Giáo án Hóa học 9 - Tiết 62, Bài 51: Saccarozơ - Bùi Thị Như Hoa

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

 Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng) của glucozơ, saccarozơ.

 Tính chất hóa học: phản ứng thủy phân có xúc tác axit hoặc enzim của saccarozơ.

 Ứng dụng: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật, nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm.

2. Kĩ năng:

 Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật .rút ra nhận xét về tính chất của saccarozơ.

 Viết được các PTHH (dạng CTPT) của phản ứng thủy phân saccarozơ.

 Viết được PTHH thực hiện chuyển hóa từ saccarozơ  glucozơ  ancol etylic  axit axetic .

 Phân biệt dung dịch saccarozơ, glucozơ và ancol etylic.

 Tính % khối lượng saccarozơ trong mẫu nước mía.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đường hợp lí, học tập nghiêm túc và khoa học.

4. Trọng tâm: CTPT, tính chất hóa học của saccarozơ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy –học:

a. Giáo viên:

- Hóa chất: Dung dịch saccarozơ, AgNO3, dd NH3, H2SO4 đặc, dd NaOH.

- Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, quẹt.

b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.

2. Phương pháp: Đàm thoại – Trực quan – Thảo luận nhóm – Tìm hiểu SGK.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 62, Bài 51: Saccarozơ - Bùi Thị Như Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 32 Ngày soạn: 05/04/2014 Tiết : 62 Ngày dạy: 11/04/2014 Bài 51. SACCAROZƠ Công thức phân tử: C12H22O11 - Phân tử khối: 342 I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: - Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng) của glucozơ, saccarozơ. - Tính chất hóa học: phản ứng thủy phân có xúc tác axit hoặc enzim của saccarozơ. - Ứng dụng: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật, nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật ...rút ra nhận xét về tính chất của saccarozơ. - Viết được các PTHH (dạng CTPT) của phản ứng thủy phân saccarozơ. - Viết được PTHH thực hiện chuyển hóa từ saccarozơ ® glucozơ ® ancol etylic ® axit axetic . - Phân biệt dung dịch saccarozơ, glucozơ và ancol etylic. - Tính % khối lượng saccarozơ trong mẫu nước mía. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đường hợp lí, học tập nghiêm túc và khoa học. 4. Trọng tâm: CTPT, tính chất hóa học của saccarozơ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy –học: a. Giáo viên: - Hóa chất: Dung dịch saccarozơ, AgNO3, dd NH3, H2SO4 đặc, dd NaOH. - Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, quẹt. b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp. 2. Phương pháp: Đàm thoại – Trực quan – Thảo luận nhóm – Tìm hiểu SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp (1’): 9A5............................................................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ(5’): - HS1: Nêu các tính chất hóa học của glucozơ. Viết PTHH minh họa. - HS2: Hãy nêu phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch sau: a) Dung dịch glucozơ và rượu etylic. b) Dung dịch glucozơ và axit axetic. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1’): Saccarozơ là loại đường phổ biến thường được sử dụng trong đời sống. Vậy, nó có tính chất và ứng dụng như thế nào? b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu trạng thái tự nhiên – Tính chất vật lý của saccarozơ(7’). -GV: Yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về trạng thái thiên nhiên của saccarozơ thông qua các hình ảnh thu thập được. -GV: Bổ sung và kết luận . -GV: Tiến hành thí nghiệm (hoặc cho các nhóm HS tiến hành quan sát và thử tính tan của saccarozơ trong nước nếu có điều kiện) . Cho HS nêu lại kết quả