Giáo án Hóa học 9 - Tiết 55: Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon - Nhiên liệu - Lê Thị Mỹ Toàn

1. Mục tiêu

1.1 Kiến thức: Giúp HS:

- Củng cố các kiến thức đã học về hiđro cacbon.

- Hệ thống mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các hiđro cacbon.

1.2 Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng

- Phương pháp giải bài tập định lượng: tính thành phần hỗn hợp.

- Viết PTHH và tính theo PTHH.

1.3 Thái độ: Rèn học sinh tính cẩn thận khi cân bằng PTHH và làm BT hóa học.

2. Chuẩn bị

GV: Bảng phụ bảng tổng kết, bài tập.

HS: Ôn kiến thức phần hiđro cacbon.

3. Phương pháp

 Vấn đáp, trực quan, hợp tác nhóm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 55: Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon - Nhiên liệu - Lê Thị Mỹ Toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ppct: 55 LUYỆN TẬP CHƯƠNG IV Ngày dạy: HIĐRO CACBON. NHIÊN LIỆU 1. Mục tiêu 1.1 Kiến thức: Giúp HS: - Củng cố các kiến thức đã học về hiđro cacbon. - Hệ thống mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các hiđro cacbon. 1.2 Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng - Phương pháp giải bài tập định lượng: tính thành phần hỗn hợp. - Viết PTHH và tính theo PTHH. 1.3 Thái độ: Rèn học sinh tính cẩn thận khi cân bằng PTHH và làm BT hóa học. 2. Chuẩn bị GV: Bảng phụ bảng tổng kết, bài tập. HS: Ôn kiến thức phần hiđro cacbon. 3. Phương pháp Vấn đáp, trực quan, hợp tác nhóm. 4. Tiến trình 4.1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 9A1:.......................................................... 9A2:.......................................................... 9A3:.......................................................... 4.2/ Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi Hoàn thành các PTHH sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có) CH4 + Cl2 C2H4 + Br2 C2H2 + 2Br2 C6H6 + Br2 C6H6 + H2 Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào ? (10đ) Đáp án CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl (p.ứng thế) C2H4 + Br2 C2H4Br2 (p.ứng cộng) C2H2 + 2Br2 C2H2Br4 (p.ứng cộng) C6H6 + Br2 C6H5Br + H2 (p.ứng thế) C6H6+3H2 C12H12 (p.ứng cộng) Điểm 2đ 2đ 2đ 2đ 2đ 4.3/ Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Giới thiệu: Các em đã học xong kiến thức: Metan, etilen, axetilen. Chúng ta hãy tìm hiểu về mối quan hệ giữa cấu tạo phân tử và tính chất của các hiđro cacbon trên và ứng dụng của chúng. Hoạt động 1: Ôn tập CTPT, cấu tạo và tính chất của metan, etilen, axetilen. - GV treo bảng và chia nhóm HS CH4 C2H4 C2H2 C6H6 CTCT ĐĐ cấu tạo của Ptử Phản ứng đặc trưng   HS: Thảo luận nhóm (2 nhóm thảo luận 1 nội dung) đồng thời viết PTPƯ đặc trưng   HS: Các nhóm trình bày và bổ sung. - GV: Nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Vận dụng làm BT - GV: phát phiếu học tập BT1 SGK/ 133 Viết CTCT của các chất hữu cơ: C3H8, C3H6, C3H4   HS: Hoạt động nhóm viết CTCT (2 nhóm viết 1 CTCT)   HS: Đại diện các nhóm trình bày   HS: Các nhóm khác nhận xét , bổ sung. - GV: Nhận xét, chốt ý - GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân bài tập 2, 3, 4 /133 SGK.   