I. Mục tiêu hoạt động:
- Nhận thức rõ hơn về giá trị của tình bạn, tình yêu; xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè.
- Rèn luyện các kỹ năng ứng xử phù hợp trong tình bạn, tình yêu.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quí gắn bó với gia đình bạn bè.
II. Nội dung hoạt động:
1. Tổ chức thảo luận về khái niệm tình bạn, tình yêu.
2. Tổ chức thi hỏi đáp về tình bạn, tình yêu.
3. Tổ chức thi ứng xử linh hoạt dưới hình thức xử lý các tình huống trong giao tiếp với bạn cùng giới và bạn khác giới.
4. Cùng chơi trò chơi “Nếu thì ”
III. Công tác chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị cho các em một số câu hỏi.
- Chuẩn bị nội dung, câu hỏi gợi ý.
2. Học sinh:
- Tham khảo trước tài liệu để có thể trả lời các câu hỏi mà GV đề ra trong buổi thảo luận.
- Mỗi tổ chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ.
- Trang trí lớp học theo yêu cầu GVCN, chuẩn bị hoa và tặng phẩm.
IV. Tổ chức hoạt động: ( Hoạt động được thực hiện trong 2 tiết)
1. Hoạt động 1: Khởi động ( Thư ký và MC lên bàn làm việc).
a. Ổn định tổ chức:
- Hát tập thể một vài bài để tạo không khí.
- Kiểm tra sỉ số và công tác chuẩn bị cho HĐ.
b. MC tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
c. GVCN nêu mục đích, yêu cầu, nội dung chính của HĐ, giao cho MC điều khiển buổi thảo luận.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên Lớp 10 - Chủ đề tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình - Hoạt động: “Vẻ đẹp trong tình bạn tình yêu”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề tháng 10
THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH
Hoạt động: “Vẻ Đẹp Trong Tình Bạn Tình Yeu”
---------------------[-----------------------
Mục tiêu hoạt động:
Nhận thức rõ hơn về giá trị của tình bạn, tình yêu; xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè.
Rèn luyện các kỹ năng ứng xử phù hợp trong tình bạn, tình yêu.
Bồi dưỡng tình cảm yêu quí gắn bó với gia đình bạn bè.
Nội dung hoạt động:
Tổ chức thảo luận về khái niệm tình bạn, tình yêu.
Tổ chức thi hỏi đáp về tình bạn, tình yêu.
Tổ chức thi ứng xử linh hoạt dưới hình thức xử lý các tình huống trong giao tiếp với bạn cùng giới và bạn khác giới.
Cùng chơi trò chơi “Nếuthì”
Công tác chuẩn bị:
Giáo viên:
Chuẩn bị cho các em một số câu hỏi.
Chuẩn bị nội dung, câu hỏi gợi ý.
Học sinh:
Tham khảo trước tài liệu để có thể trả lời các câu hỏi mà GV đề ra trong buổi thảo luận.
Mỗi tổ chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ.
Trang trí lớp học theo yêu cầu GVCN, chuẩn bị hoa và tặng phẩm.
Tổ chức hoạt động: ( Hoạt động được thực hiện trong 2 tiết)
Hoạt động 1: Khởi động ( Thư ký và MC lên bàn làm việc).
Ổn định tổ chức:
- Hát tập thể một vài bài để tạo không khí.
Kiểm tra sỉ số và công tác chuẩn bị cho HĐ.
MC tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
GVCN nêu mục đích, yêu cầu, nội dung chính của HĐ, giao cho MC điều khiển buổi thảo luận.
Hoạt động 2: thảo luận những vấn đề cơ bản về tình bạn, tình yêu.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GVCN giao cho MC điều khiển thảo luận nội dung thứ nhất: “ Tình bạn là gì?”
* GVCN nhận xét, bổ sung đầy đủ câu trả lời.
* MC đưa câu hỏi cho các tổ thảo luận.
? Tình bạn là gì?
? Những điều kiện để có một tình bạn chân chính và bền vững?
? Những thái độ không đúng cần phê phán trong quan hệ bạn bè hiện nay?
