Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 - Chủ đề tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo

1) Giáo viên:

Giao cho ban cán sự lớp chuẩn bị và xây dựng kế hoạch và các hoạt động giao lưu.

Liên hệ mời các giáo viên dạy ở lớp mình. Chuẩn bị câu hỏi, các nội dung giao lưu, bài phát biểu cảm tưởng của học sinh,

Các câu hỏi tham khảo:

a) Các thầy, cô ở học trò của mình những điều gì?

b) Chúng em muốn thầy cô giảng giải rõ hơn về ý nghĩa của truyền thống “Tôn sư trọng đạo”?

c) Chúng em muốn biết rõ hơn về truyền thống hiếu học của dân tộc ta?

d) Chúng em muốn biết cụ thể hơnvề vai trò của người giáo viên đối với xã hội?

e) Chúng em muốn được nghe các thầy, cô giáo kể lại những kỉ niệm sâu sắc về tình cảm thầy trò?

f) Chúng em muốn được thầy(cô) chỉ bảo về cách học tốt môn Văn(toán; lý; hóa; ngoại ngữ, )?

g) Bạn hãy kể một kỉ niệm về tình thầy trò của mình?

h) Bạn hiểu câu “Không thầy đố mày làm nên” như thế nào?;

2) Học sinh:

- Phân công học sinh làm MC.

- Phân công chuẩn bị xây dựng nội dung và chương trình giao lưu.

- Làm giấy mời, phân công quản trò khi chơi trò chơi.

