Giáo án Hóa học 8 - Tuần 1-13 - Đặng Thị Thủy

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức: Giúp học sinh biết được:

- Hoá học là môn khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.

- Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta, do đó cần thiết có kiến thức Hoá học và sử dụng chúng trong cuộc sống.

- Cần làm gì để học tốt môn hóa học

+ Khi học tập môn hóa học, cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập kiến thức, tìm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ

+ Học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học

2. Kĩ năng:

-Quan sát thí nghiệm và các phương tiện trực quan rút ra được nhận xét, kết luận cần thiết

- Từ các vật dụng, sản phẩm trong thực tiễn đời sống rút ra được vai trò của hóa học trong cuộc sống

3. Thái độ:

-Có lòng say mê môn học, ham thích đọc sách, rèn luyện phong7 pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.

II-CHUẨN BỊ:

GV: *Hoá cụ: Giá ống nghiệm, 3 ống nghiệm, kẹp, thìa lấy hoá chất rắn, ống hút.

 *Hoá chất: dd CuSO4 , dd NaOH , dd HCl, đinh sắt.

HS: SGK, vở ghi chép, xem trước bài

III-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

2/ Kiểm tra bài cũ: Không

 3/ Các hoạt động dạy và học :

Giới thiệu bài mới : Chúng ta đã nghe rất nhiều đến môn hóa học. Vậy hóa học là gì? Nó có vai trò gì trong cuộc sống? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi trên

 

