Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn

* Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh:

 - Hiểu được ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12) cũng như vẻ đẹp truyền thống của “Anh bộ đội Cụ Hồ” qua các giai đoạn lịch sử. Hiểu biết những truyền thống cách mạng, sự kiện vẻ vang của quê hương.

 - Biết ơn các thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu, hi sinh vì quê hương, đất nước.

 - Biết giữ gìn và bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương. Học tập và rèn luyện theo gương tốt của các thế hệ cha anh.

* Các hoạt động của chủ điểm.

• Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống cách mạng ở địa phương.

• Hoạt động 2: Nghe nói chuyện về ngày thành lập QĐND Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân 22 – 12

 

doc5 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3195 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN * Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh: - Hiểu được ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12) cũng như vẻ đẹp truyền thống của “Anh bộ đội Cụ Hồ” qua các giai đoạn lịch sử. Hiểu biết những truyền thống cách mạng, sự kiện vẻ vang của quê hương. - Biết ơn các thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu, hi sinh vì quê hương, đất nước. - Biết giữ gìn và bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương. Học tập và rèn luyện theo gương tốt của các thế hệ cha anh. * Các hoạt động của chủ điểm. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống cách mạng ở địa phương.. Hoạt động 2: Nghe nói chuyện về ngày thành lập QĐND Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân 22 – 12 Ngày soạn: ../12/2012 Ngày giảng: ./12/2012 TIẾT 7 TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG Ở QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU Sau hoạt động, HS có khả năng: - Hiểu những nét cơ bản về truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương mình. - Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. - Có ý thức tự hào về quê hương, đất nước và thêm yêu tổ quốc. II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG - Kĩ năng xác định/ tìm kiếm các lựa chọn về truyền thống cách mạng quê hương. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi tìm hiểu về truyền thống cách mạng quê hương. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về các truyền thống cách mạng quê hương. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Trình bày tích cực. - Làm việc nhóm nhỏ. - Hỏi và trả lời. - Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các tư liệu ( sách báo, thơ ca, tranh ảnh, bản tin......) nói về truyền thống cách mạng của quê hương. - Một số tiết mục văn nghệ. - Giấy màu, bút màu, một vài dụng cụ khác. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Khám phá Người điều khiển nêu yêu cầu của hoạt động: - Từng tổ trưng bày kết quả tìm hiểu về truyền thống cách mạng quê hương theo vị trí đã được phân công. Sản phẩm thu được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: hình ảnh của các anh hùng liệt sỹ của quê hương, các bài viết về cuộc đấu tranh anh dũng của những người con của quê hương, các bức ảnh phản ánh tinh thần chiến đấu dũng cảm của những người dân quê hương mình.... - GV gợi ý và đề nghị HS quan sát các sản phẩm đó và hỏi: “ Đã bao giờ các am được nhìn thấy những hình ảnh này về quê hương mình chưa?”