• GV Đặt vấn đề:
? Người ta bơm khí nào vào bóng bay để bóng có thể bay lên được?
? Nếu bơm khí oxi hoặc khí CO2 thì bóng bay có bay lên cao được ko? Vì sao?
GV: Để biết được khí này nặng hơn hay nhẹ hơn khí kia và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần ta phải dùng đến khái niệm tỉ khối của chất khí
GV đưa ra công thức tính dA/B gọi HS giải thích các kí hiệu có trong công thức.
5 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 29-30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/11/2013
Ngày giảng: 26/11/2013
TIẾT 29 TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí.
2. Kỹ năng
Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với
không khí.
3. Thái độ: Hs thấy được sự phù hợp giữa khoa học và thực tiễn
II. Chuẩn bị
HS: Bảng nhóm
GV Hình vẽ về cách thu một số chất khí
III. Hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức 8A
8B
2- Kiểm tra: Kết hợp bài mới
3- Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV Đặt vấn đề:
? Người ta bơm khí nào vào bóng bay để bóng có thể bay lên được?
? Nếu bơm khí oxi hoặc khí CO2 thì bóng bay có bay lên cao được ko? Vì sao?
GV: Để biết được khí này nặng hơn hay nhẹ hơn khí kia và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần ta phải dùng đến khái niệm tỉ khối của chất khí
GV đưa ra công thức tính dA/B gọi HS giải thích các kí hiệu có trong công thức.
Yêu cầu HS làm bài tập 1
Yêu cầu HS làm bài tập 2
GV chấm điểm nhóm làm nhanh nhất
Đáp án
MA
DA/H2
64
32
28
14
16
8
GV Từ công thức:
dA/B = MA : MB nếu B là không khí ta có: dA/kk=MA : Mkk
GV hướng dẫn HS tính MKK
+ Trong kk, oxi chiếm 80%, nitơ chiếm 20% về thể tích
+ Giả sử có 1 mol không khí
nO2 = 0,2 mol
nN2 = 0,8 mol
? Em hãy rút ra biểu thức tính khối lượng mol của khí A khi biết tỉ khối của khí A so với không khí?
GV: Hướng dẫn:
+ Xác định MA?
+ Xác định MR?
+ Tra bảng/42 để xác định R.
I. Bằng cách nào có thể biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B?
HS: thỏa luận, trả lời
+ Người ta bơm khí oxi
+ Ko dùng CO2, O2 vì các khí này nặng hơn kk
dA/B = MA/ MB MA = dA/B . MB
Trong đó:
dA/B là tỉ khối của khí A so với khí B
MA: Khối lượng mol của khí A
MB: Khối lượng mol của khí B
Bài tập 1
Hãy cho biết khí CO2, khí Cl2 nặng hay nhẹ hơn khí hiđrô bao nhiêu lần?
HS làm bài tập vào vở
dCO2/H2 = MCO2 : MH2= 44 : 2 = 22
dCl2/H2 = MCl2 : MH2 = 71 : 2 = 35,5
Khí cacbonic nặng hơn khí hiđrô 22 lần
Khí clo nặng hơn khí hiđrô 35,5 lần
Bài tập 2
Hãy điền các số thích hợp vào ô trống ở bảng sau:
MA
dA/H2
32
14
8
HS thảo luận nhóm làm bài tập vào vở
II. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí?
dA/kk=MA : Mkk
MKK =mO2 + mN2 =(28.0,8)+(32.0,2)=29
dA/KK = MA:29 MA = 29.dA/KK
Bài tập 3
Khí A có công thức dạng là: RO2. Biết dA/KK = 1,5862. Hãy xác định công thức của khí A.
HS làm bài:
MA = 29 . dA/KK= 29 . 1,5862= 46 g
MR = 46 - 32= 14 gam
- R là nitơ (Kí hiệu là N)
- Công thức của A là NO2
Bài tập 4
Có các khí sau: SO3, C3H6. Hãy cho biết các khí trên nặng hay nhẹ hơn kk và nặng hay nhẹ hơn kk bao nhiêu lần?
HS làm bài:
dSO2/KK = 80 : 29=2,759
dC3H6/KK = 42 : 29= 1,448
- Khí SO3 nặng hơn kk 2,759 lần
- Khí C3H6 nặng hơn kk 1,448 lần
4- Củng cố
- Vì sao trong tự nhiên khí CO2 thường tích tụ ở đáy giếng khơi, hang sâu?
