Giáo án Hóa học 9 - Học kỳ I - Nguyễn Thị Hải Yến

HỌC KÌ I

Tiết 1: Ôn tập đầu năm

Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

Tiết 2: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Tiết 3: Một số oxit quan trọng (CaO)

Tiết 4: Một số oxit quan trọng (SO2)

Tiết 5: Tính chất hóa học của axit

Tiết 6: Một số axit quan trọng (dạy mục B.I,II.) (không dạy mục A. Axit clohiđric (HCl)- GV hướng dẫn HS tự đọc lại tính chất hóa học chung của axit; không yêu cầu HS làm BT4/19)

Tiết 7: Một số axit quan trọng (dạy mục B.III, IV, V)

Tiết 8: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit

Tiết 9: Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit

Tiết 10: Kiểm tra viết 45 phút

Tiết 11: Tính chất hóa học của bazơ

Tiết 12: Một số bazơ quan trọng (phần A)

Tiết 13: Một số bazơ quan trọng (phần B) (không dạy hình vẽ thang pH, vì SGK in không đúng với màu thực tế, không yêu cầu HS làm BT2/30)

Tiết 14: Tính chất hóa học của muối. (không yêu cầu HS làm BT6/33)

Tiết 15: Một số muối quan trọng, luyện tập về phản ứng trao đổi trong dung dịch. (không dạy mục II. Muối kali nitrat (KNO3))

Tiết 16: Phân bón hóa học (không dạy mục I. Những nhu cầu của cây trồng, vì đã dạy ở môn sinh học)

Tiết 17: Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

Tiết 18: Luyện tập chương I

Tiết 19: Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối (lấy điểm hệ số 1)

Tiết 20: Kiểm tra viết 45 phút

Chương 2: Kim loại

Tiết 21: Tính chất vật lí của kim loại (không dạy thí nghiệm tính dẫn điện, dẫn nhiệt vì đã dạy ở môn vật lí)

Tiết 22: Tính chất hóa học của kim loại (không yêu cầu HS làm BT7/51)

Tiết 23: Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Tiết 24: Nhôm (không dạy hình 2.14)

Tiết 25: Sắt

Tiết 26: Hợp kim sắt: gang, thép (không dạy về các loại lò sản xuất gang, thép)

Tiết 27: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Tiết 28: Luyện tập chương 2 (không yêu cầu HS làm BT6/69)

Tiết 29: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt

Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Tiết 30: Tính chất chung của phi kim

Tiết 31: Clo (dạy mục I, II)

Tiết 32: Clo (dạy mục III, IV, luyện tập)

Tiết 33: Cacbon

Tiết 34: Các oxit của cacbon

Tiết 35: Ôn tập học kì I

Tiết 36: Kiểm tra học kì I

 

 

