I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:Giúp Hs hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã được học ở lớp 8.
- Chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học.
- Quy tắc hóa trị, lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị.
- Khái niệm, công thức chung của 4 loại hợp chất vô cơ .
- Các công thức hóa học thường dùng.
- Các bước giải bài toán tính theo công thức hóa học và tính theo PTHH.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân biệt các loại hợp chất vô cơ và gọi đúng tên các hợp chất đó.
- Rèn kĩ năng tính theo công thức hóa học và PTHH.
3.Thái độ: Tạo hứng thú học tập bộ môn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Hệ thống bài tập, câu hỏi
- HS: Ôn tập lại các kiến thức ở lớp 8
104 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tìm hiểu em có kết luận gì về tính chất của CO?
a, CO là oxit trung tính : ở điều kiện thường không phản ứng với nước, với kiềm và axit.
b, CO là chất khử
- ở nhiệt độ cao CO khử các oxit kim loại
Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2
CuO + CO → Cu + CO2
- Tác dụng với oxi: CO cháy với ngọn lửa xanh
2CO + O2 → 2 CO2
KL: ở nhiệt độ cao, CO có tính khử mạnh
3. Ứng dụng
- Dựa vào tính chất hoá học hãy trình bày ứng dụng của CO?
HS trả lời:
- Làm nhiện liệu, nguyên liệu trong công nghiệp
- Chất khử
II. Các bon đi oxit (CO2 = 44)
1. Tính chất vật lí
Liên hệ thực tế
- Em hãy nêu tính chất vật lí của CO2?
HS vận dụng kiến thức để trả lời:
- Là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
2. Tính chất hoá học
GV yêu cầu HS nêu tính chất hoá học của CO2 và viết phương trình minh hoạ?
GV làm thí nghiệm biểu diễn: Dẫn khí CO2 sục vào nước có giấy quỳ tím, sau đó đụn nhẹ.
Yêu cầu HS quan sát nhận xét hiện tượng xảy ra?
-Giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt chứng tỏ điều gì?
- Tại sao khi đun nóng quỳ tím lại trở lại bình thường?
- Viết phương trình phản ứng?
- Rút ra nhận xét?
Yêu cầu HS làm thí nghiệm: Thổi hơi vào nước vôi trong
- Hiện tượng gì xảy ra?
GV giải thích cho HS : Nước vôi trong vẫn đục do sản phẩm tạo thành là CaCO3 , sau đó lại trong do CaCO3 đã tác dụng với CO2 và nước tạo thành Ca(HCO3)2
- Em hãy viết các phương trình xảy ra?
- Em có nhận xét gì về tính chất hoá học này?
- Em hãy nhớ lại hiện tượng vôi hoá đá và cho biết vì sao?
- Qua các tính chất của CO2 em có kết luận gì?
-HS suy đoán tính chất của CO2
a, Tác dụng với nước:
-Quan sát thí nghiệm: Nêu hiện tượng
. Giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt, khi đun nóng quỳ tím trở lại màu tím.
CO2 + H2O ↔ H2CO3
. H2CO3 là axit yếu, không bền
b, Tác dụng với dung dịch bazơ
HS làm thí nghiệm: Thổi hơi vào nước vôi trong
Hiện tượng nước vôi vẫn đục sau đó lại trong
HS nghe giảng và viết PT
PT: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
Lưu ý: Tuỳ thuộc vào tỉ lệ số mol mà có các sản phẩm là muối trung hoà hoặc muối axit hoặc có thể cả 2 muối được tạo thành.
c, Tác dụng với oxit axit
CaO + CO2 → CaCO3
KL:CO2 có những tính chất của oxit axit
3. ứng dụng
CO2 có ứng dụng gì?
- Dùng làm chất chữa cháy, chất bảo quản thực phẩm, sx nước giải khát có ga, sx sôđa,phân đạm urê..
4. Củng cố. Cho HS làm bài tập 1, 2 SGK
5. Dặn dò. Học bài và làm bài tập. Hệ thống lại kiến thức đã học chuẩn bị ôn tập
Tiết : 36
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Ngày soạn :
Ngày giảng :
I. Mục tiêu
Kiểm tra đánh giá mức độ nắm kiến thức của học sinh về các loại hợp chất vô cơ và kim loại. Từ đó để phân loại học sinh và có kế hoạch giảng dạy cho học kì II
Rèn luyện ý thức tự giác trung thực trong kiểm tra
II.Tiến trình giảng dạy
1. Ổn định.
2. Nội dung kiểm tra
A. Trắc nghiệm:
I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý chọn đúng.
1. Chất nào sau đây tác dụng được với nước tạo thành dung dịch làm quì tím chuyển sang màu xanh ?
A. CuO B. Fe2O3 C. K2O D. SO2
2. Nhóm gồm các chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. CaO, NaOH, Zn, CuSO4 B. KOH, Zn, Fe2O3, Mg(OH)2
C. Cu(OH)2 , Cu, CuO, Fe D. CaO, Al2O3, Na2CO3, K2SO4
3. Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại, cho biết dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng?
