I. Mục tiêu
1- Kiến thức
Biết đ¬ược các b¬ước lập công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm khối lư¬ợng của các nguyên tố tạo nên hợp chất.
2- Kỹ năng: Dựa vào công thức hoá học
Xác định đ¬ược công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm về khối l¬ượng các nguyên tố tạo nên hợp chất.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận trong tính toán
II. Chuẩn bị
HS: Ôn lại các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
III. Hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 8A
8B
2- Kiểm tra
Bài tập 1: Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi nguyên tố trong hợp chất FeS2
(Đáp án: MFeS2 = 56+32.2 = 120 gam%Fe = (56.100) :120 = 46,67%
%S = 100% - 46,67% =53,33% )
Bài tập 2:Hợp chất A có khố lượng mol là 94, có thành phần các nguyên tố là:
82,98% K; còn lại là oxi. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất A.
6 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 31-32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/11/2013
Ngày giảng: 03/12/2013
TIẾT 31 TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC
(tiếp theo)
I. Mục tiêu
1- Kiến thức
Biết được các bước lập công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất.
2- Kỹ năng: Dựa vào công thức hoá học
Xác định được công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận trong tính toán
II. Chuẩn bị
HS: Ôn lại các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
III. Hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 8A
8B
2- Kiểm tra
Bài tập 1: Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi nguyên tố trong hợp chất FeS2
(Đáp án: MFeS2 = 56+32.2 = 120 gam%Fe = (56.100) :120 = 46,67%
%S = 100% - 46,67% =53,33% )
Bài tập 2:Hợp chất A có khố lượng mol là 94, có thành phần các nguyên tố là:
82,98% K; còn lại là oxi. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất A.
3- Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV cho HS thảo luận nhóm theo các nội dung:
Giả sử công thức hoá học của hợp chất là CuxSyOz. Muốn xác định được công thức hoá học của hợp chất, ta phải xác định được x, y, z
? Vây xác định x,y,z bằng cách nào?
Em hãy nêu các bước làm
Các bước giải
+ Đặt CTHH hợp chất AxByCz
(x, y, z Z+)
+ Tìm khối lượng của mỗi ngtố
trong 1 mol hợp chất
mA =%A. MAxByCz ; mB =%B. MAxByCz ;
100 100
mC = %C. MAxByCz
100
+Tìm số mol nguyên tử của mỗi
ngtố trong một mol hợp chất
+ Suy ra x : y : z= nA :nB :nC
GV gọi lần lượt từng HS lên làm từng bước
GV gọi lần lượt từng HS lên làm từng bước
GV đưa ra các bước giải
Yêu cầu HS áp dụng làm VD 1.
GV gọi lần lượt từng HS lên làm từng bước
III. Xác định công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố
1- Xác định CTHH của hợp chất khi biết % ng tố và M.
Ví dụ 1: Một hơp chất có thành phần các nguyên tố là 40%Cu; 20% S và 40%O. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất (biết khối lượng mol là 160)
HS: Các bước giải
HS áp dụng các bước giải bài tập.
- Đặt CTHH h/c là CuxSyOz (x,y,zZ+)
- Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:
mCu == 64 gam
mS == 32 gam
mO == 64 gam
- Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất là:
nCu = 64:64 = 1 mol
nS = 32:32 = 1 mol
nO = 64:16 = 4 mol
- x : y : z= nCu :nS :nO= 1 :1 : 4
Vậy CTHH của hợp chất là: CuSO4
Ví dụ 2: Hợp chất A có thành phần các nguyên tố là: 28,57%Mg, 14,2%C; còn lại là oxi. Biết khối lượng mol của hợp chất A là 84. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất A
HS áp dụng các bước giải bài tập.
- Đặt CTHH h/c là MgxCyOz (x,y,zZ+)
- Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:
mMg
mC
mO = 84- (24+12) = 48 gam
- Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất là:
nMg = 24 : 24 = 1 mol
nC = 12 : 12 = 1 mol
nO = 48 :16 = 3 mol
- x : y : z= nMg :nC :nO= 1 :1 : 3
Vậy CTHH của hợp chất là: MgCO3
2- Xác định CTHH của hợp chất khi biết thành phần ng tố và không biết M.
+ Đặt CTHH h/c AxByCz (x, y, z Z+)
Ta có : x :y :z = %A : %B :%C
MA MA MA
(hoặc x :y :z = mA : mB : mC
MA MA MA )
Ví dụ 1:Một hợp chất có 20,2 % Al và 79,8 % Cl. Tìm CTHH của hợp chất.
HS áp dụng các bước làm BT. Yêu cầu:
-Gọi CTHH của h/c là AlxCly( x,y Z+)
x :y = 20,2 : 79,8 = 1 : 3
27 35,5
-Vậy CTHH của h/c là AlCl3
Ví dụ 2: Một hợp chất có tỉ lệ
- Gọi CTHH của h/c là AlxOy( x,y Z+)
mAl : mO = 4,5 : 4 = 2 : 3
27 16
-Vậy CTHH của hợp chất là Al2O3.
4- Củng cố
Nêu cách xác định thành phần % các nguyên tố trong hợp chất
5- Hướng dẫn về nhà
-Ôn tập phần lập PTPƯ hoá học -Làm bài: 21.3,5,6/24 SBT
Ngày soạn: 27/11/2013
Ngày giảng: 05/12/2013
TIẾT 32 TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết được
- Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ số mol bằng tỉ lệ số nguyên tử hoặc phân tử các chất trong phản ứng.
