1/ MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức: Giúp hs hiểu
- Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật.
- Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
- Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật .
1.2/ Kĩ năng:
- Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.
1.3/ Thái độ:
- Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể.
2.TRỌNG TÂM :
Học sinh biết và thực hiện tốt tính dân chủ và kỉ luật.
3/ CHUẨN BỊ:
3.1/ Giáo viên: Bản nội qui cơ quan trường học.
3.2/ Học sinh: Kiến thức bài cũ và và bài mới.
4/ TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2/ Kiểm tra miệng :
? Thế nào là tự chủ? Nêu biểu hiện của tính tự chủ? ý nghĩa ? ( 10đ )
- Là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm,hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện cuộc sống. ( 3đ )
* Biểu hiện của tính tự chủ.
-Thái độ bình tĩnh, tự tin. ( 2đ )
-Biết tự điều chỉnh hành vi, tự kiểm tra, đánh gia ùbản thân( 2đ )
* Ý nghĩa của tính tự chủ.
-Là đức tính quý giá. ( 1đ )
-Con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hóa. ( 1đ )
-Giúp ta vượt qua khó khăn, thử thách , cám dỗ. ( 1đ )
* Gv nhận xét và cho điểm
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 9 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Lữ Anh Thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3
DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
Bài 3 - Tiết:3
Tuần 3
Ngày dạy: 03/09/2013
1/ MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức: Giúp hs hiểu
- Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật.
- Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
- Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật .
1.2/ Kĩ năng:
- Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.
1.3/ Thái độ:
- Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể.
2.TRỌNG TÂM :
Học sinh biết và thực hiện tốt tính dân chủ và kỉ luật.
3/ CHUẨN BỊ:
3.1/ Giáo viên: Bản nội qui cơ quan trường học.
3.2/ Học sinh: Kiến thức bài cũ và và bài mới.
4/ TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2/ Kiểm tra miệng :
? Thế nào là tự chủ? Nêu biểu hiện của tính tự chủ? ý nghĩa ? ( 10đ )
- Là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm,hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện cuộc sống. ( 3đ )
* Biểu hiện của tính tự chủ.
-Thái độ bình tĩnh, tự tin. ( 2đ )
-Biết tự điều chỉnh hành vi, tự kiểm tra, đánh gia ùbản thân( 2đ )
* Ý nghĩa của tính tự chủ.
-Là đức tính quý giá. ( 1đ )
-Con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hóa. ( 1đ )
-Giúp ta vượt qua khó khăn, thử thách , cám dỗ. ( 1đ )
* Gv nhận xét và cho điểm
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1 :
* Giới thiệu bài.
&GV : đặt vấn đề:
Đại hội chi Đoàn lớp 9A đã diễn ra tốt đẹp. Tất cả đoàn viên chi đoàn đã tham gia xây dựng bàn bạc về phương hướng phấn đấu của chi đoàn năm học mới. Đại hội đã bầu ra một ban chấp hành chi đoàn mới gồm các bạn học giỏi và ngoan, có ý thức xây dựng tập thể để lãnh đạo chi đoàn trở thành đơn vị xuất sắc nhất của trường.
? Em hãy cho biết, vì sao đại hội chi đòan lớp 9A lại thành công tốt đẹp như vậy ?
1HS : trình bày cá nhân.
- Tập thể lớp 9A đã phát huy được tính dân chủ
&GV : kết luận và dẫn hs vào bài mới.
* cá nhân, nhóm.
( Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm )
&GV : cho hs đọc phần đặt vấn đề.
&GV : tổ chức cho hs thảo luận 5p:
* Nhóm 1: Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ qua 2 tình huống trên?
1HS :
+ Việc làm phát huy dân chủ ( câu chuyện 1 ): các bạn sôi nổi thảo luận, đề xuất các chỉ tiêu cụ thể, biện pháp thực hiện và tình nguyện tham gia,
+ Việc làm phát huy dân chủ ( câu chuyện 2 ): công nhân kiến nghị đòi cải thiện điều kiện lao động, đời sống tinh thần và vật chất nhưng không được chấp nhận.
* Nhóm 2: Hãy nêu sự kết hợp biện pháp dân chủ và kĩ luật của lớp 9A ?
1HS : các bạn sôi nổi thảo luận, đề xuất các chỉ tiêu cụ thể, biện pháp thực hiện và tình nguyện tham gia và đề nghị thành lập “ Đội thanh niên cờ đỏ “ cùng ban cán bộ lớp nhắc nhở và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch
* Nhóm 3: em có nhận xét gì về việc làm của ông giám đốc công ty nêu trên ?
1HS : là người độc quyền thiếu dân chủ..
