng sáng đoàn viên. II- Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: Tên tuổi các gơng sáng đoàn viên tiêu biểu. Các phẩm chất, năng lực của họ trong thực tiễn. Kế hoạch học tập, rèn luyện theo gương sáng đoàn viên/ Hình thức hoạt động: Trao đổi, thảo luận, xây dựng kế hoạch rèn luyện. III- Chuẩn bị hoạt động: Về phơng tiện hoạt động: Các gương sáng đoàn viên Các câu hỏi thảo luận. Bản kế hoạch rèn luyện của cá nhân, của tổ. Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm: Nêu mục đích, nội dung thảo luận, hướng dẫn học sinh tìm hiểu các gương sáng đoàn viên trong sách báo, trong cuộc sống xung quanh ở địa phương, ở trường mình. Chuẩn bị các câu hỏi thảo luận: Bạn hãy nêu một tấm gương sáng đoàn viên mà bạn thấy cần phải noi theo ? Bạn học tập được gì ở ngời đoàn viên đó ? Kế hoạch rèn luyện của bạn như thế nào ? Điều khiển: Hoà. Mỗi tổ chuẩn bị 1 kế hoạch rèn luyện của tổ theo gương sáng đoàn viên. Cá nhân chuẩn bị một kế hoạch rèn luyện theo gương sáng đoàn viên. Điều khiển văn nghệ: Hằng. Trang trí: Tổ 1. IV- Tiến hành hoạt động: Khởi động: Hát tập thể bài “Tiến lên đoàn viên”. Người điều khiển tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động. Thảo luận: Người điều khiển lần lợt nêu các câu hỏi thảo luận. Cá nhân phát biểu ý kiến và trình bày kế hoạch rèn luyện của mình. Các tổ trình bày kế hoạch của tổ. Người điều khiển tóm tắt kế hoạch rèn luyện của lớp. Văn nghệ: Người điều khiển giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của lớp. V- Kết thúc hoạt động: Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động. Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.

File đính kèm:

  • docHDNGLL 6(8).doc