doc259 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1715 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Học kỳ I - Nguyễn Thị Hải Yến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m loại (Lấy ví dụ minh hoạ và viết phương trình phản ứng). GV: Chiếu lên màn hình sơ đồ chuyển hoá mà HS viết . I. Kiến thức cần nhớ 1. Sự chuyển đổi kim loại thành các hợp chất vô cơ HS: Nghe HS: Thảo luận nhóm HS: Nêu ví dụ : Zn đ ZnSO4 Cuđ CuCl2 Zn + H2SO4đ ZnSO4 + H2 to Cu + Cl2 CuCl2 HS: Nêu ví dụ 2 1 Na NaOH Na2SO4 3 NaCl Phương trình: 1, 2Na + 2H2Ođ 2NaOH + H2 2, 2NaOH + H2SO4 đNa2SO4 + 2H2O 3, Na2SO4 + BaCl2 đ 2NaCl + BaSO4 HS: Ví dụ 2 1 c, Ba BaO Ba(OH)2 4 3 BaCO3 BaCl2 Phương trình hoá học: 1, 2BaO + O2 đ 2BaO 2, BaO + H2O đ Ba(OH)2 3, Ba(OH)2 + CO2đ BaCO3 + H2O 4, BaCO3 +2HClđBaCl2 +H2O +CO2 HS: Lấy ví dụ 3 2 1 Cu CuO CuSO4 5 4 Cu(OH)2 CuCl2 Cu(NO3)2 to 1, 2Cu + O2 2CuO 2, CuO + H2SO4đ CuSO4 + H2O 3, CuSO4 +2KOHđCu(OH)2+ K2SO4 4, Cu(OH)2 + 2HClđ CuCl2 + 2H2O 5,CuCl2+2AgNO3đCu(NO3)2+2AgCl 2. Sự chuyển đổi các hợp chất vô cơ thành kim loại . HS: Thảo luận nhóm : Các sơ đồ chuyển hóa hợp chất vô cơ thành kim loại a, Muối đ kim loại Ví dụ: CuCl2 đ Cu Phương trình: CuCl2 + Fe đ Cu + FeCl2 b, Muối đ bazơ đ oxit bazơ đ kim loại . 2 1 Ví dụ : Fe2(SO4)3 Fe(OH)3 3 Fe2O3 Fe Phương trình: 1, Fe2O3+6KOHđ2Fe(OH)3+3K2SO4 to to 2, 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O 3, Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 c, Bazơ đ muối kim đ loại Ví dụ: Cu(OH)2 đ CuSO4đ Cu Phương trình: 1, Cu(OH)2+ H2SO4đ CuSO4 + 2H2O 2, 3CuSO4 + 2Al đ Al2(SO4)3 + 3Cu d, Oxit bazơ đ kim loại Ví dụ: CuO đ Cu Phương trình: to CuO + H2 Cu + H2O Hoạt động 2 GV: Chiếu đề bìa bài tập 1 lên màn hình sau đố yêu cầu học sinh làm vào vở . Bài tập 1: Cho các chất sau : CaCO3, FeSO4, H2SO4, K2CO3, Cu(OH)2, MgO + Gọi tên phân loại các chất trên + Trong các chất trên chất nào tác dụng vơi. a, Dung dịch HCl b, Dung dịch KOH c, Dung dịch BaCl2 Viết phương trình phản ứng xảy ra . GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập bằng cách kẻ bảng. II. Bài tập HS: Làm bài tập 1 vào vở Bài tập 1: TT Công thức Phân loại Tên gọi Td với dd HCl Td với dd KOH Td với dd BaCl2 1 CaCO3 Muối không tan Canxicacbonat ´ 2 FeSO4 Muối ta Sắt(II) sunfat ´ ´ 3 H2SO4 Axit Axit sunfuric ´ ´ 4 K2CO3 Muối tan Kali cacbonat ´ ´ 5 Cu(OH)2 Bazơ không tan Đồng(II)hiđroxit ´ 6 MgO Oxit bazơ Magiê oxit ´ GV: Chiếu bài làm của một số học sinh lên bảng và tổ chức cho học sinh nhận xét . GV: Chiếu bài luyện tập 2 lên màn hình . Bài tập 2: Hoà tan hoàn toàn 4,54 gam hỗn hợp gồm Zn, ZnO bằng 100ml dd HCl 1,5 M . Sau phản ứng thu được 448 cm3 khí ( ở đktc) a, Viết phương trình phản ứng xảy ra. b, Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu. c, Tính nồng độ mol của mỗi chất có trong dd khi phản ứng kết thúc .( giải sử thể tích các chất sau pư thay đổi không đáng kể). GV: Gọi một HS lên bảng viết PTPƯvà đổi số liệu trên bảng, HS dưới lớp làm bài tập vào vở. GV: Gợi ý để học sinh so sánh sản phẩm của phản ứng 1 và 2 . Từ đó biết sử dụng số mol H2 để tính ra số mil Zn đ GọI HS làm phần b . GV: Gọi 1 học sinh nêu phương hướng làm phần c. Sau đó GV yêu cầu học sinh làm vào vở . GV: Chiếu bài làm của phần c lên màn hình yêu cầu cả lớp nhận xét . GV: Chốt lại cách làm bài tập hỗn hợp . a, Các chất tác dụng với HCl: CaCO3, K2CO3, Cu(OH)2, MgO. Phương trình : 1, CaCO3+ 2HCl đCaCl2+H2O +CO2 2, K2CO3+HCl đ2KCl + H2O + CO2 