A. Mục tiêu giáo dục :
- HS nhận thức được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quân đội ta.
- Biết trân trọng và giữ gìn phát huy các truyền thống đó.
- Tự hào, kính trọng, biết ơn các anh bộ đội Cụ Hồ.
- Biết được truyền thống cách mạng của quê hương qua Cựu chiến binh địa phương.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động :
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 12
Uống nước nhớ nguồn
A. Mục tiêu giáo dục :
- HS nhận thức được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quân đội ta.
- Biết trân trọng và giữ gìn phát huy các truyền thống đó.
- Tự hào, kính trọng, biết ơn các anh bộ đội Cụ Hồ.
- Biết được truyền thống cách mạng của quê hương qua Cựu chiến binh địa phương.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động :
Hoạt động 1 : Truyền thống cách mạng của quê hương em
Và Hát về quê hương - đất nước
1. Yêu cầu giáo dục : Giúp HS
- Hiểu rõ truyền thống cách mạng của quê hương đất nước.
- Tự hào về quan hệ, biết ơn các thế hệ cha anh đãhy sinh xương máu của mình để bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của địa phương.
- Biết hát và biết thưởng thức các bài hát bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước .
- Có tinh thần yêu thích văn nghệ, yêu quê hương đất nước 1 tình cảm thầm mĩ
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
a) Nộidung:
- Các phong trào cách mạng của quê hương trong chiến đấu chống ngoại xâm và trong lao động xây dựng đất nước.
- Các bài hát, bài thơ, truyện kể về quê hương.
- Ca ngợi quê hương đất nước
- Ca ngợi Đảng Bác Hồ và quân đội anh hùng
- Ca ngợi các anh hùng liệt sỹ, các mẹ VNAH
b) Hình thức hoạt động.
- Báo cáo kết quả sưu tầm, trao đổi, thảo luận.
- Văn nghệ.
- Thi hát cá nhân.
- Thi trả lời câu đố vui, câu hỏi.
- Thi hát giữa các tổ.
3. Chuẩn bị.
a) Về phương tiện:
- Tư liệu sưu tầm về truyền thống cách mạng về quê hương.
- Các bài hát, bài thơ, truyện kể ca ngợi quê hương.
- 1 số câu hỏi về truyền thống cách mạng của quê hương.
- Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về quan hệ đất nước.
- 1 số câu đố vui, câu hỏi về quê hương đất nước.
- 1 số phần thưởng.
b) Về tổ chức :
- GVchủ nhiệm nêu yêu cầu và nọi dung hoạt động trước lớp.
- Phân công cho từng tổ tìm hiểu truyền thống của quê hương và 1 giai đoạn lịch sử.
VD : Trong cách mạng tháng 8.
Trong kháng chiến chống Mỹ.
- GVchủ nhiệm phổ biến cho cả lớp về y/c ND, hình thức hoạt động.
- GVchủ nhiệm cùng cán bộ lớp thống nhất chương trình hoạt động.
- Phân công nguời điều khiển chương trình, dự kiến BGK
* Thống nhất chương trình hoạt động:
- Nhiệm vụ của HS:
+ Phân công người điều khiển chương trình.
+ Từng tổ phân công người trình bày kết quả.
+ Phân công người trang trí lớp
+ Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ (Đảng, Bác, người lính)
4. Tiến trình hoạt động :
a) Khởi động: Hát tập thể bài hát Màu áo chú bộ đội
b) Trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu được về truyền thống cách mạng của quê hương
- Người điều khiển chương trình mời đại diện từng tổ lên báo cáo két quả của tổ mình
- Các tổ nghe và góp ý kiến bổ sung, trao đổi, thảo luận.
- Người điều khiển tổng kế.
c) Du lịch trên quê hương đất nước qua các bài hát, bài thơ.
Yêu cầu và cách thực hiện như sau:
- Hát bài hát và tên địa danh quê hương, đất nước.
- Các tổ lần lượt thể hiện.
- Bài hát trùng với các tổ trước không được tính điểm.
- Sau 3 - 4 lượt tổ nào hát đến cùng là tổ thắng.
VD: Bạn hãy trình bày 1 đoạn của bài hát có câu " Bóng dáng người còn in trên Đèo"
Tên bài hát là gì ?( Tiếng hát giữa rừng pác Bó). Do ai sáng tác? ( Nguyễn Tài Tuệ)
- Các tổ dùng tín hiệu trả lời
d) Hát về các mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng thương binh liệt sỹ,ca ngợi truyền thống quê hương.
- Yêu cầu hát, ngâm thơ.
- Ban giam khảo chấm điểm từng tổ.
- Ban văn nghệ lớp giới thiệu các bạn có tiết mục văn nghệ lên trình diễn
Hoạt động 2 : Giao lưu với cựu chiến binh
và Hội vui học tập
1. Yêu cầu giáo dục:
- Hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cụ Hồ.