- Phân công học sinh viết lời chào.,

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 - Chủ đề tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ngày soạn: 29/10/2007 THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp học sinh hiểu biết đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về các thầy cô giáỏ¬ lớp mình. Học sinh nhận thức được vai trò và công ơn to lớn của thầy cô giáo với thế hệ trẻ, với sự trưởng thành, phát triển của mỗi học sinh nói riêng, đồng thời học sinh hiểu rõ hơnphương pháp học tập của các môn học. Kỹ năng: Rèn kỹ năng: Lập luận; tư duy, hùng biện, chủ động, sáng tạo. II/ Nội dung hoạt động: Giao lưu giữa học sinh trong lớp với thầy cô đang dạy lớp mình với những nội dung: Nói lên tình cảm, lòng biết ơn với công lao dạy dỗ với thầy cô giáo. Trao đổi, tâm tình với thầy cô về những kĩ niệm vui, buồn trong tình cảm thầy trò. Giải trí trong sinh hoạt. III/ Công tác chuẩn bị: Giáo viên: Giao cho ban cán sự lớp chuẩn bị và xây dựng kế hoạch và các hoạt động giao lưu. Liên hệ mời các giáo viên dạy ở lớp mình. Chuẩn bị câu hỏi, các nội dung giao lưu, bài phát biểu cảm tưởng của học sinh, Các câu hỏi tham khảo: Các thầy, cô ở học trò của mình những điều gì? Chúng em muốn thầy cô giảng giải rõ hơn về ý nghĩa của truyền thống “Tôn sư trọng đạo”? Chúng em muốn biết rõ hơn về truyền thống hiếu học của dân tộc ta? Chúng em muốn biết cụ thể hơnvề vai trò của người giáo viên đối với xã hội? Chúng em muốn được nghe các thầy, cô giáo kể lại những kỉ niệm sâu sắc về tình cảm thầy trò? Chúng em muốn được thầy(cô) chỉ bảo về cách học tốt môn Văn(toán; lý; hóa; ngoại ngữ,)? Bạn hãy kể một kỉ niệm về tình thầy trò của mình? Bạn hiểu câu “Không thầy đố mày làm nên” như thế nào?; Học sinh: Phân công học sinh làm MC. Phân công chuẩn bị xây dựng nội dung và chương trình giao lưu. Làm giấy mời, phân công quản trò khi chơi trò chơi. Phân công học sinh viết lời chào., IV/ Tổ chức hoạt động: Ổn định tổ chức, khởi động: Tổ chức văn nghệ hoặc trò chơi để khởi động. 2) Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: MC: Tuyên bố lý do; giới thiệu các thành phần tham dự. 3) Tiến hành : Tùy tình hình thực tế của lớp mà nêu ra các câu hỏi giao lưu hoặc đề nghị các bạn trong lớp nêu câu hỏi giao lưu với các thầy cô. Các thầy cô có thể hỏi lại với học sinh, đối thoại, cùng trao đổi để học sinh hiểu sâu sắc hơn vấn đề đặt ra. Trong quá trình giao lưu , nên xen kẻ vào các tiết mục văn nghệ hoặc trò chơi. Giao lưu kết thúc là lời phát biểu cảm tưởng của thầy cô giáo và học sinh. V/ Kết thúc hoạt động: GVCN nhận xét buổi giao lưu, rút kinh nghiệm cho học sinh. Dặn dò học sinh; nhắc nhỡ học sinh. GIÁO ÁN: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ngày soạn: 09/10/2007 Chủ đề tháng 10: THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH. Tiết 2: THẢO LUẬN VỀ VIỆC PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO. I/ Mục tiêu hoạt động: Hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của truyến thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc. Có thái độ kính trọng và biết ơn các thầy, cô giáo. Có hành vi ứng xử đúng mực, tôn trọng các thầy, cô giáo. Ra sức học tập, rèn luyện và phát huy truyến thống hiếu học để đền đáp công ơ thầy, cô giáo và trở thành người có ích cho xã hội. II/ Nội dung hoạt động: Học sinh thảo luận các nội dung sau: Truyền thống hiếu họctrong lịch sử và hiện nay của dân tộc ta. Các biểu hiện của truyền thống hiếu học. Yù nghĩa của truyền thống hiếu học đối với xã hội, đất nước và đối với mỗi học sinh. Khái niệm “Tôn sư trọng đạo”. Các biểu hiện của tôn sư trọng đạo. Ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo. Người học sinh phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học và truyền thống tôn sư trọng đạo? Các nội dung trên sẽ được xây dựng thành câu hỏi, các vấn đề cụ thể để học sinh trao đổi, thảo luận. III/ Công tác chuẩn bị: Giáo viên: Nêu vấn đề, định hướng nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động cho học sinh. Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu về nội dung truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo như: Tìm đọc các tư liệu liên quan, các bài viết, bài thơ, bài hát, mẫu chuyện, ca dao, tục ngữ về truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạocủa dân tộc, của nhà trường, của địa phương Giúp học sinh xây dựng và thảo luận các câu hỏi thảo luận. Một số câu hỏi gợi ý: + Bạn hiểu thế nào là truyền thống hiếu học? + Bạn hiểu thế nào là truyền thống tôn sư trọng đạo? + Bạn hãy nêu các biểu hiện của truyền thống hiếu học? + Bạn hãy nêu các biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo? + Bạn hãy kể về tấm gương hiếu học mà bạn biết(qua sách báo, được nghe kể hoặc qua các gương thực tế ở trường, ở lớp, ở địa phương,) + Bạn hãy nêu một câu ca dao hay tục ngữ về truyền thống hiếu học. Hãy giải thích câu ca dao hay tục ngữ đó? + Bạn hãy nêu và giải thích một câu ca dao hay tục ngữ về truyền thống tôn sư trọng đạo mà bạn đã biết? + Bạn hãy trình bày một bài thơ(hay bài hát) về truyền thống hiếu học hoặc tôn sư trọng đạo? Các câu hỏi trên chỉ mang tính chất gợi ý để học sinh chuẩn bị tham gia hoạt động. Yêu cầu học sinh xây dựng thêm các câu hỏi tương tự để nội dung hoạt động phong phú hơn. Giúp học sinh xây dựng đáp án câu hỏi. Đáp án sẽ giao cho người điều khiển chương trình để đưa ra những kết luận hoặc tổng kết lại những ý đúng sau mỗi câu hỏi hoặc vấn đề nêu ra thảo luận. Gợi ý các hình thức thảo luận để giúp học sinh có cơ sở bàn bạc lựa chọn cách thức tiến hành hoạt động. Có thể sử dụng các hình thức thảo luận như sau:Hỏi-đáp trực tiếp; bốc thăm hoặc hái hoa; chia tổ, thảo luận nhóm; các hình thức phới hợp, Học sinh: Cán bộ lớp, BCH chi đoàn hội ý bàn bạc kế hoạch thực hiện tổ chức hoạt động với các công việc như sau: Lựa chọn câu hỏi thảo luận. Thống nhất hình thức tiến hành, có thể chọn hình thức phối hợp thảo luận tổ và thảo luận chung cả lớp, có chương trình văn nghệ hoặc một số tiết mục văn nghệ xen kẽ. Thống nhất chương trình và cử người điều khiển hoạt động. Cử người điều khiển văn nghệ. Viết giấy mời các thầy, cô giáo tham dự và làm cố vấn, giúp đỡ lớp làm sáng tỏ thêm các nội dung thảo luận. Cử một nhóm trang trí và kê bàn hgế phù hợp với hình thức hoạt động của lớp. IV/ Tổ chức hoạt động: Tùy tình hình lớp và học sinh chuẩn bị: Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, nêu mục đích hoạt động. Giới thiệu các thầy cô giáo đến dự và làm cố vấn giúp đỡ lớp tổ chức thảo luận có hiệu quả. Chương trình hoạt động có thể tổ chức theo các bước sau: Thảo luận theo tổ: Người điều khiển mời các tổ trưởng lên bốc thăm câu hỏi thảo luậncủa tổ mình(mỗi tổ bốc thăm 2 câu). Quy định thời gian thảo luận theo tổ. Các tổ tiến hành thảo luận, mỗi tổ cử một thư ký ghi chép kết quả thảo luận của tổ. Trong thời gian các tổ thảo luận, người điều khiển cho ghi các câu hỏi của từng tổ lên bảng để mọi người đều có thể quan sát được. Thảo luận chung cả lớp: Người điều khiển lần lượt mời đại diện các tổ lên trình bày kết quả thảo luận của tổ mình. Đại diện tổ lên trình bày, cần nêu rõ từng câu hỏi và đáp án thảo luận của tổ. Thành viên các tổ lắng nghe và có thể phát biểu ý kiến bổ sung hoặc trình bày quan điểm của mình về câu hỏi đó. Với ý kiến gây nhiều tranh luận hoặc chưa rõ thì người điều khiển mên mời thầy, cô giáo cố vấn giúp đỡ. Cuối cùng, người điều khiển kết luận và tóm tắt lại các nội dung cơ bản của chủ đề thảo luận “Phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo”. Trong quá trình thảo luận chung nên xen kẽ một số tiết mục văn nghệ để không khí thêm vui tươi, sôi nổi. V/ Kết thúc hoạt động: GVCN nhận xét và rút kinh nghiệm chung cho hoạt động, tổng kết lại các việc làm được và chưa được của học sinh.

File đính kèm:

  • docChu de thang 11 tiet 1-2.doc
Giáo án liên quan