doc60 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 1-13 - Đặng Thị Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… --------------------------——ª––--------------------------------- Tuần : 12 Tiết : 44 Ngày soạn : 29/10/2013 Ngày dạy: 07/11/2013 Bài 17: BÀI LUYỆN TẬP 3 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC - Củng cố kiến thức về PƯHH (định nghĩa, bản chất, điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết), - Củng cố kiến thức về định luật bảo toàn khối lượng (phát biểu, giải thích và áp dụng) - Củng cố các kiến thức về PTHH(các bước lập PTHH, ý nghĩa của PTHH) -Rèn kỹ năng phân biệt được hiện tượng hoá học, lập PTHH khi biết các chất tham gia và sản phẩm. - Vận dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính toán theo các PTHH đã lập II-CHUẨN BỊ GV : Chuẩn bị trước các phiếu học tập (theo Nội dung triển khai trong tiết học). Hình vẽ sơ đồ tương trưng cho phản ứng: N2 + H2 à NH3 (bài tập 1 trang 61 SGK) HS: Xem trước bài III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi Đáp án, biểu điểm - Nêu các bước lập PTHH - Nêu ý nghĩa của PTHH - Lập PTHH của phản ứng sau + Natri tác dụng với khí oxi tạo natri oxit(Na2O) + Fe + O2 ---> Fe3O4 Nêu đúng các bước (2đ) Nêu đúng ý nghĩa (2 đ) Lập PTHH đúng (6đ) 3/ Các hoạt động dạy và học Giới thiệu bài mới :Để giúp các em nắm vững các kiến thức đã học về hiện tượng hóa học, PƯHH , ĐLBTKH, PTHH thì chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại qua luyện tập số 3 này Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ GV:Đặt câu hỏi -Hiện tượng hoá học là gì? Hiện tượng vật lí là gì? -Thế nào là PƯHH? - Bản chất của phản ứng hóa học là gì? - Dấu hiệu nhận biết có PƯHH xảy ra? HS: Phát biểu - Hiện tượng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác - Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác - Là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử - Có chất mới sinh ra GV: phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS thảo luận nhóm làm Hãy xác định hiện tượng xảy là hiện tượng vật lí hay hóa học a)Dây sắt được cắt thành từng đoạn và tán thành đinh. b)Hoà tan axit axêtic vào nước được dd axit axêtic loãng. c)Đốt cháy sắt trong ôxi thu được chất rắn màu nâu đen Fe3O4. d)Khi mở nút chai nước giải khát có ga, thấy có bọt khí. HS: thảo luận nhóm làm à trình bày Hiện tượng vật lí: a,b Hiện tượng hóa học là : c,d GV: nhận xét, chốt lại GV : yêu cầu HS phát biểu Nội dung định luật BTKL. HS: phát biểu mA+mBàmC +mD Trong 1 PƯHH, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng GV: Yêu cầu HS - Nhắc lại các bước lập PTHH - Khi cân bằng PTHH ta lưu ý những gì? HS: - Các bước lập PTHH Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng Bước 2: Cân bằng Bước 3: Viết PTHH - Lưu ý : cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 bên phương trình I. Kiến thức cần nhớ Các khái niệm -Hiện tượng vật lí - Hiện tượng hóa học - Phản ứng hóa học - Định luật bảo toàn khối lượng- công thức về khối lượng của phản ứng - Phương trình hóa học- các bước lập PTHH – ý nghĩa của PTHH Hoạt động 2: Luyện tập GV : Sử dụng hình vẽ sơ đồ phản ứng giữa N2 và H2àyêu cầu HS làm BT 1 trang 60 HS :đọc đề bài tập 1 trang 60à làm vào vở. GV: Gọi 1 hs lên bảng làm HS: Lên bảng làm GV: Gọi 1 hs nhận xét HS: Nhận xét và sửa cho đúng GV: Sửa bài và cho hs ghi chép GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 3 trang 61 SGK à chỉ định 1 HS giải bài tập 3 trên bảng. HS: Đọc bài tập và giải trong vở GV: Gọi 1 hs lên bảng làm HS: Lên bảng làm GV: Gọi 1 hs nhận xét HS: Nhận xét và sửa cho đúng GV: Sửa bài và cho hs ghi chép GV: Yêu cầu hs làm bài 4/61 HS: làm bài tập 4 trang 61. GV: Hướng dẫn hs làm bài tập 5/61 -Trước hết các em hãy dựa vào cách lập CTHH để tìm x,y -Sau đó các em cân bằng PTHH -Dựa vào PTHH để lập tỉ lệ HS: Làm bài tập theo hướng dẫn BT 1/60 a/ Chất tham gia là khí nitơ ,khí hiđro Chất sản phẩm :khí amoniac b/ Trước phản ứng nguyên tử N liên kết với nguyên tử N ;nguyên tử H liên kết với nguyên tử H Sau phản ứng 1N liên kết với 3 H c/ Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau BT 3/61 a/PƯHH: CaCO3 àCaO + CO2 b/ Khối lượng của CaCO3 = 140 + 110 = 250g Tỉ lệ phần trăm về khối lượng của CaCO3 chứa trong đá vôi % CaCO3 = x 100 %=89,3% BT 4/61 a/ C2H4+3O2à 2CO2+2H2O b/ 1 phân tử C2H4 tác dụng với 3 phân tử O2 -1 phân tử C2H4 tạo ra 2 phân tử CO2 BT 5/61 a/ à à x=2, y =3 à Al2(SO4)3 Al + H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + H2 b/2Al+3H2SO4 Al2(SO4)3+3H2 -Cứ 2 nguyên tử Al tác dụng được với 3 phân tử H2SO4 -Cứ 2 nguyên tử Al tạo thành 1 phân tử Al2(SO4)3 4/ Kiểm tra- đánh giá (phần luyện tập) 5/ Hướng dẫn học HS học ở nhà : -Học lại bài theo phần kiến thức cần nhớ. (Trang 60 SGK) -Học bài ; ôn bài để tiết sau kiểm tra 1 tiết V- Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… --------------------------——ª––--------------------------------- Nhận xét ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày …...tháng...