TN và kết hợp với những kinh nghiệm có được để nêu tính chất vật lí của saccarozơ -GV: Bổ sung và kết luận. -HS: Trả lời (mía, củ cải đường...) - HS: Ghi bài. -HS: Quan sát GV làm thí nghiệm (hoặc tiến hành thí nghiệm ) và trả lời câu hỏi (vị ngọt, dễ tan trong nước …) - HS: Ghi bài. I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN - Có nhiều trong thực vật: mía, củ cải đường, thốt nốt… II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ - Là chất kết tinh không màu, vị ngọt. - Tan tốt trong nước Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất hóa học của saccarozơ(10’). -GV: Tiến hành thí nghiệm (hoặc hướng dẫn các nhóm HS tiến hành thí nghiệm 1 ). Yêu cầu các nhóm HS quan sát hiện tượng và nhận xét về đặc điểm cấu tạo của saccarozơ có giống glucozơ không -GV: Nhận xét và kết luận : Không có hiện tượng chứng tỏ saccarozơ không có phản ứng tráng gương, nên có cấu tạo phân tử khác với glucozơ . -GV: Tiến hành thí nghiệm (hoặc hướng dẫn các nhóm HS tiến hành thí nghiệm 2).Yêu cầu các nhóm HS quan sát hiện tượng. -GV: Nhận xét và kết luận . -GV: Đặt vấn đề: Tại sao trong thí nghiệm 1 không có Ag kết tủa, trong khi ở thí nghiệm 2 lại có Ag kết tủa? -GV: Nhận xét và kết luận -HS: Quan sát GV làm thí nghiệm (hoặc tiến hành thí nghiệm ),nêu hiện tượng và nhận xét. - HS: Nghe giảng và ghi nhớ. -HS: Quan sát GV làm thí nghiệm (hoặc tiến hành thí nghiệm), nêu hiện tượng quan sát được (có Ag kết tủa) - HS: Nghe giảng. - HS: Trả lời. - HS: Ghi bài. III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 => Phản ứng thủy phân saccarozơ trong môi trường axit. - Phản ứng này còn sảy ra nhờ tác dụng của enzym. Hoạt động 3. Tìm hiểu ứng dụng của saccarozơ(5’). -GV: Yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ ứng dụng của saccarozơ và nêu một số ứng dụng cơ bản của chúng? -GV: Nhận xét. -HS: Nghiên cứu sơ đồ và nêu các ứng dụng quan trọng của saccarozơ trong thực tế. - HS: Ghi bài. IV. ỨNG DỤNG - Làm thức ăn cho con người. - Làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và pha chế thuốc. Hoạt động 4: Luyện tập (15’) - GV: Yêu cầu HS thực hiện dãy chuyển hóa từ saccarozơ ® glucozơ ® ancol etylic ® axit axetic. - GV: Nhận xét, đánh giá. - GV: Gọi 1 HS trình bày ý tưởng nhận biết các dung dịch: glucozơ, rượu etylic , saccarozơ bằng phương pháp hóa học? - GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 5/ SGK 155 theo các bước: + Tính khối lượng saccarozơ có trong 1 tấn mía chứa 13 % saccarozơ. + Tính khối lượng saccarozơ theo hiệu suất của phản ứng - HS: Dựa vào kiến thức đã học làm bài tập. C12H22O11C6H12O6C2H5OHCH3COOH C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 CH3 – CH2 – OH + O2 CH3COOH + H2O - HS: Lắng nghe và ghi bài. - HS: Trình bày cách nhận biết dựa vào tính chất hóa học: + Cho 3 mẫu natri vào 3 ống nghiệm đựng 3 dung dịch trên ( C6H12O6, C2H5OH, C12H22O11) + Nếu ống nghiệm nào có khí bay ra đó là: dung dịch rượu etylic: C2H5OH + Na C2H5ONa + H2 + Nếu chất nào không làm cho quỳ tím đổi màu là dung dịch C6H12O6, dung dịch C12H22O11. - Cho AgNO3 trong dung dịch NH3 vào 2 ống nghiệm chứa 2 dung dịch còn lại và đun nóng . + Nếu trên thành ống nghiệm có xuất hiện lớp bạc đó là dung dịch C6H12O6. C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag + Nếu trên thành ống nghiệm không có xuất hiện lớp bạc đó là dung dịch C12H22O11. - HS: Nghe hướng dẫn và làm bài tập vào vở. + Trong 1 tấn mía chứa 13 % saccarozơ có tấn saccarozơ. + Khối lượng sacca rozơ thu được : tấn 4. Dặn dò (1’): - GV: + Yêu cầu HS về nhà học bài. + Yêu cầu HS làm bài tập 1, 3, 4 SGK/155. + Chuẩn bị trước bài mới: Tinh bột và xenlulozơ. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiet 62 hoa 9.doc