Giáo án Hóa học 9 - Học kỳ II

A) Mục tiêu .

1. Kiến thức : - Biết được : Trong điều kiện thường oxi là chất khí không màu , không mùi , ít tan trong nước , nặng hơn không khí . - Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động , dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim .

2. Kỹ năng : - Viết được các phương trình biểu diễn phản ứng của oxi với một số phi kim , biết cách sử dụng đèn cồn và một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm .

3. Thái độ : - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .

B) Trọng tâm : - Oxi tác dụng với phi kim ( tác dụng với lưu huỳnh , tác dụng với phot pho )

C) Chuẩn bị :

1. Giáo viên : Soạn bài , chuẩn bị đồ dùng học tập .

- Dụng cụ : Bình thuỷ tinh , nút cao su , muỗng sắt , đèn cồn .

- Hoá chất : Phốt pho đỏ, lưu huỳnh , lọ chứa oxi .

2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài .

* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm , kết hợp với phương pháp đàm thoại nêu vấn đề .

D) Tiến trình dạy học .

I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút )

II) Nêu vấn đề bài mới : ( 2 phút ) Oxi có những tính chất hoá học nào ?

III) Các hoạt động học tập .

 

doc97 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Học kỳ II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ cho trước . (15 phút) 1. Thí nghiệm 1:Pha chế dung dịch với nồng độ phần trăm. HS : Hoạt động nhóm nêu mục tiêu, các bước tiến hành thì nghiệm 1 - Tiến hành thí nghiệm 1 theo hướng dẫn của giáo viên. HS : Cân 7,5 gam đường khan cho vào lọ thuỷ tinh có dung tích 100 ml, cân lấy 42,5 gam nước cho vào lọ thuỷ tinh trên, khuấy nhẹ ta được 50 gam dung dịch đường có nồng độ 15%. 2. Thí nghiệm 2: Pha chế dung dịch với nồng độ mol/l. HS : Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. - Cân 1,17 gam NaCl cho vào cốc thuỷ tinh có dung tích 150 ml, thêm nước vào đến vạch 100 ml, khuấy nhẹ dung dịch ta được 100 ml dd NaCl có nồng độ 0,2 M. GV : Cho học sinh nêu mục tiêu, các bước tiến hành thí nghiệm 1. GV : Hướng dẫn học sinh cân hoá chất và tiến hành pha chế dung dịch . Cho học sinh tiến hành thí nghiệm- quan sát hiện tượng . GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung cho đúng. GV : Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm 2, nêu mục tiêu , các bước tiến hành thí nghiệm 2 - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm thí nghiệm. GV : Cho các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả đạt được. Hoạt động II. Thí nghiệm pha loãng dung dịch với nồng độ cho trước . (15 phút) 1. Thí nghiệm 1 : Pha loãng dung dịch với nồng độ phần trăm cho trước. HS: Đại diện một nhóm nêu mục tiêu các bước tiến hành thí nghiệm. Các nhóm còn lại bổ sung. HS : Tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên . - Cân lấy 16,7 gam dung dịch đường 15% cho vào cốc có dung tích 100ml, thêm 33,3 gam nước vào cốc thuỷ tinh khuấy nhẹ ta được dung dịch theo yêu cầu. HS : Hoạt động nhóm nêu các bước tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên. - Đong 25 ml dung dịch NaCl 0,2 M vào cốc thuỷ tinh có dung tích 100 ml có chia độ, rót từ từ nước vào cốc thuỷ tinh cho đến vạch 50 ml khuấy nhẹ ta được 50 ml dung dịch NaCl 0,1 M. GV : Cho học sinh nêu mục tiêu của thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm. GV : Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá. GV : Yêu cầu học sinh nêu các kết quả tính toán và nêu các bước làm thí nghiệm để pha loãng dung dịch NaCl 0,2. GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá. GV : Cho các nhóm báo cáo kết quả, cả lớp bổ sung, đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm, đánh giá sự thành công của thí nghiệm. 4. Hướng dẫn học bài: Giáo viên cho học sinh thu dọn thí nghiệm, lau rửa dụng cụ thí nghiệm, cho học sinh các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình, viết báo cáo thí nghiệm. Hướng dẫn học sinh trình bày báo cáo thí nghiệm và nạp báo cáo thí nghiệm. Về nhà: - Nghiên cứu lại các bài để chuẩn bị cho ôn tập cuối năm. 5. Đánh giá , rút kinh nghiệm:: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày soạn :............................................. Ngày dạy:......................................... Tiết : 68 ôn tập cuối năm. I. mục tiêu. 1. Kiến thức : Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học về chất, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất, những đơn chất và hợp chất cụ thể. 2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng : Nhận biết các dạng chất đã học, viết phương trình hoá học.... 3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao. II. Phương tiện. 1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài. III. Hoạt động học tập . 