1-Kiến thức
- Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng.
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
- Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.
2-Kỹ năng
- Phân biệt đ¬¬ược sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện t¬¬ượng của đời sống và sản xuất.
- Biết việc cần làm khi xảy ra sự cháy.
3-Thái độ: Giúp HS có ý thức phòng chống cháy nổ.
6 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 43-44, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/01/2014
Ngày giảng: …../02/2014
TIẾT 43 KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY
I- MỤC TIÊU
1-Kiến thức
- Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng.
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
- Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.
2-Kỹ năng
- Phân biệt được sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất.
- Biết việc cần làm khi xảy ra sự cháy.
3-Thái độ: Giúp HS có ý thức phòng chống cháy nổ.
II- CHUẨN BỊ
GV: - Tranh ảnh , tư liệu về tình hình ô nhiễm môi trường không khí.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1- Ổn định tổ chức 8A
8B
2- Kiểm tra
- Thành phần của không khí? Biện pháp để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm?
- Chữa bài tập 28.5 (SBT - 35)
3- Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
?Trong tác dụng của ôxi với các đơn chất như Fe, S..hay hợp chất như CH4,em thấy có hiện tượng gì xảy ra ?
Đó gọi là sự cháy .
?Vậy sự cháy là gì ?
? Sự cháy một chất trong không khí và trong oxi có gì giống và khác nhau ?
?Vì sao nhiên liệu cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn cháy trong không khí ?
GV giới thiệu các đồ vật
bằng sắt, thép để lâu ngày bị gỉ, hiện tượng hô hấp, đó chính là sự oxi hóa chậm.
? Vậy sự oxi hóa chậm là gì ?
? Sự cháy và sự oxi hóa chậm có gì giống và khác nhau ?
? Em hãy lấy một ví dụ về sự cháy và một ví dụ về sự oxi hoá chậm
GV giới thiệu: Trong
điều kiện nhất định, sự oxi hoá chậm có thể chuyển thành sự cháy; đó là sự tự bốc cháy.Vì vậy trong nhà máy, người ta cấm không được chất giẻ lau máy có dính dầu mỡ thành đống đề phòng sự tự bốc cháy
?Thế nào là sự tự bốc cháy ?
GV: Ta để cồn, gỗ, than
trong không khí, chúng không tự bốc cháy .
?Các chất này muốn cháy được phải có điều kiện gì ?
? Đối với bếp than, nếu ta đóng cửa lò, có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao?
? Vậy các điều kiện phát sinh sự cháy là gì?
?Vậy muốn dập tắt sự cháy, ta cần thực hiện những biện pháp nào?
?Có bắt buộc thực hiện đồng thời cả 2 biện pháp không ?
? Trong thực tế, để dập tắt đám cháy, người ta thường dùng những biện pháp nào? Em hãy phân tích cơ sở của những biện pháp đó.
GV gọi HS nêu lời giải.
GV gọi HS khác bổ sung. GV chốt lại.
GV gọi HS nêu lời giải.
GV gọi HS khác bổ sung. GV chốt lại.
II. Sự cháy và sự oxi hoá chậm
HS thảo luận nhóm và trả lời.
1 Sự cháy.
+ Là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.
- Giống : Đều là sự oxi hóa
- Khác : Cháy trong oxi xảy ra mạnh hơn và tỏa nhiệt lớn hơn.
- Do chất cháy tiếp xúc với oxi nhiều hơn và phần nhiệt tỏa ra không bị tiêu
hao để đốt nóng nitơ
2 Sự oxi hoá chậm.
+ Là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
HS nghe và trả lời :
- Giống : đều là sự oxi hóa
-Khác : sự chỏy cú phỏt sỏng và sự oxi hóa chậm không phát sáng
HS: Lấy ví dụ
- Sự cháy: Gas cháy
- Sự oxi hoá chậm: Sắt để lâu trong kk bị gỉ
+ Trong điều kiện nhất định sự oxi hoá chậm có thể chuyển thành sự cháy gọi là sự tự bốc cháy.
3- Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy
HS: trả lời. Yêu cầu
+Muốn gỗ, than, cồn cháy được phải đốt cháy các vật đó.
+Nếu đóng cửa lò, than sẽ cháy chậm lại và có thể tắt vì thiếu oxi
a, Điều kiện phát sinh sự cháy.
+ Chất cháy phải đốt nóng đến to cháy
+ Có đủ oxi.
b, Điều kiện dập tắt sự cháy.
+ Hạ to chất cháy xuống dưới to cháy.
+ Cách li chất cháy với oxi
HS: thảo luận trả lời.
+ Không bắt buộc
- Trong thực tế, để dập tắt đám cháy, người ta thường làm như sau:
+Phun nước
+ Phun khí CO2 vào vật cháy để ngăn cách vật cháy với không khí.
+Trùm vải hoặc cát lên ngọn lửa (đối với những đám cháy nhỏ)
Bài tập 28.4 (SBT – 35).
HS nêu lời giải.
a, Ta có :
b, Ta có :
PT : 2Cu + O2 2CuO
Cứ 128g 22,4l 160g
Vậy xg 0,4l yg
Bài tập 28.6 SBT - 35.
HS nêu lời giải.
a, Thể tích không khí trong phòng là :
b, Thể tích CO2 thở ra trong một phút của một em là :
Thể tích CO2 thở ra trong 45 phút của 50 em học sinh là :
4- Củng cố
- Giáo viên nhắc lại nội dung của bài học. HS đọc phần 2, 3, 4 ghi nhớ SGK - 98.
- So sánh sự cháy và sự oxi hoá chậm, điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy ?