- Tự hào, yêu quí và biết ơn bộ đội Cụ Hồ, kính trọng và biết ơn các bác Cựu chiến binh.
- Biết noi gương Bộ đội Cụ Hồ.
- Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học
- Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết yêu thích các hiện tượng trong cuộc sống
- Hứng thú, chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm vượt khó trong học tập để đạt kết quả cao
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
a) Nội dung.
- Những kỉ iệm sâu sắc nhất trong cuộc đời ngưòi lính.
- Nguồn gốc sức mạnh làm nên truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cụ Hồ.
- Những kiến thức cơ bản cần nắm vững của 1 số môn học
- Những kiến thức được vận dụng để phục vụ cuộc sống
- Những hiện tượng tự nhiên xã hội cần được giải thích
b) Hình thức hoạt động :
- Giao lưu, kể chuyện
- Thảo luận
- Văn nghệ
- Thi hỏi đáp, trả lời câu hỏi, giải bài toán, giải câu đố, giải thích hiện tượng.
- Tìm ẩn số của từ ngữ, tìm tg của bài thơ, bài hát, 1 tác phẩm văn học, 1 định lý
3. Chuẩn bị hoạt động :
a) Về phương tiện.
- 1 số phương tiện , câu hỏi để giao lưu.
VD : Những kỷ niệm sâu sắc của người lính.
Nguồn gốc sức mạnh làm nên truyền thống của bộ đội Cụ hồ.
-1 số bài hát, bài thơ câu chuyện về bộ đội Cụ Hồ.
- Tặng phẩm để tặng các bác cựu chiến binh.
- Các câu hỏi, các bài tập hay các câu đố vui của 1 số môn học và đáp án.
- Giấy, bút, dụng cụ làm tín hiệu xin trả lời.
- 1 số tiết mục văn nghệ.
- Phần thưởng.
b) Về tổ chức :
- GVchủ nhiệm nhờ chi hội phụ huynh của HS mời 1 vài cựu chiến binh của địa phương họ để họ kể cho nghe những kỉ niệm, những chiến công của người lính.
- Hướng dẫn HS sưu tầm các câu chuyện về gương chiến đấu của bộ đội Cụ Hồ.
- Thống nhất chương trình hành động.
- Phân công người điều khiển.
- Phân công trang trí.
- GVchủ nhiệm nêu yêu cầu nội dung hoạt động.
- Lớp thảo luận thống nhất về các môn học cần tổ chức hội vui.
- Mỗi tổ phân công 3 người dự thi.
- Cử 1 người điều khiển chương trình.
- Cử 1 bàn giám khảo.
4. Tiến trình hành động.
a) Khởi động: Hát tập thể bài hát “ Đưa chú thương binh qua đường”
b) Giao lưu với các bác cựu chiến binh.
- Ngưòi điều khiển mời cựu chiến binh tham gia giao lưu với lớp.
VD: tự giới thiệu vài nét về mình.
Kể cho HS nghe nhưng kỉ niệm sâu sắc.
- Lời cảm ơn tặng quà hứa hẹn
c) Liên hoan văn nghệ về bộ đội Cụ hồ.
- Các tiết mục văn nghệ của HS
- Các tiết mục văn nghệ của các bác Cựu chiến binh
- Kết thúc bằng 1 bài hát phù hợp chủ điểm.
d) Thi tiếp sức giải bài tập toán.
- Giới thiệu các thí sinh dự thi của mỗi tổ.
- Giao bài tập và quyết định thời gian hoàn thành
Đợt 1; Mời thí sinh 1 của tổ
Đợt 2: Mời thí sinh 2
Đợt 3: Mời thí sinh 3
Hết thời gian tổ nào xong và đúng làm bài tập thì tổ đó thắng.
c) Ghép từ :
- Giới thiệu thí sinh của mỗi tổ.
- Nêu đề thi: Cho 1 số từ, yêu cầu ghép với từ khác để tạo thành 1 từ có nghĩa
VD : Chiến đấu, chiến thắng.
Hết thời gian tổ nào ghép được nhiều từ tổ đó chiến thắng.
d) Tự do lựa chọn:
- Các câu hỏi của môn học được đánh số thứ tự
- Mỗi thí sinh chọn 1 câu hỏi của môn học mà mình yêu thích
- Người điều khiển chương trình đọc to câu hỏi tổ nào trả lời nhanh đúng là thắng.
5. Kết thúc hoạt động:
- Ban giám khảo công bố kết quả.
- Trao thưởng cho các tổ, các nhân.
- GVchủ nhiệm nhận xét, thái độ của cá nhân, của tổ.
Đánh giá kết quả theo chủ điểm:
- HS tự đánh giá : Tốt: Khá: TB : Yếu:
- Tổ đánh giá xếp loại: Tốt: Khá: TB : Yếu:
- GV đánh giá xếp loại: Tốt: Khá: TB : Yếu:
File đính kèm:
- t12.doc