HỌC KÌ I
Tiết 1: Mở đầu môn hóa học
Chương 1: Chất. Nguyên tử. Phân tử
Tiết 2: Chất (Dạy mục I, II)
Tiết 3: Chất (dạy mục III, luyện tập)
Tiết 4: Bài thực hành 1 (không bắt buộc dạy thí nghiệm 1 - dành thời gian hướng dẫn thêm 1 số kĩ năng và thao tác cơ bản trong thí nghiệm thực hành)
Tiết 5: Nguyên tử (Không dạy: mục 3 - lớp e, mục 4 phần ghi nhớ; không yêu cầu HS làm BT4/15, BT5/16)
Tiết 6: Nguyên tố hóa học (dạy mục I)
Tiết 7: Nguyên tố hóa học (dạy mục II, luyện tập, kiểm tra) (không dạy mục III: có bao nhiêu nguyên tố hóa học - hướng dẫn HS tự đọc thêm)
Tiết 8: Đơn chất và hợp chất – Phân tử (dạy mục I, II)
Tiết 9: Đơn chất và hợp chất – Phân tử (dạy mục III, luyện tập) (không dạy mục IV:trạng thái của chất, hình 1.14, mục 5 phần ghi nhớ, vì đã dạy ở môn vật lí THCS; không yêu cầu HS làm bài tập 8/26)
Tiết 10 Bài thực hành 2
Tiết 11: Bài luyện tập 1
Tiết 12: Công thức hóa học
Tiết 13: Hóa trị (dạy mục I)
Tiết 14: Hóa trị (dạy mục II, kiểm tra)
Tiết 15: Bài luyện tập 2
Tiết 16: Kiểm tra viết 45 phút
Chương 2: Phản ứng hóa học
Tiết 17: Sự biến đổi chất
Tiết 18: Phản ứng hóa học (dạy mục I, II)
Tiết 19: Phản ứng hóa học (dạy mục III, IV)
Tiết 20: Bài thực hành 3 (lấy điểm hệ số 1)
Tiết 21: Định luật bảo toàn khối lượng
Tiết 22: Phương trình hóa học (dạy mục I)
Tiết 23: Phương trình hóa học (dạy mục II, luyện tập)
Tiết 24: Bài luyện tập 3
Tiết 25: Kiểm tra viết 45 phút
Chương 3: Mol và tính toán hóa học
Tiết 26: Mol
Tiết 27: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất (dạy mục I, II)
Tiết 28: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất (luyện tập, kiểm tra)
Tiết 29: Tỉ khối của chất khí
Tiết 30: Tính theo công thức hóa học (dạy hết mục 1, 2)
Tiết 31: Tính theo công thức hóa học (luyện tập)
Tiết 32: Tính theo PTHH (dạy hết mục 1, 2) (không yêu cầu HS làm BT4/75, BT5/76)
Tiết 33: Tính theo PTHH (luyện tập)
Tiết 34: Bài luyện tập 4
Tiết 35: Ôn tập học kì I
Tiết 36: Kiểm tra học kì I
165 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Học kỳ I - Nguyễn Thị Hải Yến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t bằng cách đánh dấu (x) vào ô thích hợp:
Tên chất
CTHH
Đơn chất
Hợp chất
Sắt
Fe
Nước
H2O
Canxi
cacbonat
CaCO3
Khí nitơ
N2
Khí metan
CH4
Bài tập:
Cho PTHH sau và khối lượng của các chất như sau:2Mg + O2 -> 2MgO
3,6g 6g
Khối lượng của oxi tham gia phản ứng là:
a) 6,1 g b) 4,2 g
c) 2,4 g d) 3,4 g
Hãy chọn kết quả đúng.
G: Như các em đã biết: nguyên tử được tạo nên từ 3 loại hạt:e, p, n
Ntử đại diện cho nguyên tố hoá học, được biểu diễn bằng CTHH. Nếu chất mà phân tử có 1 loại thì t có đơn chất, nếu chất mà có 2 loại nguyên tử trở lên thì ta có hợp chất. Nếu chất có 1 loại phân tử thì chất được gọi là chất tinh khiết, nếu chất có 2 loại phân tử trở lên thì chất được gọi là hỗn hợp. Chất có thể biến đổi thành chất khác hoặc phân tử biến đổi thành phân tử khác. Quá trình đó được gọi là phản ứng hoá học và được biểu diễn bằng PTHH.
- áp dụng ĐLBTKL tacó bài tập tính theo ĐLBTKL
- ứng với PTHH ta có bài tập tính thep PTHH.
