1. MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Giúp HS biết
- Tính chất lí hóa học của hai muối quan trọng: NaCl. KNO3.
- Trạng thái thiên nhiên, cách khai thác.
- Những ứng dụng quan trọng của muối.
b) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng viết phương trình hóa học.
c) Thái độ: Rèn HS
- Tính cẩn thận khi sử dụng dụng cụ, hóa chất.
- Giáo dục HS thấy được tầm quan trọng của muối.
2. CHUẨN BỊ :
a) Giáo viên : Dụng cụ và hóa chất
- Dụng cụ: Cốc thủy tinh, thìa lấy hóa chất, ống nhỏ giọt
- Hoá chất: Muối KNO3, NaCl,
b) Học sinh : Ôn tính chất hóa học của muối.
4 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 15: Một số muối quan trọng - Huỳnh Thị Út, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT:15 MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
Ngày dạy: 17 / 10 / 07
1. MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Giúp HS biết
- Tính chất lí hóa học của hai muối quan trọng: NaCl. KNO3.
- Trạng thái thiên nhiên, cách khai thác.
- Những ứng dụng quan trọng của muối.
b) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng viết phương trình hóa học.
c) Thái độ: Rèn HS
- Tính cẩn thận khi sử dụng dụng cụ, hóa chất.
- Giáo dục HS thấy được tầm quan trọng của muối.
2. CHUẨN BỊ :
a) Giáo viên : Dụng cụ và hóa chất
- Dụng cụ: Cốc thủy tinh, thìa lấy hóa chất, ống nhỏ giọt
- Hoá chất: Muối KNO3, NaCl,
b) Học sinh : Ôn tính chất hóa học của muối..
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại gợi mở, thí nghiệm, hợp tác nhóm.
4. TIẾN TRÌNH :
4.1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
9A1:..........................................................
9A2:..........................................................
9A3:..........................................................
4.2/ Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi
* HS1: Trình bày tính chất hóa học của muối ? (10đ)
* HS2: 3SGK/33
Đáp án
1. Tác dụng với kim loại muối mới+ Kloại mới
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
(r) (dd) (dd) (r)
2. Tác dụng với axit axit mới + muối mới.
H2SO4 + BaCl2 2HCl + BaSO4
(dd) (dd) (dd) (r)
3. Tác dụng với muối 2 muối mới
BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl
(dd) (dd) (r) (dd)
4. tác dụng với bazơ muối mới + bazơ mới
CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2+ Na2SO4
(dd) (dd) (r) (dd)
5. Phân hủy muối
2KMnO4 K2MnO4+ MnO2+ O2
(r) (r) (dd) (k)
2.a) Muối tác dụng với dd NaOH là: Mg(NO3)2, CuCl2
Mg(NO3)2 + 2NaOH Mg(OH)2 + 2NaNO3
CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl.
b) Không có muối nào tác dụng với dd HCl
c) Muối tác dụng với dd HCl Ag(NO3)
CuCl2 + 2AgNO3 Cu(NO3) + 2AgCl
Điểm
2đ
2đ
2đ
2đ
2đ
5đ
1đ
4đ
- HS nhận xét, bổ sung (nếu có)
- GV nhậnxét chung – phê điểm
4.3/ Bài mới : Giới thiệu
Chúng ta đã biết những tính chất hóa học của muối. Trong bài này chúng ta tìm hiểu 2 muối quan trọng là “KNO3 và NaCl”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu muối NaCl
? Trong tự nhiên các em thấy muối có ở đâu ?
( Nước biển, trong lòng đất )
- GV giới thiệu: Trong 1m3 nước biển có hòa tan chừng 27g NaCl, 5 kg muối MgCl2, 1Kg muối CaSO4 và một số muối khác.
HS xem tranh hình 1.23 ruộng muối và thông tin SGK trang 34
? Hãy trình bày cách khai thác NaCl từ nước biển ? (Cho nước mặn bay hơi từ từ, thu được một muối kết tinh )
? Muốn khai thác NaCl từ những mỏ muối trong lòng đất, người ta làm thế nào ?
