Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 11(Bản đẹp)

Giới thiệu về chủ đề: Trong cuộc sống ai cũng có bạn bè, Bạn bè có vai trò rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Bên cạnh tình bạn còn có tình yêu, tình yêu là cơ sở để xây dựng gia đình hạnh phúc gia đình hạnh phúc là môi trường sống thuận lợi nhất để mỗi người trưởng thành. Chính vì thế mỗi người chúng ta cần có nhận thức đứng đưa về tình bạn tình yểu và gia đình Chia nhóm theo tổ thảo luận: “Em hiểu gì về tình bạn, tình yêu và gia đình? Chúng có mối quan hệ an và có ảnh hưởng ntn đến cuộc sởng của mỗi người?

doc8 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 11(Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am 20/11 hôm nay mời cô và các bạn cùng nghe bạn.......... trình bày ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam -Mời bạn.......... đại diện tập thể lớp lên tặng hoa cô chủ nhiệm -Liên hoan văn nghệ -Kết thúc: Buổi họp mặt kỷ niệm ngày 20/11 đến đây là kết thúc, thay mặt lớp em xin chúc cô luôn luôn vui, khỏe, công tác tốt và luôn là cô giáo đáng kính của chúng em. Chúng em hứa sẽ cố gắng học tập, trao dồi đạo đức không phụ lòng mong mỏi của thầy cô. Kết thúc hoạt động bằng một bài hát tập thể. Học sinh được phân công lên trình bày ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam Học sinh được phân công lên tặng hoa IV/DAËN DOØ: Chuû ñeà thaùng sau (thaùng 12) “Thanh nieân vôùi söï nghieäp xaây döïng vaø baûo veä Toå Quoác” HS chuaån bò caùc baøi haùt hoaëc baøi thô veà thaày coâ giaùo; söu taàm göông hoïc toát, keå laïi nhöõng kyû nieäm toát ñeïp cuûa em vôùi caùc thaày coâ giaùo cuõ. GIÁO HIẾN – NGƯỜI KHAI TÂM CHO ANH EM TÂY SƠN Ngôi trường nằm khép nép dưới chân núi ở ấp An Thái (phủ Qui Nhơn), tiếng học bài của môn sinh vang lên đều đặn.Giáo Hiến hài lòng nhất trong số các môn sinh của mình là 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Thầy vốn là môn khách của ngoại hữu Trương Văn Hạnh- một đại thần dưới thời Định Vương(1765-1778) thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Sau khi Trương Văn Hạnh bị quyền thần Trương Thúc Loan giết hại, Giáo Hiến sợ bị vạ lây đến mình bèn trốn vào Qui Nhơn và mở trường dạy học ở ấp An Thái. Tuy nghiêm khắc trong lúc giảng dạy, nhưng Giáo Hiến thường gần gũi, thân mật với học trò sau giờ học. Cậu học trò có mái tóc quăn, da sần, tiếng nói sang sảng như chuông, cặp mắt sáng quắc thường được thầy quan tâm nhất. Trưa nay, sau khi tan học, thầy hỏi: -Ở nhà có phải con tên Thơm không? Cậu học trò ngoan ngoãn thưa: -Bẫm thầy, đúng thế ạ! Ngập ngừng một lát, cậu lại nói: -Dạ hoa huệ thơm lắm ạ! A! Cậu học trò lí lắc chơi chữ đây-vì khi đi học cậu có tên là Huệ. Trong giờ học, Huệ thường hay hỏi thầy những điều mà mình chưa hiểu và thường tranh luận với bạn bè về ý nghĩa lời thánh hiền đến bao giờ hiểu hết ý nghĩa mới thôi. Biết tính khí học tró mình, thầy hỏi: -Trong các loài hoa, con thích hoa nào nhất? -Dạ, hoa huệ. Thầy ngạc nhiên hỏi tiếp: -Tại sao lại là hoa huệ? Cậu học trò nhanh nhẩu đáp: -Thưa thầy, vì gốc của hoa huệ mọc vững, thân cây thẳng, cứng cáp, hoa trắng tinh khôi và có mùi hương tinh khiết không lẫn với hoa nào khác. Thầy triều mến nhìn Huệ: -Thôi được, con về nhà đi kẻo trưa nắng gắt. Ý tưởng của Huệ càng khiến Giáo Hiến tin rằng, sau này cậu học trò mình sẽ làm nên sự nghiệp. Thời gian thấm thoắt trôi qua, một hôm anh trai của Huệ là Nhạc đã khoe với thầy là tìm được một thanh kiếm cổ. Thầy xem xét một lúc rồi nói: -Có đại phước thì mới tìm được bảo kiếm này. Anh em con có thể dựng nên nghiệp lớn. Nói xong, thầy quay lưng trở vào lớp và bắt đầu giảng bài. Cuối giờ, thầy giữ ba anh em Huệ lại và dặn dò: -Các con đừng bỏ qua cơ hội này. Nhạc thưa: -Bẩm thầy, anh em con có đủ tài đức như thầy đã mong muốn chưa ạ? Thầy trầm ngâm: -Xưa nay cổ nhân vẫn nói: Thời thế tạo anh hùng. Nay Trương Phúc Loan chuyên quyền, là Tần Cối trong triều Nguyễn. Thời thế càng rối ren, kẻ dưới thì lăng loàn, người trên thì suy đốn. giềng mối triều đình ngày càng sa sút hư hỏng. Trời không dung nên mấy năm nay đại hạn, đồng ruộng khô cháy, nhân tâm ly tán. Nếu các con biết nắm thời cơ, dựng cờ khởi nghĩa thì sợ gì mà nhân dân không theo? Các con nghĩ sao? Anh em Huệ cúi đầu lắng nghe từng lời khuyên, chỉ có Huệ trả lời câu hỏi của thầy: -Bẩm thầy, chúng con xin ghi lòng tạc dạ lời daỵy của thầy. Thầy nói, thời