Giáo án Hóa học 9 - Tiết 47, Bài 38: Axetilen - Bùi Thị Như Hoa

I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

 Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của axetilen.

 Tính chất vật lí : Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước , tỉ khối so với không khí.

 Tính chất hóa học: Phản ứng cộng brom trong dung dịch, phản ứng cháy.

 Ứng dụng: Làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp.

2. Kĩ năng:

 Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất axetilen.

 Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn.

 Phân biệt khí axetilen với khí me tan bằng phương pháp hóa học.

 Tính % thể tích khí axetilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở đktc.

 Cách điều chế axetilen từ CaC2 và CH4

3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng vào trong cuộc sống.

4. Trọng tâm:

 Cấu tạo và tính chất hóa học của axetilen. Học sinh cần biết do phân tử axetilen có chứa 1 liên kết ba trong đó có hai liên kết kém bền nên có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

a. Giáo viên: Mô hình phân tử metan dạng rỗng,đặc và hình H 4.9,H 4.11,H 4.12.

b. Học sinh : Xem trước nội dung bài mới.

2. Phương pháp: Thảo luận nhóm – Đàm thoại - Trực quan.

 

doc2 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 47, Bài 38: Axetilen - Bùi Thị Như Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 25 Ngày soạn: 14/02/2014 Bài 38 : AXETILEN Công thức phân tử : C2H2 - Phân tử khối: 26 Tiết : 47 Ngày dạy : 18/02/2014 I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: - Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của axetilen. - Tính chất vật lí : Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước , tỉ khối so với không khí. - Tính chất hóa học: Phản ứng cộng brom trong dung dịch, phản ứng cháy. - Ứng dụng: Làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất axetilen. - Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn. - Phân biệt khí axetilen với khí me tan bằng phương pháp hóa học. - Tính % thể tích khí axetilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở đktc. - Cách điều chế axetilen từ CaC2 và CH4 3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng vào trong cuộc sống. 4. Trọng tâm: - Cấu tạo và tính chất hóa học của axetilen. Học sinh cần biết do phân tử axetilen có chứa 1 liên kết ba trong đó có hai liên kết kém bền nên có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: Mô hình phân tử metan dạng rỗng,đặc và hình H 4.9,H 4.11,H 4.12. b. Học sinh : Xem trước nội dung bài mới. 2. Phương pháp: Thảo luận nhóm – Đàm thoại - Trực quan. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp (1’): 9A5........................................................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - HS1,2 : Nêu đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học của etilen?Viết các PTHH minh hoạ? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1’): Axetilen là một hiđrocacbon có nhiều ứng dụng trong thực tế. Vậy axetilen có CTCT, tính chất và ứng dụng như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học này. b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tính chất vật lí (5’) -GV cho HS quan sát lọ chứa khí C2H2 và H.49 (nếu có). -GV: Yêu cầu HS nêu một số tính chất vật lí của C2H2? -GV: Thông báo thêm C2H2 không mùi nhưng điều chế từ CaC2 thì có mùi khó chịu. -GV: Yêu cầu HS so sánh axetilen với không khí? Rút ra kết luận. -HS: Quan sát. -HS: Trả lời (chất khí, không màu ...) - HS: Nghe giảng. - HS: Tính dC2H2/kk và đưa ra kết luận. I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ - Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí () Hoạt động 2. Cấu tạo phân tử (7’) -GV: Yêu cầu HS so sánh CTPT C2H4 và C2H2?Từ đó nêu sự khác nhau về thành phần phân tử của chúng. -GV: Cho HS lắp ráp mô hình phân tử C2H2 và nêu nhận xét? -GV: Yêu cầu HS so sánh CTCT của C2H4 và C2H2 ? -GV: Thông báo về khái niệm và đặc điểm của liên kết ba . -HS: So sánh về số nguyên tử H. -HS: Lắp ráp mô hình, nêu nhận xét, viết CTCT. -HS: Dựa vào CTCT của chúng để so sánh. -HS: Nghe giảng. II. CẤU TẠO PHÂN TUWR3 - Công thức cấu tạo - Giữa 2 nguyên tử C có 1 liên kết 3 trong đó có hai liên kết kém bền. Hoạt động 3: Tính chất hoá học của axetilen (8’) - GV: Dựa vào đặc điểm cấu tạo của axetilen,yêu cầu HS dự đoán các tính chất hoá học của axetilen ? - GV: Yêu cầu HS dự đoán sản phẩm nếu đốt cháy C2H2 và giải thích? - GV: Gọi 1 HS lên bảng viết PTPƯ ? - GV: Thông báo: PƯ trên tỏa rất nhiều nhiệt và liên hệ thực tế. - GV: Treo hình H4.11.Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng xảy ra khi sục dòng khí C2H2 vào dung dịch brom? - GV:Thông báo sản phẩm và hướng dẫn HS lên viết PTHH. GV: Thông báo thêm: Sản phẩm sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp với phân tử brom nữa. - GV: Thông báo:Trong điều kiện thích hợp C2H2 cũng có phản ứng cộng với hiđro và một số chất khác. - HS: Dự đoán một số tính chất dựa vào CTCT và thành phần phân tử. - HS: Dự đoán sản phẩm.Vì trong phân tử có C,H. - HS: Viết PTHH. - HS: Nghe giảng và ghi nhớ. - HS: Quan sát tranh và trả lời: Dd brom bị mất màu. - HS: Viết PTHH theo hướng dẫn của GV. - HS: Chú ý nghe giảng và viết PTHH tiếp thepo. - HS: Nghe giảng và ghi nhớ. III . Tính chất hoá học 1. Tác dụng với oxi : 2C2H2 + 5O24CO2 + 2H2O - Hỗn hợp gồm 2V khí C2H2 và 5V khí O2 là hỗn hợp nổ rất mạnh. 2. Phản ứng với Brom: H – CC – H + Br – Br ® Br – CH = CH – Br - Viết gọn : C2H2 + Br2 ® C2H2Br2 Br – CH = CH – Br + Br – Br ® Br2CH – CH Br2 Viết gọn C2H2Br + Br2® C2H2Br4 Hoạt động 4: Ứng dụng (5’) - GV: Yêu cầu HS đọc mục IV trong SGK/121 và rút ra ứng dụng của axetilen ? - HS: Đọc SGK và trả lời IV. ỨNG DỤNG - Làm nhiên liệu và nhiên liệu trong công nghiệp. Hoạt động 5: Điều chế (5’). - GV: Gọi HS nêu lại cách điều chế axetilen. - GV: Yêu cầu HS viết PTHH - HS: Trả lời. - HS: Viết PTHH V. ĐIỀU CHẾ - Trong phòng thí nghiệm : CaC2 + 2H2OC2H2 + Ca(OH)2 2CH4C2H2 + 3H2 4. Củng cố - Dặn dò (7’) a. Củng cố: - GV: Tổ chức thảo luận nhóm cho HS so sánh CTPT, CTCT, tính chất hóa học của metan, etilen, axetilen? b. Dặn dò (1’): - Bài tập về nhà:1,2,3,4, 5/122. - Xem trước nội dung bài :“ Benzen” . IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiet 47 hoa 9.doc