Giáo án Hóa học 9 - Tiết 16: Phân bón hóa học - Huỳnh Thị Út

1. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Giúp HS biết

- Vai trò ý nghĩa của những nguyên tố hóa học đối với đời sống của thực vật.

- Một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng và công thức hóa học của mỗi loại phân đó.

- Phân bón vi lượng là gì ? một số nguyên tố vi lượng cần dùng cho thực vật .

b) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng tính toán để tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón và ngược lại.

c) Thái độ: Giáo dục HS tính yêu thích lao động.

2. CHUẨN BỊ :

a) Giáo viên : Một số mẫu phân bón.

b) Học sinh : 2 loại mẫu phân bón.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2335 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 16: Phân bón hóa học - Huỳnh Thị Út, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT:16 PHÂN BÓN HÓA HỌC Ngày dạy: 17 / 10 / 07 1. MỤC TIÊU a) Kiến thức: Giúp HS biết - Vai trò ý nghĩa của những nguyên tố hóa học đối với đời sống của thực vật. - Một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng và công thức hóa học của mỗi loại phân đó. - Phân bón vi lượng là gì ? một số nguyên tố vi lượng cần dùng cho thực vật . b) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng tính toán để tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón và ngược lại. c) Thái độ: Giáo dục HS tính yêu thích lao động. 2. CHUẨN BỊ : a) Giáo viên : Một số mẫu phân bón. b) Học sinh : 2 loại mẫu phân bón. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại gợi mở, thí nghiệm, hợp tác nhóm. 4. TIẾN TRÌNH : 4.1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 9A1:.......................................................... 9A2:.......................................................... 9A3:.......................................................... 4.2/ Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi * HS: BT 4 SGK/ 36 (10đ) (HS trung bình) * HS2: 5a SGK/ 36 (HS khá) Đáp án a) Nhận biết được màu của chất kết tủa b) Được (chỉ có CuSO4 tạo ra chất kết tủa) c) Không (cả hai chất đều khôngtác dụng được) * HS làm đủ các bài tập về nhà 2KClO3 2KCl + 3O2 (1) 2KNO3 2KNO2 + O2 (2) Theo PTPƯ (1) và (2) số mol KClO3 và KNO3 tham gia phản ứng như nhau nhưng số mol oxi thu được khác nhau. (1) (2) * HS làm đủ các bài tập về nhà Điểm 3đ 3đ 3đ 1đ 1đ 1đ 1,5đ 1,5đ 1,5đ 1,5đ 1đ 1đ - HS nhận xét, bổ sung (nếu có) - GV nhận xét chung – phê điểm 4.3/ Bài mới : Giới thiệu Những nguyên tố hóa học nào là cần thiết cho sự phát triển của thực vật ? Công dụng của các loại phân bón đó đối với cây trồng như thế nào Chúng ta tìm hiểu bài “Phân bón hóa học” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: Tìm hiểu những nhu cầu của cây trồng. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK/ 37   1HS xem đọc thông tin SGK / 37 - GV chốt ý : Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong thực vật khoảng 90%. Các chất khô còn lại khoảng 10%. Trong đó có 99% là những nguyên tố C, H, O, N, Ca, K, P, Mg, S còn lại là 10% nguyên tố vi lượng như : B, Cu, Zn, Fe, Mn. ? Vậy thành phần chính của thực vật là gì ?   Tương tự HS: tìm hiểu thông tin SGK /37 ? Vai trò của các nguyên tố đối với thực vật ? * Hoạt động 2: Tìm hiểu phân bón hóa học thông thường. - GV giới thiệu: Phân bón hóa học có thể dùng ở dạng đơn và dạng kép. - GV yêu cầu HS chuẩn bị các dạng phân bón để báo cáo.   