A. Al, Zn, Fe, Pb, Mg B. Al, Mg, Zn, Fe,Pb
C. Zn, Mg, Al, Fe, Pb D. Mg, Al, Zn, Fe, Pb
4. Cho 2,3g một kim loại X hóa trị I tác dụng hoàn toàn với nước. Sau phản ứng thu được 1,12 lít khí hiđrô ở đktc. Kim loại X là:
A. K B.Ag C. Li D. Na
II. Chọn chất thích hợp điền vào chỗ trống dưới đây và hoàn thành phương trình hóa học.
1. Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + ..................
2. CuSO4 + .............. Cu(OH)2 + Na2SO4
3. ........................... Fe2O3 + H2O
4. HCl + ............. FeCl2 + FeCl3 + H2O.
B. Tự luận:
Câu 1: Viết phương trình hóa học theo dãy biến hóa sau:
Ca → CaO → CaCl2 → Ca(NO3)2 → CaCO3
Câu 2: Có các dung dịch mất nhãn: HCl, Na2SO4, NaNO3 . Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch trên. Viết phương trình hóa học ( nếu có )
Câu 3: Hòa tan 15,5g Na2O vào nước tạo thành 0,5 lít dung dịch
Tính nồng độ mol của dung dịch thu được
Tính thể tích của dung dịch H2SO4 20% (D = 1,14g/ml) để hòa tan hết dung dịch NaOH
( Cho: H: 1; Na: 23; O: 16; S: 32; )
Hết.
Ma trận đề
Mức độ
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
TN
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
TN
Tự luận
Câu
Điểm
Tính chất hóa học của bazơ
1
0,5đ
1
0,5đ
5%
Một số bazơ quan trọng
1
0,5đ
1
0,5đ
5%
Tính chất hóa học của
axit
1
0,5đ
1
0,5đ
5%
Dãy HĐHH của kim loại
1
0,5đ
1
0,5đ
5%
MQH giữa các loại HCVC
1
2đ
1
2đ
20%
Viết PTHH
1
0,75đ
1
1đ
2
1,75đ
17.5%
Bài tập nhận biết
1
2đ
1
2đ
20%
Tính toán hóa học
1
2,25đ
1
2,25đ
22.5%
Tổng cộng
Câu
4
2
1
1
1
9
10
100%
Điểm
2đ
2,75
2đ
2,25đ
1đ
%
20%
27.5%
20%
22.5%
10%
Đáp án:
A. Trắc nghiệm ( 4đ )
I. (2đ) Đúng mỗi câu 0,5đ
1. C 2. B 3. D 4. D
II. ( 2đ )Điền đúng mỗi chỗ trống 0,25đ
1. Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl
2. CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4
3. 2Fe(OH)3 t0 Fe2O3 + 3H2O
4. 8HCl + Fe3O4 FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
B. Tự luận (6đ)
Câu 1 (2đ) Viết được mỗi phương trình hóa học 0,5đ
2Ca + O2 to 2CaO
CaO + 2HCl CaCl2 + H2O
CaCl2 + 2AgNO3 2AgCl + Ca(NO3)2
Ca(NO3)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaNO3
Câu 2( 1đ )
- Dùng quì tím nhận biết được HCl 0.25đ
- Dùng BaCl2 nhận Na2SO4 0.25đ viết phương trình hóa học 0,25đ
- Còn lại NaNO3 0,25đ
Câu 3: ( 3đ )
Số mol của 15,5g Na2O là: 0.5đ
PTPƯ:
Na2O + H2O ® 2NaOH 0.5đ
1 mol 2 mol
0,25 mol 0,5 mol 0.25đ
a. Nồng độ mol của dung dịch NaOH là: 0.25đ
b. PTPƯ:
2NaOH + H2SO4 ® Na2SO4 + 2H2O 0.5đ
2 mol 1 mol
0,5 mol 0,25 mol 0.25đ
Khối lượng của H2SO4 là: 0,25 . 98 = 24,5(g) 0.25đ
Khối lượng dung dịch H2SO4 là: 0.25đ
Thể tích dung dịch H2SO4 là: V = mdd : D = 122.5 : 1.14 = 107.5 (ml) 0.25đ
Hết
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013-2014
A. Phần trắc nghiệm khách quan.(4 điểm).
I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A hoặc B, C, D) đứng trước phương án đúng.
1. Dung dịch NaOH phản ứng được với chất nào sau đây?
A.H2O C. CaO
B. H2SO4 D. KOH
2. Nguyên liệu để sản xuất SO2 trong phòng thí nghiệm là
A. Muối sunfit và axit sunfuric loãng C. Muối clorua và axit clohidric
B. Muối sunfat và axit sunfuric loãng D. Muối nitrat và axit clohidric
3. Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Hiện tượng quan sát được là
A. Không có hiện tượng gì xảy ra.
B. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.
C. Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần.
D. Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan.
4. Có 4 kim loại là Au, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, FeSO4. Kim loại nào tác dụng được với cả 4 dung dịch trên?
A.Cu . C. Au
B. Fe D.Mg
II. Điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trong các câu sau:
1. Sắt (III) hidroxit là một bazơ không tan.
2. Phản ứng trao đổi chỉ xảy ra khi chất sản phẩm phải có kết tủa hoặc khí.
3. H2SO4 đặc phản ứng với nhiều kim loại giải phóng hiđro.
4. Khối lượng Al cần dùng để phản ứng hết với 6,72lit O2(đktc) là 10,8gam.
III. Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau .
1. Canxi oxit là oxit bazơ, tác dụng với ……………..(1) tạo thành bazơ, tác dụng với dung dịch axit tạo thành ……………………..(2)
2. Dung dịch bazơ làm đổi màu quì tím thành ……………(3), đổi màu dung dịch ………………………(4) thành đỏ.
B. Phần tự luận (6 điểm).
1. Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ bị mất nhãn sau: KOH, KCl, KNO3.
2. Viết phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi sau.
Fe FeCl2 Fe(OH)2 FeO
3. Cho 24 gam SO3 tác dụng hết với nước, thu được 300ml dung dịch axit sunfuric.
a. Viết phương trình hóa học.
b. Tính nồng độ mol của dung dịch axit thu được.
c. Cho 10,2 gam oxit của kim loại hóa trị III tác dụng vừa đủ với lượng axit ở trên. Xác định công thức hóa học của oxit.
(Cho S =32, O = 16, Fe = 56, Al = 27)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC LỚP 9
A. Phần trắc nghiệm (04 điểm)
Câu I. (2 điểm) Đúng mỗi câu được 0,5 điểm: 1B, 2A, 3C, 4D.
Câu II. (1 điểm) Điền đúng mỗi câu được 0,25 điểm: 1S, 2S, 3Đ, 4Đ.
Câu III. (1 điểm) Điền đúng mỗi chỗ trống được 0,25 điểm:
(1). Nước, (2). Muối và nước, (3). Xanh , (4). Phenol phtalein.
B. Phần tự luận: (06 điểm)
Câu I. (1,5 điểm):
- Dùng quỳ tím nhận ra KOH(quì tím đổi thành màu xanh) 0,5 điểm.
- Dùng dung dịch AgNO3 nhận ra KCl (xuất hiện kết tủa trắng) 0,5 điểm.
- Còn lại KNO3 0,25 điểm.
- Viết phương trình hóa học 0,25 điểm.
Lưu ý: Nếu học sinh không nêu dấu hiệu khi nhận ra mỗi chất thì trừ 0,25 điểm.
Câu II. (1,5 điểm)
- Viết đúng mỗi phương trình được 0,5 điểm
- Nếu thiếu điều kiện ,thiếu cân bằng hoặc cân bằng sai thì trừ mỗi phương trình 0,25 điểm.
Fe + 2HCl t0 FeCl2 + H2O
FeCl2 + 2 NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl
Fe(OH)2 t0 FeO + H2O
Câu III. (3 điểm)
a. Viết đúng phương trình 0,5 điểm
b- Tính được nSO3 = 0,3 mol 0,25 điểm
- Tính được nH2SO4 = 0,3 mol 0,5 điểm.
- Tính được CM H2SO4= 1M 0,75 điểm.
c- Đặt CTHH của oxit cần tìm là A2O3 và viết được phương trình 0,25 điểm. A2O3 + 3 H2SO4 A2(SO4)3 + 3H2O
- Tính được MA2O3 = 102(g) 0,25 điểm.
-Xác định được A là Al và viết CTHH của oxit là Al2O3 0,25 điểm .Ma trận đề
Mức độ
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
Trắc
nghiệm
Tự luận
TN
Tự luận
TN
Tự luận
Câu
Điểm
Tính chất hóa học của bazơ
1
0,5đ
1
0,5đ
5%
Một số bazơ quan trọng
1
0,5đ
1
0,5đ
5%
Tính chất hóa học của
axit
1
0,5đ
1
0,5đ
5%
Dãy HĐHH của kim loại
1
0,5đ
1
0,5đ
5%
MQH giữa các loại HCVC
1
2đ
1
2đ
20%
Viết PTHH
1
0,75đ
1
1đ
2
1,75đ
17.5%
Bài tập nhận biết
1
2đ
1
2đ
20%
Tính toán hóa học
1
2,25đ
1
2,25đ
22.5%
Tổng cộng
Câu
4
2
1
1
1
9
10
100%
Điểm
2đ
2,75
2đ
2,25đ
1đ
%
20%
27.5%
20%
22.5%
10%
File đính kèm:
- HOA 9.doc