* HS các nhóm thảo luận theo tổ:
Tổ 1, 2 cử HS đại diện phát biểu ý kiến.
Các học sinh khác trong lớp phát biểu ý kiến.
* MC mời GV phát biểu bổ sung và khái quát vấn đề.
* Hết nội dung 1, xen kẽ một tiết mục văn nghệ.
Nội dung một cần đạt là:
Tình bạn là tình cảm giữa những con người trong tập thể dựa trên một quan hệ hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng. Trong tìn bạn chân chính người ta đối xử với nhau bằng thái độ vô tư và cao thượng nhất, vì bạn quên mình , không cần một sự đền bù nào cả.
Những điều kiện để có một tình bạn chân chính: sự phù hợp về tâm lí (có lợi ích đối với nhau, do thích thú, do mến nhau, do phù hợp cá tính, thị hiếu,), sự gặp gỡ nhau trong tình cảm lớn: Yêu tổ quốc yêu đồng bào, sẵn sàng vì nghĩa cả mà chiến đấu, hi sinh lợi ích của riêng mình, sự tiếp xúc thường xuyên của các quan hệ hàng ngày, sự đồng điệu của các nhân tố tam lí; và lâu bền: có lối sống vị tha, không ích kỉ, luôn quan tâm đến bạn, phải trung thực: giúp bạn hiểu được và khắc phục được sai lầm của bản thân là một hình thức củng cố tình bạn bền chặt.
Những biểu hiện cần tránh trong tình bạn: lạm dụng tình bạn, mang danh tình bạn để làm những việc không phải của tình bạn: một số kẻ xấu, không chịu lao động, tập hợp nhau lại, tôn nhau là “đại ca”, phong nhau là “huynh đệ”, dựa vào nhau làm những việc xấu, trước là trộm cắp, rồi sau là tội ác. Đó không phải là tình bạn mà là sự kết bè kéo cánh, rủ rê lẫn nhau lập thành các “bang”, “hội” cùng nhau làm việc xấu, vô đạo đức hoặc gây tội.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GVCN hướng dẫn MC tổ chức thảo luận nội dung: “Em hiểu như thế nào về tình yêu nam nữ?”
GVCN nhận xét, bổ sung đầy đủ câu trả lời.
* MC đưa câu hỏi cho các tổ thảo luận.
? Em hiểu như thế nào về tình yêu nam nữ?
? Những cơ sở của một tình yêu chân chính?
? Những thái độ sai trái cần khắc phục và những điều nên tránh trong tình yêu?
* HS lắng nghe, thảo luận:
Tổ 1, 2 cử HS đại diện phát biểu ý kiến.
Các học sinh khác trong lớp phát biểu ý kiến.
* MC mời GV phát biểu bổ sung và khái quát vấn đề.
* Hết nội dung 2, xen kẽ một tiết mục văn nghệ.
Nội dung một cần đạt là:
Tình yêu là tình cảm cao nhất trong quan hệ giữa nam và nữ. Nó biểu thị mối quan hệ giữa hai người khác giới cảm thấy có nhu cầu phải gắn bó lại với nhau để sống và tự nguyện hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.
Những cơ sở của một tình yêu chân chính: sự quyến luyến, cuốn hút lẫn nhau giữa hai người khác giới; sự quan tâm sâu sắc đến nhau, sự chân thành tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Tình yêu đòi hỏi sự duy nhất, sự khong chia sẻ, không thể cùng một lúc có hai tình yêu nam nữ cùng tồn tại. Yêu nhau là giúp đỡ nhau sống vị tha, nhân ái và hoàn thiện hơn.