Bài tập 5: Khí nào trong số các khí sau được thu bằng cách đẩy không khí úp bình? Giải thích?
a/ Khí CO2 b/ Khí Cl2 c/ Khí H2
Đáp án: c
- Vì khí hiđrô có MH2 = 2 , nhẹ hơn kk; Khí CO2, Cl2 đều nặng hơn kk nên không thu được bằng cách trên mà phải ngửa ống nghiệm.
5. Hướng dẫn về nhà: - Đọc bài đọc thêm
- Học bài và làm bài 1,2,3/69
Ngày soạn: 22/11/2013
Ngày giảng: 26/11/2013
TIẾT 30 TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC
I. Mục tiêu
1-Kiến thức: Biết được
- Ý nghĩa của công thức hoá học cụ thể theo số moℓ, theo khối lượng hoặc theo thể tích (nếu là chất khí).
- Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học
2-Kĩ năng: - Dựa vào công thức hoá học
- Tính được tỉ lệ số moℓ, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất.
- Tính được thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố khi biết công thức hoá học của một số hợp chất và ngược lại.
3. Thái độ: Giáo dục tính tích cực, say mê học tập
II. Chuẩn bị
Bảng nhóm; bút dạ
III. Hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức 8A
8B
2- Kiểm tra
- Viết công thức tính tỷ khối của khí A so với khí B và công thức tính tỉ khối
của khí A so với kk?
áp dụng: Tính tỉ khối của khí CH4 ; của N2 so với hiđrô
( dA/B=MA : MB ; dA/KK = MA:29
áp dụng: dCH4/H2 = 16: 2 =8
dN2/H2 = 28:2=14
- Tính khối lượng mol của khí A và khí B; Biết tỉ khối của khí A và B so với
hiđro lần lượt là 13 và 15
( MA = dA/H2 . MH2 =13.2 =26 gam
MB = dB/H2 . MH2 =15.2 = 30 gam )
3- Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Hướng dẫn các bước làm bài
+Tính khối lượng mol của hợp chất
+Xác định số mol nguyên tử của
mỗi nguyên tố trong hợp chất
+Từ số mol ngtử của mỗi ngtố,
xác định thành phần phần trăm
về khối lượng của mỗi ngtố
%A=x . MA . 100% ; %B=y . MB . 100%
MAxByCz MAxByCz
%C = z . MC . 100%
MAxByCz
GV gọi từng HS làm bài:
GV gọi 1 HS lên chữa đồng thời chấm vở của một số HS
GV hướng dẫn HS làm bài
+Tính khối lượng mol của hợp chất
+ Xác định thành phần phần trăm
về khối lượng của mỗi ngtố
+Tìm khối lượng của mỗi nguyên
tố trong a g hợp chất
GV gọi lần lượt từng HS lên làm từng bước
I. Xác định thành phần phần trăm nguyên tố trong hợp chất
Ví dụ 1: Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất CuSO4
HS áp dụng các bước
làm bài tập. Yêu cầu nêu:
+ MCuSO4 = 160 gam
+ Trong 1 mol CuSO4 có:
1 mol nguyên tử Cu
1 mol nguyên tử S
4 mol nguyên tử O
+ %Cu =
%S =
%O =
Hoặc %O=100% - (40%+20%)=40%
Ví dụ 2: Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất Fe2O3
HS áp dụng các bước làm bài tập. Yêu cầu nêu:
+ MFe2O3 = 56.2+16.3= 160 gam
+ Trong 1 mol Fe2O3 có:
2 mol nguyên tử Fe
3 mol nguyên tử O
+ %Fe = = 70%
+ %O = = 30%
Hoặc %O = 100% - 70% = 30%
II/ Tính khối lượng các nguyên tố trong một lượng hợp chất.
Ví dụ 1: Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong 30,6 gam Al2O3.
HS áp dụng các bước giải bài tập.
Cách 1
- MAl2O3 = 102 g
- %Al =
m Al2O3 =
mO = 30,6 – 16,2 = 14,4 g
Cách 1
- MAl2O3 = 102 g
- nAl2O3
nAl = 2nAl2O3 = 2. 0,3 = 0,6 mol
mAl = 0,6 . 27 = 16,2 g
mO = 30,6 – 16,2 = 14,4 g
4- Củng cố
-Nêu cách xác định thành phần % các nguyên tố trong hợp chất
- Tính khối lượng hợp chất Na2SO4 có chứa 2,3 gam natri
5- Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài tập 1- 5 (SGK- 71)
Tổ duyệt
File đính kèm:
- tiet 29,30.doc