3, Cu(OH)2+2HCl đ CuCl2 + 2H2O 4, MgO+ 2HCl đ MgCl2 + H2O b, Các chất tác dụng với dd KOH là: FeSO4, H2SO4 Phương trình: 5, FeSO4+ 2KOHđFe(OH)2 + K2SO4 6, H2SO4+ KOHđ K2SO4 + H2O c, Các chất tác dụng được với dd BaCl2 là: FeSO4, H2SO4, K2CO3 Phương trình: 7, FeSO4 + BaCl2 đ FeCl2 + BaSO4 8, H2SO4 + BaCl2 đ 2HCl + BaSO4 9, K2CO3 + BaCl2 đ 2KCl + BaCO3 Bài tập 2: a, HS: Viết phương trình phản ứng : Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2 (1) ZnO + HCl đ ZnCl2 + H2O (2) b, Đổi số liệu nHCl = CM´V =1,5 ´ 0,1 = 0,15 (mol) Đổi 448 cm3 khí = 0,448 (lit ) nH2 = HS: Theo phương trình 1 nZn = nH2 = 0,02 (mol) đ mZn = n ´ M= 0,02´65=1,3 (gam) đ mZnO= mhh – mZn = 4,54–1,3 =3,24 (gam) c, Dung dịch sau phản ứng có ZnCl2 và có thể có HCl dư . Theo phương trình 1: nHCl phản ứng =2´nH2 =2´0,02=0,04(mol) nZnCl2 (1) = nZn = 0,02 (mol) Theo phương trình 2: nZnO = nZnCl2 (2)= 2´ nZnO= 2´ 0,04= 0,08(mol) nHCl phản ứng = nHCl(1) +nHCl(2) = 0,04 + 0,08 = 0,12(mol) đ dd sau phản ứng có HCl dư nHCl dư = 0,15- 0,12 = 0,03 (mol) nZnCl2 = 0,02+ 0,04 = 0,06 (mol) CM HCldư = CM ZnCl2= 4. Hướng dẫn học ở nhà Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì Bài tập về nhà : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 SGK tr. 72 IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 20/12/2013 Ngày dạy: 27/12/2013 Tiết 36 Tuần 19 Kí duyệt: Kiểm tra học kì I Môn: Hoá 9 Bài kiểm tra số : 3 Ngày soạn: …………….. Ngày kiểm tra : …………….... Ngày trả bài : ………………... A. Mục đích yêu cầu: - Kiểm tra chất lượng dạy và học kiến thức học kì I - Yêu cầu: HS nhớ được các tính chất vật lí, hoá học, viết được PTHH minh hoạ cho các tính chất của các hợp chất vô cơ, kim loại, phi kim…, viết được PTHH minh hoạ cho các tính chất, PTHH điều chế các chất đại diện cho các hợp chất vô cơ, kim loại, phi kim…, làm được 1 số dạng bài tập như: tính theo PTHH có liên quan đến: nồng độ dung dịch, thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp, hiệu suất,…. bài tập nhận biết. B. Chuẩn bị : - HS: Ôn tập kiến thức học kì I. - GV: Nghiên cứu soạn đề kiểm tra phù hợp với các đối tượng HS. C. Nội dung kiểm tra : I. Phương thức tiến hành:- Thời gian : 45 phút - Cách thức : viết II - Đề bài - Đáp án biểu điểm: Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2đ) Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng: 1. Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần là: A. K, Mg, Al, Fe, Cu, Ag B. Ag, Fe, Al, Cu, Mg, K C. Ag, Cu, Fe, Al, K D. K, Mg, Ag, Fe, Al, Cu 2. Cặp chất nào sau đây có thể phản ứng được với nhau? A. NaCl và AgNO3 B. Na2SO4 và BaCO3 C. Na2SO4 và AlCl3 D. ZnSO4 và CuCl2 3. Ngâm 1 chiếc đinh sắt đã cạo sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat, quan sát thấy: A. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Sắt bị hoà tan, màu của dung dịch không thay đổi. C. Màu xanh của dung dịch nhạt dần, có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt. D. Sắt bị hoà tan, màu xanh của dung dịch đậm dần. 4. Để nhận biết từng khí trong 3 lọ khí riêng biệt sau: Cl2, HCl, H2 người ta có thể dùng: A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch AgNO3 C. CuO (đốt nóng) D. Quì tím ẩm. Phần II: Tự luận (8đ) Bài 1: (2,0 đ) Viết PTHH xảy ra trong các trường hợp sau: a) Rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. b) Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào lọ đựng khí clo. c) Cho vào ống nghiệm một ít Cu(OH)2. Thêm từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm, đồng thời lắc nhẹ. d) Điều chế khí clo bằng cách điện phân dung dịch muối ăn bão hoà. Bài 2: (2,5 đ) Hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm để nhận biết các chất sau. Viết PTHH xảy ra (nếu có). a) Dung dịch HCl, dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4. b) Hai kim loại màu trắng là Al và Ag. Bài 3: (1,0 đ) Có một dung dịch gồm 2 muối: Al2(SO4)3 và FeSO4. Trình bày một phương pháp hoá học để từ dung dịch trên điều chế ra dung dịch Al2(SO4)3. Viết phương trình hoá học. Bài 4: (2,5 đ) Hoà tan hoàn toàn 0,56 g sắt bằng dung dịch HCl 14,6 %. a) Viết phương trình hoá học. b) Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí hiđro sinh ra (đktc). c) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng, biết rằng người ta đã dùng dư 20% so với lượng cần thiết. (Cho: Fe = 56; H = 1; Cl = 35,5. HS được sử dụng bảng tính tan). Đáp án - biểu điểm môn hoá 9 (Kiểm tra chất lượng kì I, 2011 – 2012) Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (2đ) ý 1 2 3 4 Đáp án C A C D (HS khoanh quá 1 đáp án thì không cho điểm) 0,5 x 4 = 2 đ Phần II: Tự luận (8đ) Bài 1: (2 đ) Mỗi phương trình viết đúng - Phương trình chưa cân bằng hoặc cân bằng sai cho 0,25đ. (sai CTHH không cho điểm) 0,5 x 4 = 2 đ Bài 2: (2,5 đ) a) (1,5 đ) - Dùng 3 mẩu giấy quì tím nhúng vào 3 dung dịch: + Nếu thấy quì tím chuyển sang màu xanh, là dung dịch Ba(OH)2. + Nếu thấy quì tím chuyển sang màu đỏ, là dung dịch HCl hoặc H2SO4. - Để nhận biết 2 dung dịch HCl và H2SO4 ta nhỏ 1 ít dung dịch BaCl2 vào 2 dung dịch đó: + Nếu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng, là dung dịch H2SO4. + Không thấy xuất hiện kết tủa, là dung dịch HCl. PT: H2SO4 + BaCl2 -> BaSO4 + 2HCl b) (1 đ) Lần lượt nhỏ vào 2 ống nghiệm đựng 2 kim loại cần nhận biết 1 ít dung dịch axit HCl - Nếu thấy hiện tượng sủi bọt khí, là Al. - Không thấy sủi bọt khí, là Ag. 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2 (HS có thể trình bày cách khác, GV chia thang điểm tương tự) 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ Bài 3: (1,0 đ) Cho một lượng bột nhôm dư vào dung dịch 2 muối, chỉ có Al tác dụng với muối FeSO4: 2Al + 3FeSO4 -> Al2(SO4)3 + 3Fe Tách kết tủa, thu được dung dịch Al2(SO4)3. 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ Bài 4: (2,5đ) a) Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2 (4) 0,25 đ b) 0,56 56 nFe = = 0,01 mol Theo PTHH (4): nFeCl2 = nFe = 0,01 mol Ta có: m = n. M Mà MFeCl2 = 56 + 35,5 . 2 = 127 g => mFeCl2 = 0,01 . 127 = 1,27 g. Theo PTHH (4) ta có: nH2 = nFe = 0,01 mol => VH2 = 0,01 . 22,4 = 0,224 (l) 0,25đ 0,25 đ 0,25đ 0,25 đ 0,25 đ c) Theo PTHH (4) ta có: nHCl = 2nFe = 0,01. 2 = 0,02 mol =>mHCl = 0,02 . (1 + 35,5) = 0,02 . 36,5 = 0,73 g 100 14,6 => mddHCl = 0,73 . = 5g 20 100 Mà lượng dung dịch HCl đã được dùng dư 20% so với lượng cần thiết => mddHCl đã dùng = 5 + 5 . = 5 + 1 = 6g 0,25 đ 0,25đ 0,5 đ D – Nội dung chấm trả bài: 1 . Điểm làm bài : Số TT Lớp Tổng số Bài KT Tổng số điểm TB trở lên 0-1,5 2-3 3,5-4,5 5-6 6,5-7,5 8-9 10 SL % 1 9A 2 9B 3 9C 4 9D 2. Những ưu-khuyết điểm qua bài làm của học sinh (Những sai sót phổ biến – cá biệt – cách sửa chữa) 3. Nhận xét chung (Đề bài – Chất lượng – Có cần phải kiểm tra lại không) E. Rút kinh nghiệm: (Những kiến thức – kỹ năng cần củng cố và rèn luyện thêm. Hướng giải quyết cho quá trình giảng dạy tiếp theo)

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 9 KI 1.doc