* Nhóm 4: Từ 2 câu chuyện trên em rút ra bài học gì?
1HS : thảo luận và lần lượt trình bày kết quả, các nhóm nhận xét, bổ sung.
&GV : kết luận: phát huy được tính dân chủ và kỉ luật sẽ giúp ta được kết quả cao trong công việc.
* Hoạt động 2 : cá nhân
(Nêu và giải quyết vấn đề.Giảng giải, đàm thoại.)
&GV : đàm thoại lấy dẫn chứng giúp HS hiểu được:
? Thế nào là dân chủ? Cho VD ?
1HS : là mọi người làm chủ công việc, được biết, cùng tham gia, góp phần thực hiện kiểm tra, giám sát những công việc chung.
VD : phát biểu ý kiến xây dựng nội qui lớp, đóng góp tiếng nói cử tri
&GV : kết luận và chốt ý chính
? Thế nào là kỉ luật ? Cho VD ?
1HS : trình bày cá nhân
VD: đi học đúng giờ , không nói chuyện riêng trong giờ học.
&GV : kết luận và chốt ý chính
? Tác dụng và biểu hiện của dân chủ và kỉ luật?
1HS : trình bày cá nhân
&GV : kết luận và chốt ý chính
? Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải có dân chủ và kỉ luật ?
1HS : để công việc được thực hiện tốt..
? Chúng ta cần rèn luyện dân chủ và kỉ luật như thế nào?
1HS : tự do trả lời
- Tự giác chấp hành kĩ luật.
- Cán bộ lãnh đạo: tạo điều kiện cho cá nhân phát huy dân chủ và kỉ luật.
&GV : nhận xét chốt ý chính.
&GV : cho HS nhận xét ý kiến sau:
học sinh còn nhỏ chưa cần đến dân chủ kĩ luật.
Chỉ có nhà trường mới cần đến dân chủ kĩ luật.
Mọi người cần phải có tính kĩ luật.
Có dân chủ và kĩ luật thì xã hội mới ổn định, thống nhất trong các hoạt động.
1HS : nhận xét cá nhân. ( câu đúng c và d )
&GV : chốt lại nội dung và chuyển ý.
* Hoạt động 3: cá nhân
( Trắc nghiệm khách quan )
&GV : cho HS đọc bài tập 1 SGK/11
&GV : dùng bảng phụ ghi sẵn bài tập gọi đại diện 1 hs lên bảng làm bài, tất cả hs còn lại làm bài tập bằng phiếu học tập bài tập.
&GV : Yêu cầu HS giải thích vì sao đúng, sai.
&GV : cho hs nhận xét, bổ sung.
&GV : Đưa ra đáp án đúng và kết luận chốt lại nội dung bài học.
I/ Đặt vấn đề.
1. Chuyện của lớp 9A.
2. Chuyện ở một công ti.
II/ Nội dung bài học.
1/ Khái niệm
a/ Dân chủ là mọi người làm chủ công việc, được biết, cùng tham gia, góp phần thực hiện kiểm tra, giám sát những công việc chung.
b/ Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng
( tập thể) nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng cao.
2/ Tác dụng.
- Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí, hành động.
- Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển.
3/ Rèn luyện
- Tự giác chấp hành kĩ luật.
- Cán bộ lãnh đạo: tạo điều kiện cho cá nhân phát huy dân chủ và kỉ luật.
- Học sinh phải vâng lời bố mẹ, thực hiện tốt các qui định của trường lớp..
III/ Bài tập.
* Đáp án:
- Hoạt động thể hiện dân chủ:a,c,đ.
- Thiếu dân chủ:b.
- Thiếu kỉ luật: d.
4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố :
( trắc nghiệm khách quan )
Cho Hs làm bài tập thể hiện qua các câu ca dao tục ngữ:
? Câu ca dao tục ngữ nào sau đây nói về kĩ luật?
Nước có vua, chùa có bụt.
Đất có lề, quê có thói.
Phép vua thua lệ làng.
Muốn tròn phải có khuôn,
Muốn vuông phải có thướt.
Quân pháp bất vị thân.
Nhập gia tùy tục.
1HS : chọn câu đúng a, b, c, d, e, f
Gv nhận xét và kết luận chốt lại vấn đề cần nắm.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học :
Đối với bài học tiết này :
Học thuộc bài, xem kĩ nội dung SGK.
Hoàn thành các bài tập còn lại ở SGK, STH.
Đối với bài học tiết sau :
Xem trước bài 4 “ Bảo vệ hòa bình “/12
Sưu tầm các tranh ảnh nói về bảo vệ hòa bình.
5/ RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- tiet 3.doc