. - Sau khi mời một vài HS phát biểu, GV nêu yêu cầu tiếp theo: Vậy để hiểu rõ hơn truyền thống cách mạng của quê hương thì sau đây đại diện từng tổ sẽ lên trình bày kết quả tìm hiểu của tổ mình. 2. Kết nối Hoạt động. BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU Người điều khiển mời đại diện từng tổ lên trình bày kết quả tìm hiểu của tổ mình về truyền thống cách mạng của quê hương trong thời gian 3 phút. Khi trình bày, nên gắn với hiện vật sưu tầm được để giới thiệu cho cả lớp cùng hiểu rõ hơn. Kết thúc phần trình bày của các tổ, các thành viên trong lớp tiến hành hoạt động hỏi – đáp. Có thể đặt ra những câu hỏi cụ thể với những phần nội dung chưa rõ để đại diện tổ trả lời. Các HS khác lắng nghe và có thể bổ sung ý kiến nhằm làm rõ thêm những thắc mắc hoặc băn khoăn của các bạn trong lớp. Hoạt động 2. SINH HOẠT VĂN NGHỆ Người điều khiển giới thiệu từng tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị lên trình diễn trước lớp. Đó là các tiết mục với các thể loại khác nhau như: đơn ca, đọc thơ, kể chuyện, múa, tốp ca.... về truyền thống cách mạng của quê hương đất nước. 3. Thực hành/ luyện tập Hoạt động 3. CHIA SẺ CẶP ĐÔI, THẢO LUẬN - Người điều khiển đặt câu hỏi để toàn lớp cùng tham gia suy nghĩ và phát biểu ý kiến. + Truyền thống cách mạng của quê hương bao gồm những truyền thống nào? Hãy nêu tên của những truyền thống đó. + Hãy kể tên những gương anh hùng liệt sĩ của quê hương mình. + HS phải làm gì để xứng đáng với truyền thống đó? - HS suy nghĩ, chia sẻ cặp đôi để trả lời các câu hỏi trên. 4. Vận dụng GV đề nghị HS phải phản ánh những kết quả tìm hiểu về truyền thống cách mạng của quê hương cho những người thân trong gia đình cùng nghe để mọi người cùng chia sẻ. VI. TƯ LIỆU Một số bài hát phục vụ cho hoạt động - Màu áo chú bộ đội (Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý) - Qua miền Tây Bắc (Nhạc và lời: Nguyễn Thành) - Chiến thắng Điện Biên (Nhạc và lời: Đỗ Nhuận) - Ca ngợi Tổ Quốc (Nhạc và lời: Hoàng Vân) Ngày soạn: ../12/2012 Ngày giảng: ./12/2012 TIẾT 8 NGHE NÓI CHUYỆN VỀ NGÀY THÀNH LẬP QĐND VIỆT NAM VÀ NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN 22 - 12 I. MỤC TIÊU Sau hoạt động, HS có khả năng: - Hiểu những nét cơ bản về truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương mình. - Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. - Có ý thức tự hào về quê hương, đất nước và thêm yêu tổ quốc. II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG - Kỹ năng lắng nghe, phản hồi tích cực về bài nói chuyện của báo cáo viên. - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về ngày truyền thống quân đội và ngày quốc phòng toàn dân. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Thảo luận, hỏi và trả lời. - Trình bày 1 phút. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Một số câu hỏi để giao lưu: + Những kỷ niệm sâu sắc của người lính? + Nguồn gốc sức mạnh làm nên truyền thống của bộ đội Cụ Hồ - Một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về bộ đội Cụ Hồ - Tặng phẩm để tặng các cựu chiến binh V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 1. Khám phá: Trò chơi “Kể tên một số anh bộ đội Cụ Hồ” - Ngườu điều khiển yêu cầu HS đứng vòng tròn và giới thiệu luật chơi. Dùng bóng tung lên, bóng đến tay ai người đó kể tên anh bộ đội Cụ Hồ mà bạn biết - Cả lớp chơi, thư ký ghi lại tên các anh bộ đội Cụ Hồ lên bảng - Người điều khiển gọi 1, 2 HS đọc to những thông tin ghi trên bảng 2. Kết nối: Hoạt động 1: Giao lưu với các cựu chiến binh - Người điều khiển mời cựu chiến binh địa phương tham gia giao lưu với lớp + Cựu chiến binh tự giới thiệu vài nét về mình, kể cho HS nghe những kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời bộ đội của mình, nhắn nhủ những mong muốn của mình với HS + HS có thể hỏi thêm (một số điều cần thiết về cuộc sống vật chất, tinh thần, nếp sống kỷ luật, tình đồng đội của người chiến sỹ ) với cựu chiến binh - Cảm ơn, tăng quà, hoa và hứa hẹn của lớp với cựu chiến binh 3. Thực hành/ luyện tập: Hoạt động 2: Liên hoan văn nghệ về bộ đội Cụ Hồ - Các tiết mục văn nghệ của HS - Các tiết mục văn nghệ của cựu chiến binh 4. Vận dụng: - GV yêu cầu HS noi gương chiến đấu theo các bộ đội Cụ Hồ, phẩm chất tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ .

File đính kèm:

  • docHDDNGLL6 Chu diem thang 12.doc
Giáo án liên quan