GV: Trao tranh lên và phân tích tranh sự điện phân nước
-Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và nhận xét
+ Hiện tượng xuất hiện ở 2 đầu cực A và B trước và sau khi cho dòng điện chạy qua?
HS: quan sát TNrút ra nhận xét:
Khi cho dòng điện chạy qua nước trên bề mặt của 2 điện cực xuất hiện nhiều bọt khí
GV: giới thiệu: Tại cực âm có khí hiđrô sinh ra và tại cực dương có khí O2 sinh ra
GV: Bằng cách nào người ta biết được khí ở ống A là khí H2, khí ở ống B là khi O2?
HS: Dựa vào dấu hiệu nhận biết 2 khí
+ Khí O2 làm que đóm còn than hồng bùng cháy
+ Khí H2 cháy và gây ra tiếng nổ nhỏ
Gv: Nhận xét thể tích H2 và O2 thoát ra ở 2 điện cực.
HS: V H2 = 2 V O2
GV: Từ nhận xét trên hãy viết PTHH biểu diễn sự phân hủy nước bằng dòng điện
HS: Lên bảng viết
GVKL và cho HS ghi bài
18 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 29-34 - Đặng Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm BT 4 SGK tr.130
GV: Nhận xét và cho điểm.
HS trả lời
HS:
BT 4: NaOH: natri hiđrôxit
Fe(OH)2 : Sắt (II) hiđrôxit
Al(OH)3 : Nhôm hiđrôxit
3. Vào bài: Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu hợp chất vô cơ cuối cùng đó là muối .vậy muối là gi? Muối có CTHH chung như thế nào? Phân loại và đọc tên ra sao?
4. Hoạt động
Hoạt động 1: tìm hiểu định nghĩa và cách lập CTHH muối
Mục tiêu:Giúp HS nắm được:
Khái niêm và CTHH chung của muối.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Y/c các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập bảng 1
-Điền vào chỗ trống
-Nhận xét về thành phần của muốiàNêu KN muối.
-Lập CTHH tổng quát của muối.
HS:tìm hiểu thông tin SGKàthảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
Y/c.: Điền vào chỗ trống
-Nhận xét về thành phần của muối. -Nêu KN muối.
-Lập CTHH tổng quát của muối.
GV: Y/c:1-2 nhóm treo đáp án lên bảng àcác nhóm khác nhận xét,bổ sung
HS: 1-2 nhóm treo đáp án lên bảng àcác nhóm khác nhận xét,bổ sung
-Gv rút ra KL và bổ sung:
HS:theo dõi và ghi bài
1. Khái niệm
Muối là hợp chất mà phân tử gồm 1 hay nhiều nguyên tư KL liên kết với 1 hay nhiều gốc axit.
VD: NaHCO3, Al(NO)3
2.. CTHH: MnAm M: kim loại
A: gốc axit
m,n chỉ số.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phân loại và gọi tên muối
Mục tiêu:Giúp HS nắm được cách phân loại và gọi tên muối theo thành phần phân tử
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Yêu cầu HS từ kết quả bảng 1 nêu cách gọi tên muối
HS: Trả lời
GV: Rút ra công thức gọi tên của muối
HS: ghi nhớ
GV: Từ kết quả bảng 1 hoàn thànhàcho HS nhận xét thành phẩn gốc axít .Từ đó rút ra cách phân loại muối
3. Tên gọi
Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL nhiều hoá trị)+ tên gốc axit.
VD: Al(NO3)3 : Nhôm nitrat
KH2PO4 : Kali đihiđrô photphat
4. Phân loại
a. Muối trung hoà.
VD: Al(NO3)3, CaCO3
b. Muối axit
VD: NaHSO4 , KHCO3
Hoạt động 3:
Luyện tập –củng cố
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành 2 BT sau:
Bài tập 1: Lập CTHH của các muối sau:
Canxi nitrat
Nhôm cacbonat
Bari sunfat
Sắt (III) sunfua.
Bài tập 2: Phân loại các chất sau:
K2O, H3PO4, SO3, Na2SO4, H2S, Al2O3, FeSO4,HCl, NaOH, Al(OH)3
GV nhận xét và đưa đáp án đúng
Các nhóm thảo luận 5 phútàĐại diện 2 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Đáp án
BT 1
Ca(NO3)2 b. Al2(CO3)3 c. BaSO4
Fe2S3
BT2:
Oxit : SO3, K2O, Al2O3
Axit: H2S, H3PO4, HCl
Bazơ: NaOH, Al(OH)3
Muối Na2SO4, FeSO4
5: Hướng dẫn HS về nhà
a/ Bài cũ: Học bài và làm BT 6 SGK tr.130
b/ Bài mới: Ôn tập bài 36 và 37.
E. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Sắt (III) sunfat là tên gọi của chất có CTHH nào dưới đây:
A. Fe2(SO4)3 B. FeSO4 C. Al2(SO4)3 D. FePO4
2. Dãy nào sau đây gồm toàn công thức hóa học của muối:
A. Na2O, H2SO4, KOH, KCl B. CaCl2, K3PO4, AlCl3, CuSO4
C. P2O5, AlCl3, HCl, Na3PO4 D. CaO, Ca(OH)2, SO3, CuSO4
F. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 31, tiết 62
Bài 38: BÀI LUYỆN TẬP 7
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Giúp HS cũng cố, hệ thống hoá các kiến thức sau:
- Thành phần hoá học của nước (phần định tính và định lượng )
- Tính chất vật lí và tính chất hoá học của nước.
- Định nghĩa, công thức, tên gọi và phân loại của axit. Bazơ, muối.
- Nhận biết được axit có nhiều oxi và axit có ít oxi, bazơ tan và bazơ không tan, muối trung hoà và muối axit khi biết CTHH
2. Kĩ năng
HS biết vận dụng các kiến thức trên để làm bài tập tổng hợp có liên quan đến axit bazơ muối
B.TRỌNG TÂM:
- Tính chất hóa học của nước
- Nhận biết và gọi tên axit, bazơ, muối
C.CHUẨN BỊ:
HS: Ôn tập bài 36 và 37
GV: Bảng tổng kết các kiến thức cần nhớ ở phần I
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Hoạt động
Hoạt động 1:KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Mục tiêu:Giúp HS cũng cố, hệ thống hoá các kiến thức đã học ở bài 36 và 37 gồm:
- Thành phần hoá học của nước (phần định tính và định lượng )
- Tính chất vật lí và tính chất hoá học của nước.
- Định nghĩa, công thức, tên gọi và phân loại của axit. Bazơ, muối
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp bảng tổng kết đã được phân công chuẩn bị trước ở nhà.
Nhóm 1: Trình bày về thành phần và tính chất hoá học của nước .Lấy VD minh hoạ.
Nhóm 2: Trình bày về KN, CTHH, phân loại , cách đọc tên của axit. Lấy VD minh hoạ.
Nhóm 3: Trình bày về KN, CTHH, phân loại , cách đọc tên của bazơ. Lấy VD minh hoạ.
Nhóm 4: Trình bày về KN, CTHH, phân loại , cách đọc tên của muối. Lấy VD minh hoạ.
GV: KL và yêu cầu HS về nhà ghi phần kiến thức cần nhớ vào vở.
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung chéo cho nhau
Hoạt động 2: BÀI TẬP
Mục tiêu:Giúp HS biết
- HS vận dụng các kiến thức đã học để nhận biết axit- bazơ - muối
- Lập CTHH của axit – bazơ – muối
- Làm các bài tập có liên quan đến axit – bazơ – muối
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Phân công các nhóm thảo luận làm BT:
Nhóm 1: Làm bài tập 1 / SGK tr. 131
Nhóm 2: Làm bài tập 2 / SGK tr. 131
Nhóm 3: Làm bài tập 3 / SGK tr. 132
Nhóm 4: Làm bài tập 4 / SGK tr. 132
GV: nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
GV: yêu cầu 1 HS khá giỏi giải BT 5/ SGK tr. 132
GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
Các nhóm thảo luận 7 phút
Đại diện 4 nhóm lên bảng trình bày
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Đáp án
Bài tập 1:
K + 2H2O " 2KOH + H2
Ca + 2H2O " Ca(OH)2 + H2
Cả 2 phản ứng thuộc loại phản ứng thế.
Bài tập 2:
Sản phẩm là bazơ kiềm
Sản phẩm là axit
Sản phẩm là muối
Khác nhau: do oxit axit + nước " axit
Oxit bazơ + nuớc " bazơ
Bài tập 3:
CuCl2 , ZnSO4, Fe2(SO4)3, Mg(HCO3)2, Na2HPO4
Bài tập 4: CT chung MxOy
Khối lượng KL trong 1 mol oxit: 160 .70/100 = 112 g
Khối lượng oxi trong 1 mol oxit: 160 – 112 = 48 g
Ta có : M.x = 112 ßà 16. y = 48
" M = 56 , x = 2, y = 3 .Vậy CTHH là Fe2O3
HS : giải bài tập số 5
Số mol của nhôm oxit = 60/102 = 0,59 mol
Số mol của axit sunfuric = 49/98 = 0,5 mol
Al2O3 + 3H2SO4 " Al2(SO4)3 + 3 H2O
1 mol 3mol
0,59 mol 0,5 mol
Ta có 0,59/ 1 > 0,5/3à Al2O3 dư
Khối lượng nhôm oxit dư: 60 = 0,5 .1 .102 /3 = 43 g
4. Hướng dẫn HS về nhà
Chuẩn bị cho buổi thực hành 6:
- Mỗi nhóm 1 chậu nước
- Đọc trước nội dung của bài thực hành
E. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngàysoạn: .