thế tạo anh hùng, điều ấy đúng lắm. Và con thiết nghĩ rằng, bây giờ chúng con có thể làm theo lời dạy của thầy vì thời thế có đủ điều kiện về thiên thời, địa lợi, nhân hòa ạ! Thầy khen: -Con giỏi lắm. Các con có nghe câu sấm này chưa: “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” và hiểu câu ấy như thế nào? Không đợi thầy hỏi lần hai, Huệ đáp: -Bây giờ, nhân tâm Đàng Trong, Đàng ngoài đều ly tán. Bạo chúa, nịnh thần đang phá kỷ cương nên lòng dân không thuận, sớm muộn gì thì cũng có cuộc đổi đời! Thầy hài lòng cười lớn: -Đúng vậy. Các con hãy cố gắng đi! Anh hùng không đợi tuổi. Vâng lời thầy, anh em Nguyễn Huệ đã dấy binh và dựng nên sự nghiệp huy hoàng. Sau này, khi lên ngôi, Nguyễn Huệ đã có nhiều cải tổ trong chính sách giáo dục, đáng chú ý nhất là chữ Nôm được chính thức đưa vào khoa cử. Chữ Nôm có địa vị xứng đáng và dần dần thay thế cho chữ Hán. Làm được điều này là một phần công lao dạy dỗ của Giáo Hiến đối với anh em Tây Sơn thuở còn trẻ tuổi. Tương truyền rằng, lúc còn mang tên Thơm, đã có lần Nguyễn Huệ hỏi thầy: -Thưa thầy, nước Nam có tiếng nói và chữ viết riêng, sao trong sách ta cứ dùng chữ Tàu? Thầy ngạc nhiên trước câu hỏi thông minh ấy và đáp: -Con nói đúng lắm. Các triều đại cứ rập theo khuôn mẫu, đời trước làm thế nào thì đời sau cứ làm thế. Không ai dám thay đổi cải tiến gì cả, dù biết chữ Tàu có những bất tiện. Rồi sau này cũng phải sửa thôi. Người nước Nam phải dùng chữ của nước Nam. Con cứ học cho giỏi, việc sửa đổi là của con đấy! Lúc thầy trò đang nói chuyện với nhau thì chợt có lão thầy bói người Tàu đến chơi. Lão nhìn Huệ và bảo: -Con tên gì nhỉ? Hãy viết tên ra đây để ta xem giúp cho một quẻ. Huệ bèn viết tên Thơm của mình bằng chữ Nôm rồi đưa cho lão. Cầm tờ giấy không sao đọc ra chữ, lão bèn hỏi Giáo Hiến: -Loại chữ gì đây nhỉ? Giáo Hiến cười: -Thưa ngài, học trò tôi đã dùng loại chữ Nôm. Đây hệ thống chữ viết ghi âm, sử dụng những chữ Hán hoàn chỉnh hoặc những bộ phận chữ Hán được cấu tạo lại để ghi tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết trên cơ sở âm Hán Việt- Cách đọc chữ Hán của người Việt Dù không hiểu lắm, nhưng lão thầy bói vẫn hết lời khen ngợi chữ Nôm này. Lão nói: -Tốt lắm. Cậu học trò này, ngay từ nhỏ đã tự hòa với tiếng nước mình và muốn thoát ly văn tự Trung Quốc, ắt hẳn sau này sẽ làm nên nghiệp lớn. Đúng là sau này, Nguyễn Huệ đã làm nên sự nghiệp lớn. Và ông có được ý thức yêu nước mình là do công lao dạy dỗ của Giáo Hiến.Rất tiếc đến nay, chúng ta chưa biết gì nhiều về nhà giáo này, có tài liệu nói thầy tên thật là Trương Văn Hiến.Và rõ ràng thầy đã có công khuyến khích anh em Tây Sơn đứng lên khởi nghĩa để sau này, anh em Tây Sơn lưu lại những trang sử hiển hách rất đáng tự hào. MỘT SỐ ĐIỀU TRONG LUẬT GIÁO DỤC Điều 2. Mục tiêu giáo dục Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Điều 5. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản,toán diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lí lứa tuổi của người học. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của công dân Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điểu kiện để những người có năng khiếu phát triển tài Năng Nhà nước ưu tiên, tạo điểu kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông Giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động Điều 85. Nhiệm vụ của người học Người học có nhiệm vụ sau đây: Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội qui, điều lệ nhà trường; chấp hành điều lệ Nhà nước Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi,sức khỏe và năng lực Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác Điều 86. Quyền của người học Người học có những quyền sau đây: Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập rèn luyện của mình. Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian được học chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi qui định, học kéo dài thời gian, học lưu ban Được cấp văn bằng chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo qui định Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở pháp luật khác theo qui định của pháp luật Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Được trực tiếp thông qua hoặc đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học. Được hưởng chính sách ưu tiên của nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt

File đính kèm:

  • docGiao an NGLL 11.doc
Giáo án liên quan