1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức
Học sinh biết :
- Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt.
Học sinh hiểu :
- Tính khử của hợp chất sắt (II) : FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II).
- Tính bazơ của FeO, Fe(OH)2
1.2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của sắt.
- Viết các PTHH phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học.
- Nhận biết được ion Fe2+, Fe3+trong dung dịch.
- Tính % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng.
- Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm.
1.3. Thái độ
- Thói quen: Yêu thích khoa học,thích tìm hiểu áp dụng khoa học vào cuộc sống
- Tính cách: Rèn luyện tính chuyên cần trong học tập , thích tìm tòi và tư duy logic, liên hệ thực tế
2. Nội dung
Khả năng phản ứng của các hợp chất sắt (II) và sắt (III)
Phương pháp điều chế các hợp chất sắt (II) và sắt (III)
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 3882 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 12 - Tiết 53, Bài 32: Hợp chất của sắt - Lê Thị Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần CM: 27
Ngày dạy: 07/03/2014
Tiết PPCT: 53
Bài 32: HỢP CHẤT CỦA SẮT
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức
Học sinh biết :
- Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt.
Học sinh hiểu :
- Tính khử của hợp chất sắt (II) : FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II).
- Tính bazơ của FeO, Fe(OH)2
1.2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của sắt.
- Viết các PTHH phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học.
- Nhận biết được ion Fe2+, Fe3+trong dung dịch.
- Tính % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng.
- Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm.
1.3. Thái độ
- Thói quen: Yêu thích khoa học,thích tìm hiểu áp dụng khoa học vào cuộc sống
- Tính cách: Rèn luyện tính chuyên cần trong học tập , thích tìm tòi và tư duy logic, liên hệ thực tế
2. Nội dung
- Khả năng phản ứng của các hợp chất sắt (II) và sắt (III)
- Phương pháp điều chế các hợp chất sắt (II) và sắt (III)
3. Chuẩn bị:
- GV: dd FeCl2, dd NaOH, dd HNO3, dd H2SO4, ống nghiệm, ống hút, đèn cồn, giá đựng
- HS: Chuẩn bị nội dung bài học ở nhà theo hướng dẫn ở tiết trước
4. Tiến trình bài học
4.1. Ổn định lớp: Kiểm diện
4.2. Kiểm tra bài cũ (5ph): Viết ptpu xảy ra khi cho Fe td với O2, H2SO4 loãng, H2SO4đặc, nóng, HNO3đ, nguôi, dd ZnCl2, khí Cl2. Nêu vai trò của Fe trong các pư
Biểu điểm: 1,5đ/ 1pu . Vai trò : 1đ
4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài (1ph)
Mục tiêu: HS biết nội dung chính của bài
Các em đã được học về sắt vậy các hợp chất của sắt có tính chất như thế nào? Bài 32: Hợp chất của sắt
HS nhắc lại số oxi hóa của Fe trong hợp chất.
HS: +2, +3
Hoạt động 2: Hợp chất Sắt II (20 ph)
Mục tiêu: Học sinh biết tính chất vật lí và tính chất hóa học cơ bản của hợp chát sắt II
-GV: Sắt có những trạng thái oxi hoá nào ?
HS: 0, +2, +3
-GV: Từ đó suy ra hợp chất sắt (II) có khả năng thể hiện tính chất hoá học như thế nào?
HS: Tính oxi hóa và tính khử
-GV: Khẳng định hợp chất sắt (II) có khả năng thể hiện tính oxi hoá và tính khử , nhưng ở đây đặc biệt quan tâm đến tính khử . Đó là tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất sắt (II).
1. Sắt (II) oxit
-GV: Yêu cầu HS viết PTHH của FeO với HNO3 và FeO với O2.
Xác định số oxh của Fe trước và sau pư.
GV: Nêu pp điều chế: Khử oxit Fe2O3
2. Sắt (II) hidroxit
-GV: Biểu diễn thí nghiệm .
TN1: 2ml dung dịch FeSO4 + vài giọt dung dịch NaOH.
-HS: Quan sát thí nghiệm , giải thích hiện tượng và viết PTHH .
-GV nhận xét : Từ các thí nghiệm trên cho thấy rằng hợp chất sắt (II) dễ dàng chuyển thành hợp chất sắt (III) khi tác dụng với chất oxi hoá , kể cả oxi không khí .
-GV bổ sung : Ngoài tính khử , sắt (II) oxit và sắt (II) hiđroxit còn có tính bazơ .
-GV: Từ tính chất của các hợp chất sắt (II) , người ta có thể điều chế các hợp chất như oxit , hiđroxit , muối sắt (II) như thế nào ?