HS: Nêu miệng bài làm, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét đánh giá. - GV: Phát phiếu học tập đồng thời treo bảng phụ BT5 - GV giao việc cho HS làm việc theo dãy bàn (Dãy bàn A BT4, dãy bàn B BT 5)   HS: Hoạt động nhóm giải BT   HS: Đại diện 1 HS nhóm lên bảng trình bày BT của nhóm mình.   HS: Các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và chốt lại: Muốn tìm số mol chất khí có thể tích ở (đktc) và khối lượng chất ta dùng những công thức nào?   HS: n = , n = - Một phân tử C2H2, C2H4 tác dụng được với mấy phân tử Br2 ? (1phân tử Br2) - Kiểm tra hệ phương trình lập được và đáp số. - GV nhận xét, sửa chửa đánh giá điểm cho các nhóm. - GV: Nhận xét chung I. Kiến thức cần nhớ CH4 C2H4 C2H2 C6H6 CTCT H H-C-H H H H C=C H H H-CC-H Đđiểm cấu tạo Có 4 liên kết đơn (C- H) Có 1 liên kết đôi (C=C) Có 1 liên kết ba (C C) Có 3lkết đơn xen kẻ 3 lkết đôi P.ứng đtrưng P. ứng thế Cl2 P. ứng cộng P. ứng cộng P. ứng thế Br2l II. Bài tập 1. Bài tập 1 (SGK/133) * C3H8 H H H H – C – C – C – H H H H Viết gọn: CH3 – CH – CH3 * C3H6 H H H C H C – C (Xiclopropan) H H Viết gọn: CH2 = CH – CH3 (propilen) * C3H4 H H C C = C (Xiclopropen) H H Viết gọn: CH – C CH (propin) CH2 = C = CH2 (propađien) 2. Bài tập 2 /133 SGK: Dẫn từng khí qua dd brom, khí nào làm mất màu dd brom là C2H4, khí còn lại là CH4. 3. Bài tập 3 /133 SGK: C C2H4 4. Bài tập 5: SGK/122 Số mol chất khí và brom: Gọi x, y lần lượt là số mol C2H4 , C2H2 a) C2H4 + Br2 C2H4Br2 x x C2H2 + 2Br2 c2H2Br4 y 2y Ta có hệ phương trìng: x + y = 0,025 x + 2y = 0,035 x = 0,015, y = 0,01 b) Thành phần phần trăm về thể tích khí trong hỗn hợp A: % C2H4 = % C2H2 = 5. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp A gồm 2 chất khí CH4 và C2H2 sinh ra 17,6 gam khí CO2 các khí đo ở đktc. a) Tính thành phần trăm về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A. b) Với thể tích hỗn hợp A trên, nếu dẫn qua dung dịch brom dư thì khối lượng brom tham gia phản ứng là bao nhiêu ? Giải Số mol của hỗn hợp khí a và khí CO2 là a) CH4 + 2 O2 CO2 + 2H2O x x C2H2 + O2 2CO2 + H2O y 2y Gọi x, y lần lượt là số mol của CH4 và C2H2 Ta có hệ phương trình: x + y = 0,3 x + y = 0,1 giải hệ PT ta được : x = 0,2, y = 0,1 % CH4= % C2H2 = 100% - 66,67% = 33,33% b) CH4 không có phản ứng với brom, chỉ có C2H2 phản ứng với brom: C2H2 + 2Br2 C2H2Br4 4.4/ Củng cố và luyện tập : - GV: Qua 2 bài toán trên, để giải một bài toán về thành phần hỗn hợp gồm những bước nào ? Khi viết PTHH cần chú ý điểm nào? Giải toán về thành phần hỗn hợp (khi cả hai chất đều phản ứng): tìm số mol, gọi x, y lần lượt là số mol mỗi chất trong hỗn hợp. Viết PTHH, dựa vào PTHH và đề bài để lập hệ phương trình tìm x,y, tính thành phần trăm:% VA= ; %VB = 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học kĩ kiến thức cần nhớ, luyện viết PTHH. - Làm BT 4/ 133 SGK - Chuẩn bị: “ Thực hành: Tính chất của hiđro cacbon ” + Đọc kĩ nội dung và cách tiến hành thí nghiệm. + Đem CaC2 (bằng nhón tay) / mỗi nhóm + Kẻ sẵn bảng tường trình. + Dự đoán trước kết quả TN ghi vào sổ nháp. 5 . Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docHoa 9 t 55.doc