Giáo án Hóa học 9 - Tiết 3, Bài 2: Một số oxit quan trọng - Lê Thị Mỹ Toàn

1. Mục tiêu

1.1 Kiến thức: Giúp HS hiểu và biết:

- Tính chất hoá học của canxi oxit, viết đúng được những PTHH tương ứng với mỗi tính chất.

- Những ứng dụng của CaO trong đời sống và sản suất, đồng thời cũng biết được tác hại của chúng đối với môi trường và sức khỏe.

- Phương pháp điều chế CaO trong phòng thí nghiệm, sản xuất CaO trong công nghiệp.

1.2 Kĩ năng: Rèn HS viết các PTPƯ của CaO và khả năng làm các bài tập hóa học.

1.3 Thái độ: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe con người.

2. Chuẩn bị

GV: Dụng cụ: giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, đũathuỷ tinh, đèn cồn

 Hoá chất: CaO, HCl loãng, H2SO4 loãng, ddCa(OH)2, CaCO3.

 Tranh ảnh lò nung vôi trong công nghiệp và thủ công.

HS: Đọc trước các thí nghiệm, xem hình minh họa cho thí nghiệm đó.

3. Phương pháp

 Đàm thoại gợi mở, trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 3, Bài 2: Một số oxit quan trọng - Lê Thị Mỹ Toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ppct: 3 Ngày dạy: Bài 2 MỘT SỐ OXÍT QUAN TRỌNG 1. Mục tiêu 1.1 Kiến thức: Giúp HS hiểu và biết: - Tính chất hoá học của canxi oxit, viết đúng được những PTHH tương ứng với mỗi tính chất. - Những ứng dụng của CaO trong đời sống và sản suất, đồng thời cũng biết được tác hại của chúng đối với môi trường và sức khỏe. - Phương pháp điều chế CaO trong phòng thí nghiệm, sản xuất CaO trong công nghiệp. 1.2 Kĩ năng: Rèn HS viết các PTPƯ của CaO và khả năng làm các bài tập hóa học. 1.3 Thái độ: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe con người. 2. Chuẩn bị GV: Dụng cụ: giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, đũathuỷ tinh, đèn cồn Hoá chất: CaO, HCl loãng, H2SO4 loãng, ddCa(OH)2, CaCO3. Tranh ảnh lò nung vôi trong công nghiệp và thủ công. HS: Đọc trước các thí nghiệm, xem hình minh họa cho thí nghiệm đó. 3. Phương pháp Đàm thoại gợi mở, trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp. 4. Tiến trình 4.1.Ổn định: Kiểm diện học sinh. 91: 92: 93: 4.2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi HS1: Trình bài tính chất hóa học của oxit bazơ ? Viết PTHH minh họa. HS 2: Chữa BT1/6 Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với: a/ Nước ? b/ dd HCl ? c/ Natri hiđroxit ? Viết các PTHH? Đáp án a. Tác dụng với nước CaO+ H2O Ca(OH)2 Một số oxit bazơ + nước dd bazơ (kiềm) b. Tác dụng với axít CuO(r) + 2HCl(dd) CuCl2(dd)+ H2O(l) Oxit bazơ + với axít muối + nước. c. Tác dụng với oxit axít Na2O(r) + CO2 (k) Na2CO3 (r) Một số oxit bazơ + với oxit axit muối. a) CaO(r) + H2O (l) Ca(OH)2 (dd) SO3 (k) + H2 O (l) H2SO4 (dd) b) CaO(r) + 2HCl(dd) CaCl2(dd) + H2O(l) Fe2O3(r) + 6HCl (dd) 2FeCl3 (dd) + 3H2O(l) c) SO3 (k) + 2NaOH(dd) Na2SO3 + H2O Điểm 3đ 3đ 3đ 3đ 3đ 3đ 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu GV: Gọi HS kể các loại oxit đã học. GV: Hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu 1 loại xit bazơ đặc trưng là CaO. Để biết được những tính chất, ứng dụng và sản xuất ta đi vào tìm hiểu bài “ Một số oxit quan trọng”. Hoạt động 2: Tìm hiểu t/chất của canxioxit. - CaO thuộc loại oxit nào ? nó có những tính chất nào ? (CaO thuộc loại oxit bazơ nó có các tính chất của một oxit bazơ)   HS quan sát mẫu CaO và nêu tính chất vật lí cơ bản. ? CaO có những tính chất hóa học nào ? (GV ghi bảng) - GV: Để chứng minh 2 tính chất đầu chúng ta tiến hành 1 số thí nghiệm - GV giới thiệu sơ lược thí nghiệm trên hình vẽ (SGK/7) + TN 1, 2: Cho một ít CaO vào 1 ống nghiệm. + Nhỏ từ từ nước vào ống nghiệm lắc đều. + Nhỏ dd HCl vào ống nghiệm 2 lắc đều.   