- Tổ chức thảo luận để học sinh có cơ hội thể hiện quyền được bày tỏ khát vọng, ước mơ, lí tưởng của thanh niên trong thời đại hiện nay.
- Các vấn đề cần được tập trung:
+ Khát vọng về độc lập dân tộc: Mong muốn đất nước phát triển trong hoà bình và ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội. Tích cực hội nhập và hợp tác quốc tế một cách toàn diện và đa phương nhưng vẫn đảm bảo quyền tự quyết và tính độc lập tự chủ, giữ vững được bản sắc văn hoá dân tộcđể hoà nhập mà không bị hoà tan, đồng thời có hoài bão và ý chí vương lên, quyết không cam chịu “nghèo_hèn”, sánh vai với các cường quốc năm châu. Mặt khác không để thanh niên nô bị “nô lệ về mặt tinh thần, tư tưởng”, giải thoát cho thế hệ trẻ khỏi tâm lí vọng ngoại, chuộng ngoại và sùng ngoại quá mức. Đặt biệt, bản thân phải biết tự “đề kháng” để không sa vào cạm bẩy của “âm mưu diễn biến hoà bình” và các tệ nạn xã hội vv
+ Đảm bảo cho thanh niên học sinh một môi trường thân thiện để học tập và rèn luyện, nhằm giúp học sinh rèn luyện khả năng tự chủ và biết đánh giá tri thức lao động của mình; tạo điều kiện cho các em được học tập, đào tạo, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm vừa đúng năng lực, sở trường của mình, vừa mang lại lợi ích cho bản thân, đồng thời giúp ích cho xã hội và làm giàu cho đất nước.
+ Khác vọng được sống và học tập trong một xã hội công bằng và bình đẳng: Đó là sự bình đẳng giữa các dân tộc, bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới,giữa trẻ trai và trẻ gái về sự thụ hưởng thành quả của công cuộc phát triển. Sự công bằng về cơ hội học tập, về hướng nghiệp, dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ; thụ hưởng các thành tựu về văn hoá; cơ hội có việc làm, tự tạo việc làm phù hợp với năng lực, sở trường của từng người.
+ Ước mơ vươn tới một lối sống toàn diện:Chân-thiện-mĩ. Có hoài bão, sáng tạo; lôn có nhu cầu nâng cao ý thức trách nhiệm học tập để tiếp thu kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp; có tình bạn, tình yêu chân chính, tự khẳng định mình trong tập thể và trong xã hội. Biết tiêu dùng hợp lí các sản phẩm của xã hội.
- Để đạt được những khác vọng, ước mơ trên, thanh niên học sinh lớp 11 phải làm gì? Bằng biện pháp nào?
- Đưa ra cam kết hành động, quyết tâm thực hiện những biện pháp trên để tự hoàn thiện bản thân nhằm đạt được những lí tưởng, ước mơ cao đẹp trong cuộc sống.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 - Chủ đề tháng 2: Thanh niên với lý tưởng cách mạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 5/ 2/2008
Chủ đề tháng 2: THANH NIÊN VỚI LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG
A/ Mục tiêu hoạt động:
Nhận thức đúng đắn về lí tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc, đó là Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Xác định trách nhiệm của bản thân nhằm góp phần thực hiện lí tưởng cách mạng đó.
Có hoài bão, ước mơ cho tương lai của bản thân, biết xây dựng kế hoạch và quyết tâm phấn đấu để thực hiện ước mơ, hoài bão đó.
Tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện, phát triển năng lực tự khẳng định, tự hoàn thiện bản thân.
B/ Nội dung hoạt động:
Thảo luận chuyên đề “Lí tưởng và ước mơ của thanh niên”.
Thi trình bày “Lí tưởng của thanh niên ngày nay”.
Biểu diễn văn nghệ “Mừng Đảng, mừng xuân”.
