Vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.
Bảo vệ tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi thanh niên, thể hiện ở sự đóng góp trong việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng do cha anh đã hi sinh để xây đắp nên.
Trách nhiệm và nghĩa vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc: Xác định việc học tập, rèn luyện là quyền và bổn phận của chính bản thân; định hướng nghề nghiệp đúng, phù hợp với năng lực bản thân; luôn phấn đấu học hỏi không ngừng để làm giàu tri thức, rèn luyện đạo đức tư cách tốt; xác định trách nhiệm đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi tổ quốc cần.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 - Chủ đề tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ Đề Tháng 12: “THANH NIÊN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC”
Tọa đàm: “Thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
Ngày soạn: 06/12/2007
Ngày thực hiện: 08/12/2007
I/ Mục tiêu hoạt động:
A Hiểu rõ quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
A Xác định được vai trò, nhiệm vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, từ đó tích cực, chủ động và sẳn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do nhà trường, địa phương tổ chức.
A Định hướng nghề nghiệp đúng đắn theo năng lực, nhu cầu và điều kiện của bản thân.
II/ Nội dung hoạt động:
AVai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.
A Bảo vệ tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi thanh niên, thể hiện ở sự đóng góp trong việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng do cha anh đã hi sinh để xây đắp nên.
A Trách nhiệm và nghĩa vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc: Xác định việc học tập, rèn luyện là quyền và bổn phận của chính bản thân; định hướng nghề nghiệp đúng, phù hợp với năng lực bản thân; luôn phấn đấu học hỏi không ngừng để làm giàu tri thức, rèn luyện đạo đức tư cách tốt; xác định trách nhiệm đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi tổ quốc cần.
III/ Công tác chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
@ Định hướng nội dung diễn đàn cho học sinh.
@ Hướng dẫn học sinh tìm tài liệu tham khảo, hướng dẫn học sinh tìm hiểu điều 29 công ước
LHQ về quyền trẻ em để học sinh xác định được các quyền của mình trong quá trình chuẩn bị và thức
hiện diễn đàn.
2/ Học sinh:
@ Cán bộ lớp, BCH chi đoàn xây dựng kế hoạch, chương trình tổng thể cho diễn đàn; phân công các tổ chuẩn bị thực hiện theo từng nội dung cụ thể như: Trang trí; Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ; cử người dẫn chương trình,
@ Mỗi học sinh tự chuẩn bị ý kiến của mình theo các nội dung nêu trên để tham gia diễn đàn một cách sôi nổi.
@ Người dẫn chương trình phải hiểu nội dung, mục đích của diển đàn để hướng các bạn tham gia vào các vấn đề chính.
IV/ Tổ chức thực hiện:
ï Tuyên bố lí do.
ï MC đọc lời dẫn về vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
ï Học sinh trình bày các vấn đề mình hiểu về vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
ï Xen kẻ các tiết mục văn nghệ hoặc trò chơi tập thể.
V/ Kết thúc hoạt động: Giáo viên nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện của lớp, rút ra kết luận chung, những vấn để trọng tâm của tiết sinh hoạt.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG DẤU TRANH VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC CỦA NHÂN DÂN TA.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu được truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta, khơi dậy lòng yêu nước và trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước.
Kỹ năng: Tăng cường thêm kỹ năng làm việc theo nhóm.
Thái độ: Sẵn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ quê hương.
II/ Nội dung hoạt động:
Nội dung: Ôn lại lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và truyền thống cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hình thức tổ chức: Thi văn nghệ; Trả lời các câu hỏi.
III/ Công tác chuẩn bị:
Giáo viên:
Định hướng cho cán bộ lớp, BCH chi đoàn xây dựng kế hoạch hoạt động.
Chuẩn bị nội dung, kế hoạch hoạt động.
Duyệt kế hoạch hoạt động của học sinh.
Học sinh:
Chuẩn bị, phân công học sinh làm việc với nội dung của hoạt động.
Liên hệ với giáo viên môn Ngữ văn; Lịch sử để giúp học sinh chuẩn bị kiến thức và những tiết mục văn nghệ.
Chọn người dẫn chương trình.
Trang trí lớp.,
IV/ Tổ chức hoạt động:
Em hãy hát một bài hát hoặc đọc 1 bài thơ ca ngợi các anh hùng dân tộc. Em hãy phân tích ý nghĩa của nó.
Ai nhanh hơn: Nêu sự kiện cho những mốc thời gian sau:
a) 22/12/1944; b) 19/8/1945; c) 07/5/1954; d) 21/7/1954; e) 19/12/1946; f) 30/4/1975;
đáp án: a) Ngày thành lập QĐND Việt Nam; b) Cách mạng tháng 8 thành công, giành chính quyền tại thủ đô Hà Nội; c) Ngày chiến thắng Điện BiênPhủ; d) Ký hiệp định Giơnever; e) Toàn quốc kháng chiến; f) Ngày giải phóng miền Nam.
Xen kẻ các tiết mục văn nghệ.
Nêu tên các anh hùng tương ứng với các câu nói bất hủ hoặc chiến công:
Ai là người: “Lấy thân mình lấp lỗ châu mai” (Phan Đình Giót)
Ai là người “Chặt cánh tay phá đồn địch” (Lê Văn Cầu)
Ai là người “Lấy thân mình chèn pháo”. (Tô Vĩnh Diện)
Ai là người nói câu nói: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”. (Nguyễn Viết Xuân)
Ai là người: “Anh hùng đánh xe tăng”. (Cù Chính Lan)
Ai là người: “Lấy thân mình làm giá súng”. (Bế Văn Đàn)
Ai là người nói câu nói: “Tôi chỉ muốn làm một người Việt Nam bình thường sống trên quê hương thanh bình độc lập.”. (Nguyễn Thái Bình)
V/ Kết thúc hoạt động: GVCN nhận xét, phát thưởng cho tổ và cá nhân trả lời đúng nhiều nhất, nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện của lớp. Cho lớp hát một số bài hát về truyền thống cách mạng. Chuẩn bị tốt các công việc để tham gia ngoại khóa với trường.
File đính kèm:
- Chu de thang 12.doc