….năm 2013 Kí duyệt của tổ Tuần : 13 Tiết : 25 Ngày soạn : 29/10/2013 Ngày dạy: 11/09/2013 BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT I- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức -Kiểm tra các kiến thức đã học: CTHH của đơn chất, CTHH của hợp chất, xác định hóa trị của một nguyên tố, các bước lập CTHH, thế nào là hiện tượng vật lý, thế nào là hiện tượng hóa học, phản ứng hóa học, định luật bảo toàn khối lượng, cách lập PTHH… 2. Kĩ năng Suy nghĩ độc lập, vận dụng kiến thức để làm bài. 3.Thái độ: Trung thực trong kiểm tra. II-CHUẨN BỊ -Giáo viên: Đề kiểm tra. -Học sinh: Ôn lại bài cũ. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ: Không 3/ Các hoạt động dạy và học : -Giáo viên: Phát đề. -Học sinh: Làm bài (thời gian 45’) A/ MA TRẬN Kiến thức TNKQ Tự luận Tổng NB TH VD NB TH VD TN TL Phản ứng hóa học 2 1đ 3 1.5đ 1 0.5đ 1 2đ 2 4đ 1 1đ 6 3đ 4 7đ TS Câu 2 3 1 1 2 1 6 4 Điểm 1đ 1.5đ 0.5đ 2đ 4đ 1đ 3đ 7đ B/ĐỀ BÀI: I/Trắc nghiệm khách quan (3đ) Chọn đáp án đúng: Câu 1: Công thức về khối lượng áp dụng cho sơ đồ phản ứng: CaO + CO2 ----> CaCO3 là A- B- C- D- . Câu 2: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia là do A - Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi. B- Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố không đổi. C- Phân tử này biến đổi thành phân tử khác D- Hình dạng nguyên tử không đổi Câu 3 : Cho 40 (g) Natri Hyđroxit tác dụng với 36,5 (g) Axit Clohyđric tạo ra được 58,5 (g) Natri Clorua và 1 lượng nước thu được là : A- 10(g) B- 18(g) C- 24(g) D- 28(g) Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng sau: Al + CuSO4 ---> Alx(SO4)y + Cu Chỉ số x, y tương ứng để có các CTHH đúng là A- 2, 2 B- 2, 3 C- 2, 6 D- 1, 1 Câu 5: Cho phương trình hóa học sau : 4P + 5O2 à 2P2O5 Tỉ lệ số nguyên tử P: Số phân tử O2 : số phân tử P2O5 là : A- 4: 3: 1 B- 4: 4: 2 C- 4: 5: 2 D- 4: 1: 6 Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng sau: aFe(OH)3 ---> bFe2O3 + cH2O.Hệ số a,b,c lần lượt là A- 1,1,1 B- 2,1,2 C- 2,1,3 D- 2,2,3 II- Tự luận Câu 1 1/ Trong những quá trình dưới đây, đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học?. a/ Dây sắt được cắt thành từng đoạn và tán thành đinh b/ Đốt cháy sắt trong ôxi thu được chất rắn màu nâu đen Fe3O4. c/ Sắt gỉ chuyển thànhmột chất màu nâu đỏ d/ Bánh xe để ngoài nắng bị nổ 2/ Đốt cháy 4,8 gam Magiê (Mg) trong không khí thì thu được 8,0 gam Magiê Oxit ( MgO).Tính khối lượng khí Oxi (O2) của không khí tham gia phản ứng . Câu 2 : Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng. a- Nhôm + khí oxi ---------> Nhôm oxit b Nhôm + Axit Clohiđric (HCl) -------> Nhôm Clorua(AlCl3) + Khí hiđrô c- Fe + Cl2 -------> FeCl3 d- K2CO3 + CaCl2 ---------> CaCO3 + KCl Câu 3: Điền hệ số và CTHH thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành PTHH a- ..?.Cu + …?…. -----> ..?.. CuO b- CaO + ..?. HNO3 ----> Ca (NO3)2 + ---?--- c- CaCO 3 --------> …?.... + CO 2 d- K2SO4 + ..? …. -------- > BaSO4 + ..?.. KCl Câu 4: : Cho 2 sơ đồ phản ứng sau Fe(OH)y + H2SO4----->Fex(SO4)y + H2O FeS2 + O2 ----> Fex Oy + SO2 a/ Xác định chỉ số x, y , biết rằng x # y b/ Lập PTHH của phản ứng ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – TUẦN 13 – TIẾT 25 I/Trắc nghiệm khách quan (3đ) 0,5 đ x 6 câu = 3 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A B B B C C II- Tự luận Câu Nội dung Điểm Câu 1 1/ Hiện tượng vật lí : a, d Hiện tượng hóa học : b, c 0,5 đ 0,5 đ 2/ = - = 8 – 4, 8 = 3,2 g 0,5 đ 0,5 đ Câu 2 a. 4 Al + 3 O2 à 2 Al2O3 =>tỉ lệ = 4 : 3 : 2 b. 2 Al + 6 HCl à 2 AlCl3 + 3 H2 => tỉ lệ = 2 : 6 : 2 : 3 c. 2 Fe + 3 Cl2 à 2FeCl3 =>ỉ lệ = 2 : 3 : 2 d. K2CO3 + CaCl2 à CaCO3 + 2KCl. =>tỉ lệ = 1 : 1 : 1 : 2 Lập PTHH đúng được 0,25 đ. Rút ra tỉ lệ đúng 0,2 5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 3 a- 2Cu + O2 à 2CuO b- CaO + 2 HNO3 à Ca (NO3)2 + H2O c- CaCO 3 à CaO + CO 2 d- K2SO4 + BaCl2 à BaSO4 + 2 KCl 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 4 Nguyên tố Fe có hóa trị là II và III nên y có thể bằng 2 hoặc 3. Nhóm (SO4) có hóa trị và nguyên tố Oxi có hóa trị là II nên x = 2 Vì x# y nên x= 2 và y= 3 là phù hợp Phương trình hóa học: 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 à Fe2(SO4)3 + 6H2O (0,25 đ) 4FeS2 + 11O2 à 2Fe2 O3 + 8 SO2 0,2 5 đ 0,2 5 đ 0,2 5 đ 0,2 5 đ V. Kết quả Lớp Sĩ số 0--> 1,8 2 ---> 4,8 <5,0 5,0 ->6,3 6,5--->7,8 8,0-->10,0 5=< 8/3 8/4 8/5 8/6 Tổng VI. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • dochoa 8 t1-13.doc