- Các bước tính theo phương trình hoá học.
2. Kĩ năng
- Tính được tỉ lệ số mol giữa các chất theo phương trình hoá học cụ thể.
- Tính được khối lượng chất phản ứng để thu được một lượng sản phẩm xác
định hoặc ngược lại.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu bộ môn
II. Chuẩn bị
HS: Ôn lại bài “Lập PTHH”
III. Hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 8A
8B
2- Kiểm tra
3- Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV đưa ra các bước của bài toán tính theo PT
GVgọi HS làm từng bước
GV yêu cầu HS làm ví dụ 2 vào vở
GV hướng dẫn HS tính
khối lượng của Al2O3 bằng cách sử dụng định luật bảo toàn khối lượng
? Em hãy nhắc lại nội dung và biểu thức của định luật bảo toàn khối lượng
? Thay khối lượng khối lượng của nhôm và oxi vào biểu thức và so sánh với kết quả đã làm ở phần trên ?
GV: Gọi HS phân tích tóm tắt đầu bài:
? Đề bài cho dữ kiện nào
? Em hãy tóm tắt đầu bài
GV gọi HS làm từng phần
GV cho HS thảo luận nhóm để tìm hướng giải bài tập.
GV gọi HS lên tính trên bảng
GV Gọi HS nhận xét
I. Tính khối lượng chất tham gia và tạo thành
Các bước giải bài toán tính theo PTHH.
1-Chuyển đổi số liệu đầu bàidã cho thành số mol.
2- Lập phương trình hoá học( viết đúng CTHH, cân bằng đúng)
3- Dựa vào PT, lập tỉ lệ số mol theo PT và theo bài ra giữa chất đã biết và chất cần tìm để tính ra số mol của chất cần biết.)
4- Chuyển đổi số mol vừa tìm được ra khối lượng (hoặc thể tích) theo yêu cầu của đầu bài.
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 1,3 gam bột kẽm trong oxi, người ta thu được bột kẽm oxit (ZnO)
Tính khối lượng kẽm oxit tạo thành
HS áp dụng các bước giải BT. Yêu cầu:
nZn =
PTHH: 2Zn + O2 2ZnO
Theo PT 2mol 2 mol
Theođầu bài 0,02mol x mol
nZnO= x = 0,02mol
mZnO = n.M = 0,2 . 81 =16,2 gam
Ví dụ 2: Để đốt cháy hoàn toàn a gam bột nhôm, cần dùng hết 19,2 gam oxi, p/ư kết thúc, thu được b gam nhôm oxit (Al2O3). Tính các giá trị a, b?
HS làm ví dụ 2 vào vở
nO2 =
PTHH: 4Al + 3O2 à 2Al2O3
Theo PT 4 mol 3 mol 2 mol
Theo đầu bài x mol 0,6 mol y mol
nAl = x = 0,8mol
nAl2O3 = y = 0,4mol
a = mAl = n . M = 0,8 . 27 = 21,6 gam
b = mAl2O3 = n . M = 0,4 .102 = 40,8 gam
HS làm cách 2
Cách 2:
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mAl2O3 = mAl + mO2 = 21,6 + 19,2 = 40,8g
* Luyện tập:
Bài tập 1:
Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế oxi bằng cách nhiệt phân kali clorat theo PTPƯ:
KClO3 to KCl + O2
a) Tính khối lượng KClO3 cần thiết để điều chế được 9,6 gam oxi
b) Tính khối lượng KCl tạo thành (bằng 2 cách)
HS:Tóm tắt đầu bài:
MO2 = 9,6 gam
mKClO3 = ?
mKCl = ?
HS làm bài:
nO2 = m : M = 9,6 : 32 = 0,3 mol
2KClO3 2KCl + 3O2
2 mol 2 mol 3 mol
nKClO3 = 2/3. nO2 = 2/3 . 0,3 = 0,2 mol
nKCl = nKClO3 = 0,2 mol
a) Khối lượng của KClO3 cần dùng là:
mKClO3 = n . M = 0,2.122,5 = 24,5 gam
b) Khối lượng của KCl tạo thành là:
mKCl = n.M = 0,2.74,5 = 14,9 gam
Cách 2: Theo ĐLBTKL :
mKCl = mKClO3 - mO2= 24,5 - 9,6 = 14,9g
4- Củng cố
GV gọi HS nhắc lại các bước chung của bài toán tính theo PTHH
Bài tập 2: Đốt cháy hoàn toàn 4,8gam một kim loại hoá trị II trong oxit dư, người ta thu được 8 gam oxit (có công thức RO)
a) Tính khối lượng oxi đã p/ư
b) Xác định tên và kí hiệu của kim loại R.
1) PTPƯ: 2R + O2 2RO 2) Theo ĐLBTKL:
mO2 = mRO - mR = 8 - 4,8 = 3,2 gam
nO2 = m : M = 3,2:32 = 0,1 mol
Theo PTPƯ:nR = nO2 . 2 = 0,1 . 2 = 0,2 mol
- MR = mR : nR = 4,8 : 0,2 = 24 gam
Vậy R là Magie
5- Hướng dẫn về nhà Bài 1/b; bài 3/a,b
Tổ duyệt
File đính kèm:
- tiet 31,32.doc