Những thái độ sai trái cần khắc phục và những điều nên tránh trong tình yêu: những thái độ thô lỗ, nông cạn và cẩu thả trong tình yêu (như sự đam mê nhục dục, yêu vì các động cơ xấu như vụ lợi, chiếm đoạt, thái độ yêu gấp, yêu nhiều người cùng một lúc,); không nên lầm lẫn tình bạn và tình yêu (ở lứa tuổi 16, 17 thanh niên nam nữ thường biểu hiện có thiện cảm với nhau nhưng đa số còn nằm trong biên độ giữa tình bạn-tình yêu. Sự mong đợi, sự hứng khởi hay ước mơ một cái gì đó hãy còn mờ ảo chưa rõ ràng, chưa co ùdấu hiệu chắc chắn của tình yêu); không nên yêu quá sớm (tuổi 16, 17 chưa ổn định về quan điểm thẩm mĩ, chưa đủ kinh nghiệm bản thân để hiểu người bạn khác giới, để khẳng định sự hòa hợp, cần tập trung sức lực cho học tập. Con người có văn hóa càng cao, càng trưởng thành về trí tuệ và cảm xúc thì tình yêu đến với họ càng phong phú, đẹp đẽ và cao thượng.)
Hoạt động 3: Tổ chức thi hỏi đáp về tình bạn, tình yêu.
* MC nêu từng câu hỏi:
Tại sao người ta gọi các em là tuổi trăng tròn ?
Nếu có người bạn khác giới rủ bạn đi chơi riêng thì bạn có đi không? Tại sao? Nếu không đi bạn từ chối như thế nào?
Những điểm tốt trong tình bạn khác giới là gì? Làm thế nào để giữ gìn và duy trì tình bạn khác giới?
Luật hôn nhân gia đình của nước ta qui định ở độ tuổi nào thì được kết hôn? Bạn là HS nếu nằm trong độ tuổi đó, bạn có nên kết hôn không?
* Cho các tổ lên bốc thăm, thời gian suy nghĩ 30 giây.
* Trong thời gian chờ đợi BGK cho kết quả, giới thiệu 1 HS lên hát bài “ Nụ hồng”
* BGK nhận xét đánh giá. Chọn ra tổ có câu trả lời hay nhất để phát quà.
Hoạt động 4: Tổ chức thi ứng xử
Thông báo thể lệ thi: có bốn tình huống, các tổ bốc thăm, và trả lời (sau khi về tổ thảo luận trong 2 phút).
Nêu các tình huống:
Tình cờ bạn biết được điều bí mật của mình đã bị cô bạn gái thân thiết tiết lộ cho người khác. Bạn sẽ xử lí như thế nào?
Bạn là con trai, có một bạn trai khác đến nói với bạn là: con nhỏ X lớp mình nó thích cậu lắm. Bạn sẽ nói gì với người bạn của mình?
Một tốp các bạn gái đang đứng nói chuyện ở sân trường thì mấy bạn trai đi qua giả vờ đùa nhau để xô vào các bạn gái đó. Nếu em là một trong số bạn gái đó em sẽ nói gì với các bạn trai? Nếu em là con trai, khi nhìn thấy các bạn mình làm vậy, em sẽ nói gì với các bạn mình?
Em đem theo một bó hoa đến tặng thầy giáo đang dạy mình nhân ngày 20/11. Nhưng đến nơi, em lại gặp một thầy giáo cũ đang ngồi cạnh bên. Em xử lí tình huống này như thế nào?
Thảo luận, nhóm cử đại diện trả lời.
BGK nhận xét. Chọn ra tổ có câu trả lời hay nhất để phát quà
Hoạt động 5: Cùng chơi trò chơi “Nếuthì”
Thể lệ cuộc chơi: mỗi thành viên của các nhóm viết ra giấy một câu vui nhộn về đề tài tình yêu, tình bạn, gia đình, sau đó nhóm 1, 2 bỏ vào một hộp giấy trộn chung vào với nhau, nhóm 3, 4 cũng làm tương tự như vậy vào một hộp giấy khác (dùng nón cũng được). Sau đó MC bốc 1 câu ở hộp 1 và 1 câu ở hộp 2, và nối câu đó với liên từ “Nếu thì”. Các nhóm bình chọn 2 câu kết hợp hay, vui nhộn, ý nghĩa nhất sẽ được quyền yêu cầu bất cứ thành viên nào trong lớp làm theo yêu cầu của mình.
Hoạt động 6:
Hát tập thể một bài hát.
GV đánh giá nhận xét kết quả hoạt động .Chuẩn bị hội thi “Nữ sinh duyên dáng của lớp”.
File đính kèm:
- chu de thang 10.doc