Ngày dạy:
Tuần 32, tiết 63
Bài 39: BÀI THỰC HÀNH 6
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
HS củng cố , nắm vững được tính chất hoá học của nước đó là
- Nước tác dụng với 1 số KL tạo thành bazơ và khí hiđrô
- Nước tác dụng với 1 số ozit bazơ tạo thành bazơ
- Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tiến hành TN của nước với Na, CaO, P
- HS cũng cố về các biện pháp đảm bảo an toàn khi học tập nghiên cứu khoa học
3. Giáo dục
Giáo dục tính cẩn thận , chu đáo khi làm TN
B. TRỌNG TÂM : luyện kĩ năng tiến hành TN của nước với Na, CaO, P
C. Chuẩn bị:
GV:Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất
Dụng cụ: Ống nghiệm, chén sứ, cốc thuỷ tinh, lọ thuỷ tinh, muỗng sắt, đèn cồn, giấy lọc, kẹp gỗ
Hoá chất : Na, CaO, P đỏ , nước, diêm
HS:chuẩn bị bài thực hành: một ít vôi sống, kẻ sẵn bảng tường trình
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV nêu mục đích của tiết thực hành
- Những yêu cầu và quy tắc trước khi tiến hành TN
HS:trả lời:
Mục đích của tiết thực hành;
3. Hoạt động
Hoạt động 1:Nước tác dụng với Na
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Yêu cầu 1 HS nêu các bước tiến hành TN Na tác dụng với nuớc ở bài 36
GV: yêu cầu HS nêu các bước tiến hành ở bài 39.
? Giải thích sự khác nhau của 2 cách làm TN ở Bài 36 và 39
GV đưa các bước tiến hành lên bảng và yêu cầu các nhóm tiến hành TN như các bước trên.
GV: lưu ý cho HS khi cắt Na chỉ cần 1 miếng nhỏ
Cần dùng giấy lọc để thấm khô dầu hoả
Không ghé mắt gần bình phản ứng của Na
GV nhận xét cách tiến hành và kết quả TN của các nhóm
HS trả lời
HS: nêu các bước tiến hành ở bài 39
HS: Cách tiến hành TN ở bài 39 đơn giản hơn
HS: Các nhóm tiến hành TN theo các bước dưới sự hướng dẫn của GV.
HS ghi hiện tương quan sát được và viết PTPƯ xảy ra vào bảng tường trình.
Hoạt động 2: Nước tác dụng với vôi sống (CaO)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Phát dụng cụ và hoá chất cho TN 2
GV hướng dẫn các nhóm tiến hành theo các bước sau:
+Cho vào cốc thuỷ tinh 1 ít CaO
+ Cho khoảng 10 ml nước vào cốc.
+ Nhận xét hiện tượng xảy ra.
+ Cho vào 1-2 giọt phennoltalein vào dd tạo thành. Nhận xét hiện tượng.
GV: nhận xét thao tác tiến hành và kết quả TN của các nhóm
GV: Nêu điều kiện để phản ứng thành công là CaO còn mới
HS nhận dụng cụ và hoá chất.
Các nhóm tiến hành TN như các buớc đã nêu
HS ghi nhận xét hiện tượng và viết PTPƯ xảy ra vào bảng tường trình.
Hoạt động 3: Nước tác dụng với P2O5
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV:phát dụng cụ và hoá chất cho TN 3.
GV: dùng bộ TN mẫu để làm TN theo trình tự các bước được ghi trên bảng phụ.
+ HS thử đậy nút vào lọ thuỷ tinh xem nút có vừa không
+ Bật diêm và đốt đèn cồn
+ Cho 1 lượng nhỏ P đỏ vào muỗng sắt và đốt trên ngọn lửa đèn cồn.
+ Đưa nhanh P đang cháy vào lọ thuỷ tinh có chứa 1 ít nước.Sau đó đưa muỗng sắt ra khỏi lọ
+ Dùng nút cao su đậy kín và lắc cho khói P2O5 tan vào trong nước.
+ Cho 1 mẫu giấy quỳ tím vào dd sau pư
GV nhận xét kĩ năng làm TN và kết quả của từng nhóm.
GV: Lưu ý
Cần lấy 1 lượng P vừa đủ và cần tiến hành cẩn thận khói độc
HS nhận dụng cụ và hoá chất.
HS quan sát cách tiến hành TN của GV
HS tiến hành TN theo các bước như trên.
HS ghi hiện tượng quan sát được và viết PTPƯ xảy ra vào bảng tường trình.
Hoạt động 4: Viết bản tường trình
Các nhóm thảo luận để giải thích hiện tượng xảy ra và ghi vào bảng tường trình.
4. Hướng dẫn HS về nhà
- Yêu cầu các nhóm dọn dẹp, rửa dụng cụ.
E. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tuần 29 -34.....doc