Giáo án Hóa học 8 - Tiết 65, Bài 43: Pha chế dung dịch (Tiết 2) - Kră Jẵn K' Lưu

I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

 - Các bước tính toán, tiến hành pha loãng dung dịch theo nồng độ cho trước.

2. Kĩ năng:

 - Tính toán được lượng chất cần lấy để pha chế được một dung dịch cụ thể có nồng độ cho trước.

3. Thái độ:

 - Có ý thức học tập nghiêm túc, cẩn thận, tích cực và chính xác.

4. Trọng tâm:

 - Biết cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

a. Giáo viên:

 - Các bài tập vận dụng để tính toán cách pha chế.

 - Dụng cụ: Cốc thủy tinh 100ml, đũa thủy tinh.

 - Hóa chất: MgSO4, NaCl,, H2O.

b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.

2. Phương pháp:

 - Vấn đáp, làm mẫu, làm việc nhóm, làm việc cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Ổn định lớp(1’): 8A1:.

 8A2:.

2. Kiểm tra bài cũ(9’):

 HS1: Làm bài tập 1a SGK/146.

 HS2: Làm bài tập 1b SGK/146.

3. Vào bài mới:

* Giới thiệu bài: (1') Chúng ta đã biết cách tính nồng độ dung dịch. Nhưng làm thể nào để pha loãng được một dung dịch theo nồng độ cho trước? Ta tìm hiểu bài học hôm nay:

 

doc2 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 65, Bài 43: Pha chế dung dịch (Tiết 2) - Kră Jẵn K' Lưu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Ngày soạn: 07/05/2014 Tiết 65 Ngày dạy : 09/05/2014 Bài 43. PHA CHẾ DUNG DỊCH(TT) I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: - Các bước tính toán, tiến hành pha loãng dung dịch theo nồng độ cho trước. 2. Kĩ năng: - Tính toán được lượng chất cần lấy để pha chế được một dung dịch cụ thể có nồng độ cho trước. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập nghiêm túc, cẩn thận, tích cực và chính xác. 4. Trọng tâm: - Biết cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: - Các bài tập vận dụng để tính toán cách pha chế. - Dụng cụ: Cốc thủy tinh 100ml, đũa thủy tinh. - Hóa chất: MgSO4, NaCl,, H2O. b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp. 2. Phương pháp: - Vấn đáp, làm mẫu, làm việc nhóm, làm việc cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 8A1:............................................................................................................ 8A2:............................................................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ(9’): HS1: Làm bài tập 1a SGK/146. HS2: Làm bài tập 1b SGK/146. 3. Vào bài mới: * Giới thiệu bài: (1') Chúng ta đã biết cách tính nồng độ dung dịch. Nhưng làm thể nào để pha loãng được một dung dịch theo nồng độ cho trước? Ta tìm hiểu bài học hôm nay: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1. Pha loãng một dung dịch theo nồng độ mol cho trước(13’). -GV: Yêu cầu HS làm ví dụ: Từ muối MgSO4, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế 100ml dung dịch MgSO4 0,4 M từ dung dịch MgSO4 2M. -GV: Hướng dẫn các bước tiến hành: + Tính số mol chất tan có trong 100ml dung dịch 0,4M : + Tính thể tích dung dịch MgSO4 2M trong đó có 0,04 mol MgSO4. + Nêu cách pha chế và tiến hành pha chế. -GV: Yêu cầu các nhóm HS tiến hành pha chế dung dịch theo các số liệu đã tính toán. -HS: Nghiên cứu đề bài và suy nghĩ cách làm theo những kiến thức đã học. -HS: Làm bài tập trong vòng 5 phút: + Số mol chất tan có trong 100ml dung dịch 0,4M: + Thể tích dung dịch MgSO4 2M trong đó có 0,04 mol MgSO4: + Lấy 20ml dung dịch MgSO4 cho vào cốc thủy tinh 200ml. Đổ từ từ nước cất vào cốc và khuấy nhẹ đến 100ml thì dừng lại. Được 100ml dung dịch MgSO4 0,04M. -HS: Các nhóm tiến hành pha chế dung dịch theo các số liệu đã tính toán. Hoạt động 2. Pha loãng một dung dịch theo nồng độ phần trăm cho trước(12’). -GV: Yêu cầu HS làm ví dụ: Từ muối NaCl, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế 150g dung dịch NaCl 2,5% từ dung dịch NaCl 10%. -GV: Hướng dẫn các bước tính toán số liệu trước khi pha chế: + Tính khối lượng NaCl trong 150g dung dịch NaCl 2,5%. + Tính khối lượng dung dịch NaCl dan đầu chứa 3, 75g NaCl. + Tính khối lượng nước cần dùng để pha chế dung dịch. + Nêu cách pha chế dung dịch. - GV: Yêu cầu các nhóm HS tiến hành pha chế dung dịch theo các số liệu đã tính toán được. -HS: Nghiên cứu đề bài yêu cầu và suy nghĩ cách tiến hành. - HS: Suy nghĩ cách làm bài tập trong 5 phút: + Khối lượng NaCl trong 150g dung dịch NaCl 2,5%: + Khối lượng dung dịch NaCl dan đầu chứa 3, 75g NaCl: + Khối lượng nước cần dùng: mdm= 150 – 37,5 = 112,5(g) + Cách pha chế: Cân lấy 37,5g dung dịch NaCl 10% cho vào cốc thủy tinh 200ml. Cân tiếp lấy 112,5g nước cất(hoặc đong 112,5ml) đổ từ từ vào cốc đựng dung dịch NaCl 10%, khuấy đều. Ta được dung dịch NaCl 2,5%. - HS: Các nhóm HS tiến hành pha chế dung dịch theo yêu cầu của GV. 4. Củng cố (8’): GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 4c, d, e SGK/149. 5. Nhận xét và dặn dò:(1') a. Nhận xét: - Nhận xét khả năng tiếp thu bài của học sinh. - Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào bài tập b. Dặn dò: Về nhà ôn bài. Chuẩn bị bài luyện tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTuan 33 Hoa 8 Tiet 65.doc