HS thảo luận nhóm các mẫu phân chuẩn bị với những yêu cầu: Dạng, màu sắc, CTHH, hàm lượng %, tính tan, công dụng. - GV chốt ý đồng thời cho HS xem một số mẫu phân. - GV giới thiệu phân lân   HS dựa vào các mẫu phân đã chuẩn bị thảo luận nhóm nhỏ và trình bày: CTHH, trạng thái, màu sắc, %. - GV hướng dẫn HS đọc tên một số loại phân. ? Thành phần của phân bón kép. I. Những nhu cầu của cây trồng. 1. Thành phần của thực vật. Thực vật có thành phần chính là nước, thành phần còn lại được gọi là chất khô do các nguyên tố C, H, O, N, K, Ca, P, Mg, S và một lượng rất ít (vi lượng) các nguyên tố: B, Cu, Zn, Fe, Mn. 2. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật. - Các nguyên tố C, H, O là những nguyên tố cơ bản cấu tạo nên hợp chất gluxit. - Nguyên tố N: Kích thích cây trồng phát triển mạnh. - Nguyên tố P: Kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật. - Nguyên tố K: Tổng hợp chất diệp lục và kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt. - Nguyên tố S: Tổng hợp Protein. - Nguyên tố Ca, Mg: Sinh sản chất diệp lục cần thiết cho quá trình quang hợp. - Nguyên tố vi lượng: Cần thiết cho sự phát triển của thực vật. II. Những phân bón hóa học thông thường. 1. Phân bón đơn - Phân bón đơn chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm (N), lân (P), Kali (K) a. Phân đạm: - Urê: CO(NH2)2 : Tan trong nước -Amoni nitrat NH4NO3: tan trong nước. - Amoni sunfat (NH4)2SO4: tan trong nước b Phân lân - Phot phat tự nhiên: Thành phần chính là Ca3(PO4)2, không tan trong nước, tan chậm trong đất chua. - Suppe photphat: Là phân lân đã qua chế biến hóahọc thành phần chính có Ca(H2PO4)2 tan được trong nước. c. Phân kali: Thường dùnglà KCl, K2SO4 đều dễ tan trong nước. 2. Phân bón kép Có chứa 2 hoặc cả 3 nguyên tố N, P, K. 3. Phân vi lượng Có chứa một lượng rất ít các nguyên tố hóa học dưới dạng hợp chất cần thiết cho sự phát triển của cây như: B, Zn, Mg. 4.4/ Củng cố và luyện tập : * HS đọc mục em có biết SGK/ 39 * BT 1 (SGK/39) - GV phát phiếu học tập - - HS hoạt động nhóm ( Nhóm 1 Câu a ; nhóm 2 ý 1 câu b ; Nhóm 3 ý 2 cậu b ; Nhóm 4 câu c ) - GV: yêu cầu HS xác định dạng bài tập - HS: Gọi tên, phân loại, tạo phân bón kép a) Tên hóa học của phân bón : KCl: Kaliclorua NH4NO3: Amoni nitrat NH4Cl: Amoni clorua (NH4)2SO4: Amoni sunfat Ca3(PO4)2: Canxi photphat Ca(H2PO4)2: Canxi đihiđrophotphat (NH4)2HPO4: Amoni hiđrophotphat KNO3: Kalinitrat b) Hai nhóm phân bón: - Phân bón đơn: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2 - Phân bón kép: (NH4)2HPO4, KNO3. c) Trộn các lại phân bón: NH4NO3, (NH4)2HPO4, KCl; theo tỉ lệ thích hợp, được phân bón NPK. * ( Bổ sung BT 3 SGK/ 39 đối với lớp 9A2) a) Nguyên tố dinh dượng là đạm (N) b) Thành phần phần trăm của N trong (NH4)2SO4 c) Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng có trong ruộng rau: Trong 132 g (NH4)2SO4 có 28g N Vậy trong 500g (NH4)2SO4 có x g N 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài, làm BT 2, 3 SGK/ 39 - Đọc mục em có biết SGK/ 39 - Chuẩn bị: “Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ” + Ôn nội dung phần I SGK /40 + Giải nháp các bàitập SGK/ 41 5 . RÚT KINH NGHIỆM - Chương trình, SGK: - GV: - - HS:

File đính kèm:

  • docHoa 9 t16.doc