Hoạt động 1
THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ “LÍ TƯỞNG VÀ ƯỚC MƠ CỦA THANH NIÊN”
I/ Mục tiêu hoạt động:
Hiểu được lí tưởng là mục tiê cao đẹp, là lẻ sống, là khác vọng của tuổi trẻ. Hiểu học sinh có quyền bày tỏ quan điểm của mình về lí tưởng của người thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
Có thể trình bày ước mơ, hoài bão của bản thân trước tập thể. Biết xây dựng kế hoạch hành động và có trách nhiệm thực hiện ước mơ, lí tưởng đó.
Tôn trọng những hoài bão, ước mơ của bản thân và bạn bè; tích cực học tập, rèn luyện và phấn đấu để thực hiện ước mơ, lí tưởng cao đẹp đó.
II/ Nội dung hoạt động:
Tổ chức thảo luận để học sinh có cơ hội thể hiện quyền được bày tỏ khát vọng, ước mơ, lí tưởng của thanh niên trong thời đại hiện nay.
Các vấn đề cần được tập trung:
+ Khát vọng về độc lập dân tộc: Mong muốn đất nước phát triển trong hoà bình và ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội. Tích cực hội nhập và hợp tác quốc tế một cách toàn diện và đa phương nhưng vẫn đảm bảo quyền tự quyết và tính độc lập tự chủ, giữ vững được bản sắc văn hoá dân tộcđể hoà nhập mà không bị hoà tan, đồng thời có hoài bão và ý chí vương lên, quyết không cam chịu “nghèo_hèn”, sánh vai với các cường quốc năm châu. Mặt khác không để thanh niên nô bị “nô lệ về mặt tinh thần, tư tưởng”, giải thoát cho thế hệ trẻ khỏi tâm lí vọng ngoại, chuộng ngoại và sùng ngoại quá mức. Đặt biệt, bản thân phải biết tự “đề kháng” để không sa vào cạm bẩy của “âm mưu diễn biến hoà bình” và các tệ nạn xã hội vv
+ Đảm bảo cho thanh niên học sinh một môi trường thân thiện để học tập và rèn luyện, nhằm giúp học sinh rèn luyện khả năng tự chủ và biết đánh giá tri thức lao động của mình; tạo điều kiện cho các em được học tập, đào tạo, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm vừa đúng năng lực, sở trường của mình, vừa mang lại lợi ích cho bản thân, đồng thời giúp ích cho xã hội và làm giàu cho đất nước.
+ Khác vọng được sống và học tập trong một xã hội công bằng và bình đẳng: Đó là sự bình đẳng giữa các dân tộc, bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới,giữa trẻ trai và trẻ gái về sự thụ hưởng thành quả của công cuộc phát triển. Sự công bằng về cơ hội học tập, về hướng nghiệp, dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ; thụ hưởng các thành tựu về văn hoá; cơ hội có việc làm, tự tạo việc làm phù hợp với năng lực, sở trường của từng người.
+ Ước mơ vươn tới một lối sống toàn diện:Chân-thiện-mĩ. Có hoài bão, sáng tạo; lôn có nhu cầu nâng cao ý thức trách nhiệm học tập để tiếp thu kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp; có tình bạn, tình yêu chân chính, tự khẳng định mình trong tập thể và trong xã hội. Biết tiêu dùng hợp lí các sản phẩm của xã hội.
Để đạt được những khác vọng, ước mơ trên, thanh niên học sinh lớp 11 phải làm gì? Bằng biện pháp nào?
Đưa ra cam kết hành động, quyết tâm thực hiện những biện pháp trên để tự hoàn thiện bản thân nhằm đạt được những lí tưởng, ước mơ cao đẹp trong cuộc sống.
III/ Công tác chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hoạt động.
Hướng dẫn học sinh tìm đọc các điều 12, 13 trong công ước LHQ về quyền trẻ em.
Gợi ý một số câu hỏi để học sinh chuẩn bị ý kiến và chủ động tham gia thảo luận. Ví dụ:
+ Theo bạn, lí tưởng của thanh niên trong thời đại ngày nay là gì?
+ Ý nghĩa của việc xác định được lí tưởng sống đối với cuộc đời của mỗi con người như thế nào?
+ Mỗi người có quyền bày tỏ suy nghỉ của mình về lí tưởng sống hay lí tưởng cách mạng của Đảng không? Nêu suy nghỉ đó không đồng quan điểm với số đông trong tập thể thì theo bạn, người đó phải làm gì?