+ Bài tập tính khối lượng các chất tham gia và sản phẩm
+ Bài tập tính thể tích các chất tham gia và sản phẩm
- ứng với CTHH ta có bài tập tính theo CTHH.
Để làm tốt các bài tập trên ta cần nắm được:
Một là: Các công thức chuyển đổi
Hai là: các công thức về tỉ khối của chất khí
Ba là: mol
ứng với phân tử ta có mol phân tử
ứng với nguyên tử ta có mol nguyên tử.
G: Để ôn lại các kiến thức này cô và các em sẽ làm 1 số bài tập. Chúng ta sang phần II) Bài tập
GV: Các em thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1. Thời gian làm bài là 3 phút.
GV: (thu phiếu) Cô thấy các em đã làm xong, các em hãy theo dõi, nhận xét kết quả của nhóm 2.
GV: Sửa, nhận xét.
GV: Như vậy các em đã đồng ý với kết quả trên.
GV: Đưa ra đáp án: Đây là đáp án đúng, các em theo dõi, tự bổ sung vào phiếu học tập của nhóm mình.
GV: Dựa vào đặc điểm và điện tích của các hạt ta có thể giải thích được tại sao nguyên tử trung hoà về điện, đồng thời có thể giải thích được PƯHH, số e có thể thay đổi nhưng khối lượng nguyên tử không đổi.
GV: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp, cô có thí nghiệm sau:
G: Hoá chất dùng cho TN gồm có: bột Fe, bột S đựng trong lọ thuỷ tinh. Cô dùng thìa thuỷ tinh lấy 1 lượng bột S cho vào đế sứ. Cô dùng 1 thìa thuỷ tinh khác lấy 1 lượng bột sắt cho vào đế sứ. Cô trộn 2 chất này với nhau.
1 em lên bảng xác định đâu là chất tinh khiết, đâu là hỗn hợp?
GV: Gọi 1 HS
GV: các em nhận xét câu trả lời của bạn.
GV: Đúng rồi, em ngồi xuống.
? Em có thể tách bột sắt ra khỏi hỗn hợp này không?
? Em làm như thế nào?
GV: Đây là nam châm được bọc 1 lớp giấy, em hãy đứng trước lớp tiến hành tách.
GV: Em về chỗ. GV Đưa tấm kính kéo thanh nam châm ra cho bột sắt rơi xuống.
GV: Đưa xuống lớp: như vậy bạn đã tách được bột sắt ra khỏi hỗn hợp.
G: Thông qua TN này chúng ta thấy có thể tạo ra hỗn hợp từ các chất tinh khiết (tuỳ mục đích sử dụng) hoặc tách các chất có trong hỗn hợp.
G: Bây giờ, chúng ta đến với phiếu học tập số 2 – các em nhìn lên màn hình.
G: Hãy xác định đâu là đơn chất, đâu là hợp chấtbằng cách đánh dấu (x) vào ô thích hợp. Các em làm bài tập này theo nhóm – thời gian làm bài là 2 phút -> G phát phiếu.
- GV: thu phiếu 1 nhóm, yêu cầu 1 nhóm khác nhận xét.
Gv: Đưa đáp án đúng.
? Nhóm 4 cho cô biết tại sao Fe, N2 là đơn chất? H2O, CaCO3,, CH4 là hợp chất?
GV: đúng rồi.
G: Nhìn vào CTHH ta thấy phân tử của đơn chất chỉ gồm 1 loại nguyên tử, của hợp chất gồm từ 2 loại nguyên tử trở lên.
GV: cô có bài tập sau (đưa bài tập)
GV: Các em làm việc cá nhân -> phát biểu
GV: Vì sao em chọn kết quả này?
GV: Các em nhận xét kquả này?
GV: Đáp án C là đúng -> G khoanh C
G: Dựa vào ĐLBTKL ta có thể tính được khối lượng 1 chất khi biết được khối lượng các chất còn lại.
GV: Bây giờ, cô làm thí nghiệm đốt P đỏ oxi ( GV ghi): Hoá chất dùng trong TN là: P đỏ , O2
Đây là lọ đựng P đỏ, bình khí oxi, dưới đáy có 1 lớp nước để tránh nứt bình trong quá trình làm thí nghiệm.
Dụng cụ gồm: đèn cồn, muôi sắt cắm trong nút cao su
Dùng muôi sắt lấy 1 lượng nhỏ P đỏ để ngoài không khí. Có hiện tượng gì?
GV: Cô đốt trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình đựng khí oxi. Cho biết có hiện tượng gì xảy ra?
GV: (Giơ) Khói trắng dày đặc bám vào thành bình dưới dạng bột đó là chất điphotpho pentaoxit.