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Tiến trình học bài: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động I Kiến thức cần nhớ. (28 phút) 1. Kiến thức cần nhớ. HS : Nghiên cứu sơ đồ và trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra. HS: Nêu các khái niệm , cách phân loại, gọi tên các đơn chất, hợp chất trong chương trình học ở lớp 8 theo yêu cầu của giáo viên. HS : Sự khác nhau đó là : - Đơn chất kim loại dẫn điện, dẫn nhiêt tốt, có ánh kim, tồn tại chủ yếu ở dạng rắn. - Đơn chất phi kim chủ yếu tồn tại ở cả ba trạng thái, không có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt kém. HS : Oxit axit cấu tạo từ phi kim và oxi còn oxit bazơ cấu tạo từ kim loại và oxi. HS : Nêu các khái niệm phân tử khối, nguyên tử khối, khối lượng mol . GV : Cho học sinh nghiên sơ đồ: Nguyên tố Chất Đơn chất Hợp chất Oxi Hiđro Oxit Bazơ Axit Muối GV : Cho học sinh nêu các khái niệm : Đơn chất, hợp chất. - Nêu các khái niệm và nêu tên gọi, cách phân loại của các hợp chất : Oxit, bazơ, muối, axit. GV : Em hãy nêu sự khác nhau giữa đơn chất kim loại và đơn chất phi kim ? GV : Oxit axit khác oxit bazơ ở điểm nào ? GV : Cho học sinh nêu các khái niệm phân tử khối, nguyên tử khối, khối lượng mol. Hoạt động II Luyện tập. (15 phút) 2. Luyện tập. HS : Hoạt động cá nhân làm bài tập 1. - PTHH : a. Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2 b. 4KNO3 2K2O + 4NO2 + O2 c. 2Al + 3H2SO4 Al2 (SO4)3 + 3H2 d. P2O5 + 3H2O 2H3PO4 HS : Hoạt động cá nhân trả lời. b là phản ứng phân huỷ, d là phản ứng hoá hợp, c là phản ứng thế cũng là phản ứng oxi hoá - khử. HS Giải thích và nêu được các khái niệm về các loại phản ứng. GV : Cho học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập sau : Viết phương trình phản ứng hoá học của các phản ứng sau đây: a. Ca + H2O b. KNO3 c. Al + H2SO4 d. P2O5 + H2O GV : Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh giá - giáo viên nhận xét, đánh giá. GV : Trong các phản ứng trên phản ứng nào là phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế, phản ứng oxi hoá - khử, em hãy nêu các khái niệm về các phản ứng trên ? GV : Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh giá - giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Hướng dẫn học bài: Giáo viên cho học sinh củng cố bài. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Nghiên cứu kỹ lại bài. - Nghiên cứu phần tính toán theo phươn trình hoá học và công thức hoá học, mol và các đại lượng khác..... 4. Đánh giá , rút kinh nghiệm:: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày soạn :............................................. Ngày dạy:......................................... Tiết : 69 ôn tập cuối năm. (Tiếp) I. mục tiêu. 1. Kiến thức : Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học về tính toán trong hoá học ở trương trình lớp 8. 2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng : Tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học, chuyển đôit giữa các đại lượng n, m, M, Vkhí , Vdd, d, Cm, C%.... 3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao. II. Phương tiện. 1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài. III. Hoạt động học tập . 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Tiến trình học bài: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động I Kiến thức cần nhớ. (28 phút) 1. Kiến thức cần nhớ. HS : Nghiên cứu sơ đồ và trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra. HS: Hoạt động nhóm nêu các công thức : - n, CM , Vdd: n = CM . Vdd ; CM = , Vdd= HS : Nêu ý nghĩa của các đại lượng trong công thức. - n, m, M : n = ; m = n.M ; M =. HS : Nêu được ýa nghĩa của các đại lượng trong công thức vừa nêu. - n, Vkhí : n = ; V = 22,4 . n - n, C% : C% = ; n= HS : Hoạt động cá nhân biểu diễn nồng độ phần trăm theo nồng độ dung dịch. C%= Trong đó : M là khối lượng mol của chất tan, d là khối lượng riêng của dung dịch. HS Dùng công thức tính tỉ khối của chất khí : - dA/B = ; MA= dA/B. MB; MB=. Đối với không khí : kk = 29. HS : Nêu các bước tính theo phương trình hoá học : - Viết phương trình hoá học. - Tính số mol của chất đã cho dữ liệu có thể chuyển đổi thành số mol trong bài toán. - Theo phương trình hoá học tính số mol của chất bài toán yêu cầu xác định. - Chuyển sang khối lượng hoặc thể tích, nồng độ ..... Theo yêu cầu của bài toán. GV : Cho học sinh nghiên sơ đồ: Cm Vkhí Vdd n m M C% GV : Cho học sinh nêu các công thức có biểu diễn mối quan hệ của các đại lượng như sơ đồ trên. GV : Em hãy nêu ý nghĩa của các đại lượng trong công thức vừa nêu ? GV : Cho cả lớp nhận xét, bổ sung cho đúng. GV: Em hãy biểu diễn công thức tính nồng độ C% theo nồng độ dung dịch ? GV : Cho học sinh nghiên cứu, nhận xét, đánh giá cho đúng. GV : Làm thế nào để so sánh khí nào nặng hay nhẹ hơn khí nào bao nhiêu lần ? GV : Cho học sinh nêu các bước tính theo phương trình hoá học. GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng. Hoạt động II Luyện tập. (15 phút) 2. Luyện tập. HS : Hoạt động nhóm làm bài tập 1. a. MCaSO= 40+48+32 =120 gam. %mCa = %mO = %mS = 100 - 40 - 33,3 = 26,7%. b. Gọi công thức là SxOy ta có : Theo đề bài : Vậy 32x = 16y, vì x, y là những số nguyên dương nên ta có x= 1; y = 2 Vậy công thức hoá học của hợp chất là : SO2. GV : Cho học sinh hoạt động nhóm làm bài tập sau : a. - Tính phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong công thức hoá học CaSO3 ? b. - Xác định công thức hoá học của hợp chất gồm 50% về khối lượng của S và oxi ? GV : Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh giá - giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Hướng dẫn học bài: Giáo viên cho học sinh củng cố bài. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Ôn tập chuẩn bị cho thi học kì II. 4. Đánh giá , rút kinh nghiệm:: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Tiết 70 : Thi chất lượng học kì II : Phòng ra đề.

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA KY II.doc
Giáo án liên quan