( Đào hầm hoặc giếng sâu qua các lớp đất đá đến mỏ muối. Muối được nghiền nhỏ và tinh chế được muối sạch)
HS liên hệ thực tế và quan sát sơ đồ kể một số ứng dụng quan trọng của muối KNO3
- Gọi HS kể một vài ứng dụng của sản phẩm sản xuất từ NaCl.
NaOH ; Cl2 ; Hiđrô . . .
* Hoạt động 2: Tìm hiểu muối KNO3
- GV giới thiệu: Muối KNO3 (còn gọi là diêm tiêu) là chất rắn màu trắng.
HS quan sát lọ đựng KNO3, tìm hiểu thông tin SGK nêu tính chất KNO3
- GV bổ sung.
- GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng.
KNO3 và đọc tên sản phẩm.
HS kể ứng dụng của KNO3
I. Muối Natri clorua
1. Trạng thái thiên nhiên
NaCl có nhiều trong tự nhiên dưới dạng hòa tan nước biển và kết tinh trong mỏ muối.
2. Cách khai thác
- Cho nước mặn bay hơi từ từ.
- Đào hầm hoặc giếng sâu qua các lớp đất đá đến mỏ muối.
- Nghiền nhỏ và tinh chế.
3. Ứng dụng
NaCl có vai trò quan trọng trong đời sống: Làm gia vị và bảo quản thực phẩm.
Là nguyên liệu cơ bản của nhiều ngành công nghiệp hóa chất: Dùng để sản xuất: Na, Cl2, NaOH, Na2CO3 thủy tinh, xà phòng.
II. Muối kalinitrat.
1. Tính chất
- Chất rắn màu trắng.
- Tan nhiều trong nước.
- Bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
- KNO3: Có tính oxi hóa mạnh
2KNO3 2KNO2 + O2
(r) (r) (k)
( Kali nitrit )
2. Ứng dụng
- Chế tạo thuốc nổ đen.
- Làm phân bón cung cấp nitơ và kali cho vây trồng.
- Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.
4.4/ Củng cố và luyện tập : 2 HS lên bảng các HS khác làm vào vở bài tập
* BT 1 (SGK/36): HS đứng tại chỗ nêu miệng
a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó: Pb(NO3)2
b) Không độc nhưng cũng không nên có trong nước ăn vì vị mặn của nó : NaCl
c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao CaCO3
d) Rất ít tan trong nước vì khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaSO4
* BT 2 SGK/ 36 HS làm vào vở bài tập, 1 HS lên bảng giải
Muối NaCl là sản phẩm của phản ứng giữa hai dung dịch.
- Phản ứng trung hòa HCl bằng NaOH
HCl + NaOH NaCl + H2O
- Phản ứng trao đổi giữa:
+ Muối và axit: Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O
+ Muối và muối: Na2SO4 + BaCl2 2NaCl + BaSO4
+ Muối và bazơ : CuCl2 + 2NaOH 2NaCl + Cu(OH)2
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài luyện viết các phương trình phản ứng.
- Làm BT 3, 4, 5 SGK/ 36
Hướng dẫn
BT 5: b Dựa vào PTHH ở câu a
So sánh số mol oxi ở 2 phương trình: Nếu hai phương trình không bằng nhau thu được khi dùng 0,1mol mỗi chất khác nhau.
Tính cả hai phương trình
Đáp số:
- Chuẩn bị: “Phân bón hóa học” SGK/ 37
+ Mỗi nhóm chuẩn bị 2 loại phân bón và phân biệt:
Dạng phân bón đơn, màu sắc, CTHH, hàm lượng (%), tính tan
Dạng phân bón kép, màu sắc, CTHH, hàm lượng (%), tính tan
5 . RÚT KINH NGHIỆM
- Chương trình, SGK:
- GV: -
- HS:
File đính kèm:
- Hoa 9 t15.doc