GV (ghi): điphotpho pentaoxit.
? Hiện tượng các em vừa nhìn thấy gọi là hiện tượng gì? vì sao?
Có nghĩa là P đỏ đã tác dụng với oxi tạo ra điphotpho pentaoxit.
? 1 em lên bảng lập PTHH của Pư trên, dưới lớp các em làm vào vở, các em bỏ cách ra 1 dòng.
? Nxét?
? Nêu lại các bước lập PTHH?
GV: Đúng rồi.
? Điều kiện để xảy ra PƯ là gì?
Bổ sung:
G: Giả sử cô đã đốt cháy hết 14,2 g P, cho mP = 14,2 g.
Hãy tính VO2 cần dùng ở đktc?
mP2O5 thu được?
a) VO2 (đktc)?
b) mP2O5?
GV: Cô coi đây là BT1.
? Bài tập trên thuộc loại bài tập nào?
G: Hãy hình dung lại các bước làm bài tập.
? Hướng giải quyết bài tập này?
GV: Dưới lớp các em làm vào vở, 1 em lên bảng làm phần a)
GV: Nhận xét, sửa…
GV: qua bài này các em đã ôn được các bước lập PTHH các bước giải bài tập tính theo PTHH.
Mở rộng: Trong thực tế ngoài yếu tố nhiệt độ, xúc tác người ta còn có thể tính toán tỉ lệ lượng các chất tham gia để đạt được hiệu suất cao nhất cho phản ứng.
GV: cô có món quà, món quà này sẽ dành cho người trả lời nhanh và đúng nhất câu hỏi của cô đưa ra.
G: Mở chiếc hộp đựng quả bóng H2.
? Hãy quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:
Khí trong quả bóng là khí gì trong số các khí sau?
a) H2 b) O2
c) CO2 d) N2
Giải thích?
Hãy tính dH2/kk?
GV: Những khí có tỉ khối đối với ôkhng khí < 1 là nhẹ hơn không khí.
HS: Nhận phiếu học tập và hoàn thành trong 3 phút.
HS: Nhận xét, sửa chữa (nếu cần).
HS: Sửa, bổ sung.
HS: 1 Hs lên chỉ, phát biểu.
HS: Đúng
HS: Có.
HS: Dựa vào tính chất của sắt là bị nam châm hút còn lưu huỳnh không bị nam châm hút.
HS: Tách.
HS: nhìn lên màn hình.
HS: thảo luận theo nhóm.
HS: Vì Fe, N2 là những chất do 1 nguyên tố hoá học tạo nên, còn H2O, CaCO3,, CH4 là những chất do 2 nguyên tố hoá học trở lên tạo nên.
GV: Em chọn kết quả C. 2,4g
HS: Dựa vào ĐLBTKL:
mMg + mO2 = mMgO
HS: đúng rồi.
HS: Không.
GV: P cháy sáng và có khói màu trắng
HS: Hiện tượng hoá học, vì có sinh ra chất mới.
HS:
4P + 5O2 -> 2P2O5
HS: Bạn làm đúng rồi.
HS: nêu.
HS: Bài tập tính theo PTHH.
HS: Nêu 4 bước:
HS: mP
nP
nP2O5 nO2
mP2O5 VO2
HS:
nP = = 12,4:31 = 0,4 mol
Theo PTHH:
4P + 5O2 -> 2P2O5
4mol 5mol
=>0,4 mol 0,5 mol
nO2 = 0,5 mol
V = n.22,4
=> VO2 = 0,5 .22,4
= 11,2 lít
HS: Quan sát hiện tượng quả bóng bay lên.
HS: Khí H2.
Vì khí hiđro nhẹ hơn không khí.
dH2/kk = = = 0,069 < 1
4. Hướng dẫn về nhà:
Các em ôn lại:
- Lí thuyết các khái niệm, các bước tiến hành từng loại bài tập, các công thức chuyển đổi.
- Hoàn thành 2 bài tập sau vào vở:
BT1:
Đốt cháy 28,4 g P trong bình đựng 34 g khí oxi tạo thành P2O5.
P có cháy hết không?
Tính khối lượng sản phẩm.
BT 2:
Dẫn khí hiđro dư lần lượt qua Fe2O3 và Fe3O4 nung nóng người ta thu được sắt theo sơ đồ PƯ sau:
Fe2O3 + H2 --> Fe + H2O
Fe3O4 + H2 --> Fe + H2O
a) Lập PTHH.
b) Nếu lấy cùng 1 lượng Fe2O3 và Fe3O4 thì trường hợp nào thu được nhiều Fe hơn? Giải thích?