HS nhóm nhận dụng cụ và hóa chất tiến hành thí nghiệm theo các yêu cầu: + Thực hiện thí nghiệm. + Quan sát, nhận xét hiện tượng. + Kết luận, viết PTPƯ.   HS đai diện nhóm báo cáo + Ca(OH)2 ít tan trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ. + CaO tác dụng với HCl phản ứng tỏa nhiều nhiệt tạo thành dd muối CaCl2 và nước. * CaO có tính hút ẩm mạnh được dùng để làm khô nhiều chất. CaO có tính chất tác dụng với axit được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải của nhiều nhà máy hóa chất. Ÿ Liên hệ: Để CaO trong không khí ở nhiệt độ thường lâu ngày các em nhận thấy có hiện tượng gì ? (CaO vón cục vì hấp thụ khí CO2 tạo CaCO3)   Gọi HS viết PTPƯ CaO+ CO2   Gọi HS nêu kết luận chung (CaO là oxit bazơ) Hoạt động 3. Tìm hiểu ứng dụng của CaO ? Hãy nêu một số ứng dụng của CaO ? HS nêu ứng dụng của CaO GV nhận định liên hệ thực tế ứng dụng của CaO. Hoạt động 4. Tìm hiểu phương pháp sản xuất CaO. ? Trong thực tế người ta sản xuất CaO từ nguyên liệu nào? Nguyên liệu sản xuất CaO là đá vôi CaCO3 và chất đốt như: than đá, củi, dầu … - GV thuyết trình các phản ứng xảy ra trong lò nung vôi.   HS Viết PTPƯ C + O2 (1) CaCO3 (2)   HS nhận xét phản ứng 1 và 2 ( Pứng (1) tỏa nhiều nhiệt. Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi vôi sống. Phản ứng (2) thu nhiệt)   1 HS đọc mục em có biết A. CANXI OXIT (CaO) I. Tính châùt của canxioxit. 1. Tính chất vật lí Canxi oxít là chất rắn, màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ rất cao ( 2585oC) 2. Tính chất hóa học a. Tác dụng với nước PTHH CaO(r) + H2O (l) Ca(OH)2 (r) Ca(OH)2 ít tan trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ. b. Tác dụng với axit CaO(r) + 2HCl(dd) CaCl2 (dd)+H2O Canxioxit tác dụng với axít muối và nước. c. Tác dụng với oxit axít CaO(r) + CO2 (k) CaCO3 (r) Canxi oxit tác dụng với oxit axit muối. II. Ứng dụng của canxioxít CaO dùng trong công nghiệp luyện kim, công nghiệp hóa học. Ngoài ra còn dùng khử chua đất, sát trùng, diệt nấm, Khử độc môi trường, … III. Sản xuất canxioxít Nguyên liệu Đá vôi (CaCO3) và chất đốt (than, củi, dầu…) 2. Phản ứng hóa học C (r) + O2 (k) CO2 (k) CaCO3(r) CaO (r) + CO2 (k) 3. Kết luận Canxioxit được sản xuất bằng phản ứng phân hủy canxicabonat (đá vôi) ở nhiệt độ cao. 4.4. Củng cố và luyện tập : HS làm BT 1 SGK/11: Viết các PTHH cho mỗi chuyển đổi sau: Ca(OH)2 CaCO3 CaO + CO2 CaCO3 CaO CaCl2 CaO + H2O Ca(OH)2 Ca(NO3)2 CaO + 2HCl CaCl2 + H2O CaCO3 CaO + 2HNO3 Ca(NO3)2 +H2O CaO + CO2 CaCO3 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài, luyện viết các PTHH. - Đọc: “Em có biết” SGK/9 - Làm BT 2, 3 ,4 /11 SGK. - Chuẩn bị phần B: “lưu huỳnh đioxit” SGK/10 + Ôn lại tính chất hóa học của oxit axit. + Viết các PTPƯ thể hiện TCHH của SO2. 5. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docHoa 9 t3.doc