I. MỤC TIÊU.
Củng cố các kiến thức về các loại liên kết hoá học, vận dụng giải thích sự hình thành một số loại phân tử. Đặc điểm cấu trúc và liên kết của 3 loại tinh thể được học.
Rèn luyên kĩ năng xác định hoá trị và số oxi hoá của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất.
II. CHUẨN BỊ.
GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
HS: Chuẩn bị trước nội dung các bài luyện tập ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 15: Luyện tập: Liên kết hóa học - Phạm Thanh Kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 16 : LUYỆN TẬP: LIÊN KẾT HOÁ HỌC
I. MỤC TIÊU.
Củng cố các kiến thức về các loại liên kết hoá học, vận dụng giải thích sự hình thành một số loại phân tử. Đặc điểm cấu trúc và liên kết của 3 loại tinh thể được học.
Rèn luyên kĩ năng xác định hoá trị và số oxi hoá của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất.
II. CHUẨN BỊ.
GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
HS: Chuẩn bị trước nội dung các bài luyện tập ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HĐ của GV
HĐ của HS
Hoạt động 1: (10 phút)
LIÊN KẾT HOÁ HỌC
GV: Cho hs thảo luận:
Trình bày sự giống nhau và khác nhau của 3 loại liên kết: liên kết ion, liên kết cộng hoá trị không cực và liên kết cộng hoá trị có cực.
HS: Thảo luận:
Giống nhau về mục đích: Các nguyên tử kết hợp với nhau để cho mỗi nguyên tử lớp e ngoài cùng bền vững giống khí hiếm (2e hoặc 8e).
Khác nhau về cách tạo liên kết:
Liên kết cộng hoá trị không cực: Dùng chung cặp e. Cặp e không bị lệch.
Liên kết cộng hoá trị có cực: Dùng chung cặp e. Cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
Liên kết ion: Cho và nhận e.
Thường tạo nên:
Liên kết cộng hoá trị không cực: giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim.
Liên kết cộng hoá trị có cực: giữa phi kim mạnh yếu khác nhau.
Liên kết ion: Giữa kim loại và phi kim.
Hoạt động 2: (10 phút)
MẠNG TINH THỂ
GV: Yêu cầu hs làm bài 6 (SGK).
HS: a. Tinh thể ion: NaCl, MgO
Tinh thể nguyên tử: Kim cương
Tinh thể phân tử: iot, băng phiến, nước đá
b. So sánh nhiệt độ nóng chảy:
Tinh thể ion được tạo ra do lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu rất bền, khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy.
Tinh thể nguyên tử tạo thành do lkcht bền vững, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi.
Tthể ptử được hình thành bằng lực tương tác yếu giữa các ptử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
c. Không tinh thể nào dẫn điện ở trạng thái rắn.
Tthể ion dẫn điện được ở trthái nchảy và dd.
Hoạt động 3: (5 phút)
ĐIỆN HOÁ TRỊ
GV: Yêu cầu hs làm bài 7 (SGK).
HS: Điện hoá trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các ngtố nhóm IA là:
Các ngtố kloại thuộc nhóm IA có số e NC là 1 à dễ mất 1e nên có điện hoá trị là 1+.
Các ngtố pkim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6, 7 e NC dễ nhận 2 hay 1e nên có điện htrị là 2-, 1-.
Hoạt động 4: (10 phút)
HOÁ TRỊ CAO NHẤT VỚI OXI VÀ HOÁ TRỊ VỚI HIĐRO
GV: Yêu cầu hs làm bài 8 (SGK).
HS: a. Những nguyên tố có cùng hoá trị trong các oxit cao nhất:
RO2
R2O5
RO3
R2O7
Si, C
P, N
S, Se
Cl, Br
b. Những nguyên tố có cùng hoá trị trong hợp chất khí với Hiđro:
RH4
RH3
RH2
RH
Si
N, P, As
S, Te
F, Cl
Hoạt động 5: (7 phút)
SỐ OXI HOÁ
GV: Yêu cầu hs làm bài 9 (SGK).
Dựa vào qtắc xđịnh số oh xđịnh số oh.
HS:
a. KMnO4, Na2Cr2O7, KClO3, H3PO4.
b. NO3- ; SO42- ; CO32- ; Br- ; NH4+ .
HS: - Liên kết ion: Na2O, MgO, Al2O3.
- Liên kết cộng hoá trị: SiO2, P2O5, SO3.
- Liên kết cộng hoá trị không cực: Cl2O7
Hoạt động 6: (10 phút)
ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ HIỆU ĐỘ ÂM ĐIỆN
GV: Yêu cầu hs làm bài 3 (SGK).
Tính loại liên kết.
GV: Yêu cầu hs làm bài 4 (SGK).
Từ sự biến đổi tính phi kim.
HS: a. F O Cl N
Độ âm điện giảm
Tính phi kim giảm
b. N2 CH4 H2O NH3
: 0 0,35 1,24 0,84
ptử N2, CH4 có lkcht không cực.
H2O là ptử có lkết pcực mạnh nhất trong dãy.
Hoạt động 7: (20 phút)
SỰ HÌNH THÀNH ION – CÔNG THỨC ELECTRON VÀ CÔNG THỨC CẤU TẠO
GV: Yêu cầu hs làm bài 1 (SGK).
GV: Yêu cầu hs làm bài 5 (SGK).
HS: Na Na+ + 1e
Mg Mg2+ + 2e
Al Al3+ + 3e
Cl + 1e Cl-
S + 2e S2-
O + 2e O2-
HS:
a. Tổng số e là 7 số thứ tự của nguyên tố là 7.
Có 2 lớp e chu kì 2.
Nguyên tố p có 5e lớp ngoài cùng
thuộc nhóm VA đó là N.
b. Công thức phân tử hchất khí với hiđro là: NH3
Công thức e và công thức cấu tạo:
Hoạt động 8: (5 phút)
CỦNG CỐ – BÀI TẬP VỀ NHÀ
H –N – H
H H
GV: Hãy lập sơ đồ liên hệ kiến thức cơ bản của 3 chương: cấu tạo nguyên tử – bảng tuần hoàn – liên kết hoá học.
HS: Về nhà lập sơ đồ và nộp cho GV
File đính kèm:
- B 16.doc