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 18/12/2013
Ngày dạy: 25/12/2013 – chiều
Tiết 36
Tuần 19
Kí duyệt:
Kiểm tra học kì I
Môn: Hoá 8 Bài kiểm tra số : 3
Ngày soạn : ………….. Ngày kiểm tra : ……………...
Ngày trả bài : ………………..
A. Mục đích yêu cầu:
Kiểm tra kiến thức dạy và học của HKI
- HS nắm được cấu tạo nguyên tử, khái niệm nguyên tố hoá học, phân tử, chất tinh khiết, hợp chất, đơn chất, hỗn hợp, PƯHH.
- Vận dụng làm được bài tập tính theo PTHH, tính theo CTHH, bài tập có liên quan đến tỉ khối.
B. Chuẩn bị :
- HS: Ôn tập kiến thức đã học ở HKI, đặc biệt là các vấn đề đã ôn tập trong tiết 35.
- GV: Nghiên cứu ra đề kiểm tra phù hợp với các đối tượng HS.
C. Nội dung kiểm tra :
I. Phương thức tiến hành:- Thời gian : 45 phút
- Cách thức : viết
II - Đề bài - Đáp án biểu điểm:
I. Trắc nghiệm (2đ)
Hãy ghi lại chữ cái trước đáp đúng của mỗi câu vào bài làm:
1) 1 mol chất khí bất kì ở 0oC và 1 atm có thể tích là:
A. 22,4 lít B. 24 lít C. 24,4 lít d. Không xác định được
2) Công thức hoá học của hợp chất tạo bởi nguyên tố oxi và nguyên tố Canxi là:A. CO B. Ca2O2 C. CuO D. CaO
3) Trong hợp chất N2O, nguyên tố N có hoá trị:
A. II B. I C. IV D. III
4) Dãy nào sau đây chỉ gồm những nguyên tố tạo ra đơn chất kim loại?
A. Cl, S, P B. Ca, Fe, Cu C. S, Mg, Al D. C, Al, Ag
5) Khối lượng của 0,5 mol oxi là:
A. 8 đvC B. 8g C. 16đvC D. 16 g
6) Trong các hợp chất NO, N2O, NO2, N2O3. Hợp chất nào có thành phần phần trăm khối lượng của N nhỏ nhất?
A. NO B. N2O C. NO2 D. N2O3
7) Cho tỉ khối của khí A so với khí O2 bằng 2 thì phân tử khối của khí là:
A. 16 đvC B. 16g C. 64đvC D. 64 g
8. Dãy gồm các công thức hoá học viết đúng là:
A. S2, Mg, Na2O B. Cl2, Fe, NaO2 C. Cl, Mg, Na2O D. S, Na2O, FeII) Tự luận (8đ)
Câu 1: (2đ) Hãy lập PTHH ứng với mỗi sơ đồ phản ứng sau:
a. P2O5 + H2O H3PO4
b. K + O2 K2O
c. Al(OH)3 + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2O
d. Zn + HCl ZnCl2 + H2
Câu 2: (2đ) Hãy tính:
a) Thể tích của 3 mol N2 ở đktc.
b) Khối lượng của 4,48 lít khí H2 (ở đktc)
c) Số nguyên tử sắt có trong 1 mol Fe2O3.
Câu 3: (4đ)
a) Cho sơ đồ phản ứng:
Fe + O2 Fe3O4
Hãy tính khối lượng Fe3O4 thu được khi đốt cháy hết 33,6 g Fe
b) Đốt cháy hoàn toàn 4,6 g kim loại A chỉ thu được 6,2 g 1 chất rắn có công thức hoá học là AxOy . Tính số mol oxi đã phản ứng.
(Cho: O = 16H = 1; Fe = 56; N = 14)
D. Nội dung chấm trả bài:
1. Điểm làm bài:
Số
TT
Lớp
Tổng số
Bài KT
Tổng số điểm
TB trở lên
0-1,5
2-3
3,5-4,5
5-6
6,5-7,5
8-9
10
SL
%
1
8A
2
8B
3
8E
* Điểm TB:
8A: 8B: 8E:
2. Những ưu-khuyết điểm qua bài làm của học sinh
(Những sai sót phổ biến – cá biệt – cách sửa chữa)
3. Nhận xét chung
(Đề bài – Chất lượng – Có cần phải kiểm tra lại không)
E. Rút kinh nghiệm :
(Những kiến thức – kỹ năng cần củng cố và rèn luyện thêm.
Hướng giải quyết cho quá trình giảng dạy tiếp theo)
File đính kèm:
- giao an hoa 8 ki 1.doc