+ Chúng ta có quyền yêu cầu Nhà nước, các đoàn thể xã hội, nhà trường và gia đình tạo điều kiện cần thiết để giúp thanh niên học sinh thực hiện những ước mơ, lí tưởng không? Nếu có, theo bạn đó là những yêu cầu gì?
Vv,
Họp ban cán sự lớp và BCH chi đoàn để thống nhất nội dung và phương pháp tổ chức thảo luận chuyên đề. Đề cử người chủ trì.
Soạn thảo câu hỏi sát với các nội dung cơ bản đã gợi ý ở mục nội dung hoạt động để giao cho học sinh chuẩn bị ý kiến thảo luận.
Gợi ý cho cán bộ lớp về cách tổ chức thảo luận và giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ lớp phụ trách từng phần việc.
Hướng dẫn người chủ trì thiết kế chương trình thảo luận.
Kiểm tra công việc chuẩn bị của học sinh.
2/ Học sinh:
Cán bộ lớp phổ biến nội dung thảo luận chuyên đề, phân bạn chuẩn bị ý kiến để thảo luận theo câu hỏi gợi ý của giáo viên.
Giao cho các tổ chuẩn bị thảo luận ở tổ. Cử thư kí ghi biên bản.
Yêu cầu các tổ sưu tầm những mẫu chuyện, những tấm gương tiêu biểu trong sách báo hoặc ở địa phương, ở trường hoặc ở lớp đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để sống có lí tưởng.
Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ, tranh vẽ hoặc hình ảnh minh hoạ về những khát vọng, ước mơ, lí tưởng cao đẹp của tuổi trẻ.
Trang trí lớp theo yêu cầu của hoạt động.
IV/ Tổ chức hoạt động:
Tiết 1: Thảo luận theo nhóm :
Tổ chức thảo luận chuyên đề theo tổ học tập do các tổ trưởng chủ trì.
Thư kí ghi biên bản.
Tổ trưởng nêu câu hỏi đã gợi ý để các bạn bày tỏ sự hiểu biết của bản thân về lí tưởng và ước mơ của thanh niên.
Tổ trưởng mời các bạn phát biểu về mơ ước của bản thân hiện nay và về những biện pháp để thực hiện được ước mơ đó.
Gợi ý để các bạn tranh luận, trao đổi với nhau về về các biện pháp cụ thể để thực hiện mơ ước, lí tưởng của mình, không nên mơ ước viễn vông, xa rời thực tế.
Khuyến khích các bạn kể những câu chuyện và những tấm gương tiêu biểu về ý chí vương lên để đạt được ước mơ, lí tưởng. Qua đó, mỗi cá nhân có thể xác định được ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện để thức hiện những ước mơ, lí tưởng của bản thân.
Tổng kết lại các ý kiến phát biểu, đề nghị các bạn suy nghỉ thêm để chuẩn bị cho tiết thảo luận sau của lớp.
Tiết 2: Thảo luận lớp:
Người chủ trì điều khiển thảo luận:
+ Giới thiệu thư kí ghi biên bản.
+ Lần lượt mời đại diện các tổ trình bày khái quát kết quả thảo luận của tổ mình về nội dung của chủ đề thảo luận. Nêu thắc mắc hoặc các tình huống mà tổ đặt ra.
+ Gợi ý để các bạn biết liên hệ những ước mơ với thực tế cuộc sống, tránh mơ ước viễn vông, chung chung hoặc giúp các bạn nhận những khó khăn cản trở việc thực hiện ước mơ để có biện pháp vượt qua.
+ Xen kẻ các tiết mục văn nghệ.
+ Liệt kê những phương pháp cần thiết mà một thanh niên học sinh lớp 11 cần làm để biến ước mơ trở thành hiện thực. Mời các bạn bổ sung, cùng thống nhất về những phương pháp vừa nêu và tổng hợp lại viết thành chương trình hành động của lớp. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét và kết thúc.
V/ Kết thúc hoạt động.
File đính kèm:
- Chu de thang 2.doc