- Trả lời câu hỏi số 2 SGK trang 99.
5- Hướng dẫn về nhà
- Học bài. Đọc trước bài 29.
-Làm bài tập: 3, 4, 5, 6 (SGK - 99), bài tập 28.2, 7 (SBT - 35)
- Ôn tập các kiến thức chương oxi-sự cháy
Ngày soạn: 18/01/2014
Ngày giảng: …../02/2014
TIẾT 44 BÀI LUYỆN TẬP 5
I- MỤC TIÊU
1- Kiến thức
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học trong chương 4 - Oxi- Không khí: tính chất lí, hóa học, ứng dụng, điều chế oxi trong PTN và trong CN, thành phần của không khí.
- Một số khái niệm hóa học mới: oxit, sự oxi hoá, sự cháy, sự oxi hoá chậm, PƯ hoá hợp, PƯ phân huỷ.
2-Kỹ năng
- Rèn kỹ năng viết PTHH thể hiện tính chất của oxi, điều chế oxi, qua đó củng cố kĩ năng đọc tên oxit, phân loại oxit (oxit bazơ, oxit axit), phân loại phản ứng (phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp, phản ứng thể hiện sự cháy ...
- Củng cố các khái niệm sự oxi hóa, phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp.
3. Thái độ : Giáo dục tính tích cực, tự giác học tập
II- CHUẨN BỊ
- HS ôn lại kiến thức ttrong chương.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1- Ổn định tổ chức: 8A
8B
2- Kiểm tra: Kết hợp bài mới
3- Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV phát phiếu học tập :
1-Tính chất húa học của oxi
2-Ứng dụng của oxi
3-Điều chế oxi trong PTN
4-Sự oxi hóa ?
5-Oxit là gì ? Phân loại oxit ?
6-Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy ?
7-Thành phần của không khí?
- Cho hs thảo luận để trả lời từng câu hỏi
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm các kiến thức đã học ở chương IV.
GV chốt lại trên bảng phụ
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập
GV Gọi HS đọc, tóm tắt bài, đề ra hướng giải.
GV: Tổ chức các nhóm chơi trò chơi
- Phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa có màu sắc khác nhau ghi các công thức hoá học sau: CaCO3, CaO, P2O5, SO2, SO3, Fe2O3, BaO, CuO, K2O, SiO2, Na2O, FeO, MgO, CO2, H2SO4, MgCl2, KNO3, Fe(OH)2
- Các nhóm thảo luận rồi lần lượt dán vào chỗ trống thích hợp trong bảng sau:
TT
Tên gọi
Công thức
1
Magie oxit
2
Sắt II oxit
3
Sắt III oxit
4
Natri oxit
5
Bari oxit
6
Kali oxit
7
Đồng II oxit
8
Canxi oxit
9
Bạc oxit
10
Nhôm oxit
11
Lưu huỳnh tri oxit
12
Đi photpho penta oxit
13
Cacbon đi oxit
14
Silic đi oxit
GV: Tổ chức cho các nhóm n/x, cho điểm
I- Kiến thức cần nhớ
1-Tính chất hóa học của oxi.
2-Ứng dụng của oxi.
3-Điều chế oxi trong PTN.
4-Sự oxi hóa.
5-Khỏi niệm oxit. Phân loại, gọi tên oxit.
6-Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy.
7-Thành phần của không khí.
II- Bài tập.
HS: Làm bài, và nhận xét chéo.
Bài 1 ( 100 )
- HS : Các PTHH.
a C + O2 CO2.
b 4P + 5O2 2P2O5.
c 2H2 + O2 2H2O.
d 4Al + 3O2 2Al2O3.
Bài 6 ( 101 )
HS: làm bài tập, yêu cầu nêu được
+ Các phản ứng a, c, d là phản ứng phân huỷ.
+ Phản ứng b là phản ứng hoá hợp.
Bài 8a ( 101 )
HS: thảo luận nhóm làm bài tập. Yêu cầu:
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
VO2 thực tế = 100 20 = 2000 ml = 2 lit
VO2lý thuyết =
nO2 lí thuyết = 2,2 : 22,4 = 0,099 mol
Theo PT: nKMnO4 = 2nO2 = 2 0,099
= 0,198 mol
mKMnO4=0,198 158 = 31,284 gam
Bài 29.9( SBT - 37 )
- H/s : Chon đáp án C vì.
PT : 3Fe + 2O2 Fe3O4.
Cứ 168g 64g 232g
Vậy xg yg 2,32g
HS thảo luận nhóm
Các nhóm dán vào bảng trong thời gian một phút
TT
Tên gọi
Công thức
1
Magie oxit
MgO
2
Sắt (II) oxit
FeO
3
Sắt (III) oxit
Fe2O3
4
Natri oxit
Na2O
5
Bari oxit
BaO
6
Kali oxit
K2O
7
Đồng (II) oxit
CuO
8
Canxi oxit
CaO
9
Bạc oxit
Ag2O
10
Nhôm oxit
Al2O3
11
Lưu huỳnh tri oxit
SO3
12
Đi photpho penta oxit
P2O5
13
Cacbon đi oxit
CO2
14
Silic đi oxit
SiO2
4. Củng cố: Giáo viên hệ thống nội dung kiến thức trọng tâm.
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại các kiến thức trong chương, đọc trước bài 30, chuẩn bị báo cáo thực hành.
- Làm bài tập : Các bài tập 3, 4, 5, 8a (SGK-101 ), 29.10, 11, 12. (SBT- 37 ).
Tổ duyệt
File đính kèm:
- tiết 43,44.doc