3. Muối sắt (II)
GV biểu diễn thí nghiệm
TN: 2ml dung dịch FeSO4 + vài giọt dung dịch H2SO4 + dung dịch KMnO4.
-HS quan sát hiện tượng giải thích
-GV nhận xét : Từ các thí nghiệm trên cho thấy rằng hợp chất sắt (II) dễ dàng chuyển thành hợp chất sắt (III) khi tác dụng với chất oxi hoá , kể cả oxi không khí .
-HS: Nêu cách điều chế muối sắt (II)
Hoạt động 3: Hợp chất sắt (III) ( 15 ph)
Mục tiêu: Học sinh hiểu tính chất hóa học chung của hợp chất Fe (III) là tính oxi hóa
- GV Dựa vào khă năng tạo các số oxi hóa của Fe HS suy ra tính chất hóa học cơ bản của Fe+3
1. Sắt (II) oxit
-GV: Yêu cầu HS nêu tính chất vật lí của Fe2O3
- HS: Màu nâu đỏ, ko tan trong nước
- GV: Fe2O3 là oxit bazơ nên có thể tác dụng với axit
HS lấy vd
- Oxit Fe2O3 bị các chất có tính khử khử về số oxi hóa thấp hơn
- HS nêu cách điều chế Fe2O3
GV lấy ví dụ
2. Sắt (III) hidroxit
-GV: Biểu diễn thí nghiệm .
TN1: 2ml dung dịch Fe2(SO4)3 + vài giọt dung dịch NaOH.
-HS: Quan sát thí nghiệm , giải thích hiện tượng và viết PTHH .
HS: Có kết tủa nâu đỏ tạo thành
Fe2(SO4)3 + 6NaOH à Fe(OH)3 + 3Na2SO4
- TN2: Nhỏ thêm dd H2SO4 vào kết tủa nâu đỏ. Hiện tượng
HS: Kết tủa tan ra tạo dd có màu nâu đỏ
à Tính bazơ
3. Muối sắt (III)
GV: Biểu diễn thí nghiệm .
TN1 :
Ống 1: 2ml dung dịch FeCl3 + mảnh Cu
Ống 2: 2ml dung dịch FeCl3 + mảnh Fe
HS quan sát hiện tượng. Viết pư giải thích
HS:
Ống 1: dd nhạt màu vàng chuyển sang màu xanh, lá Cu tan ra
Ống 1: dd nhạt màu vàng chuyển sang màu xanh nhạt, mảnh Fe tan ra
à Muối Sắt (III) có tính oxi hóa
GV: Muốn bảo vệ dd muối Sắt (II) trong PTN người ta thường cho 1 mẩu sắt vào dd muối Sắt (II)
I . HỢP CHẤT SẮT (II)
1 . Tính chất hoá học của hợp chất sắt (II).
Tính oxh Tính khử
0 +2 +3
Fe2 + + 2e .à Fe
Fe2 + à Fe3 + + 1e .
à Fe2 + vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Tính khử mạnh hơn tính oxi hóa
1. Sắt (II) oxit
- Màu đen, ko có trong tự nhiên
3FeO + 10HNO3à 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
4FeO + O2 2Fe2O3
- Điều chế”
Fe2O3 + CO 2FeO + CO2
2. Sắt (II) hidroxit
- Rắn, màu trắng xanh, ko tan trong nước.
FeSO4 + 2NaOH à Fe(OH)2 + Na2SO4
pt ion Fe2+ + 2OH- à Fe(OH)2
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O à 4Fe(OH)3 .
- Điều chế
Fe2+ + 2OH- à Fe(OH)2
3. Muối sắt (II)
- Đa số tan trong nước
.
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 à 5Fe2(SO4)3
+ K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O .
2FeCl2 + Cl2 à 2FeCl3
Chú ý: muối sắt (II) để lâu trong kk bị oxh thành muối sắt (III)
- Điều chế:
FeO + 2HCl à FeCl2 +H2O
Fe(OH)2 + 2HCl à FeCl2 + 2H2O
2FeCl3 + Fe à 3FeCl2
II. Hợp chất sắt (III)
Tính oxh
0 +2 +3
Fe3 + + 1e .à Fe+2
Fe3 + + 3e .à Fe
à Fe3 + có tính oxi hóa
1. Sắt (III) oxit
- Màu đỏ nâu, ko tan trong nước
Fe2O3 + 6 HCl à 2FeCl3 + 3H2O
Fe2O3 + CO 2FeO + CO2
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
- Điều chế
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
Trong tự nhiên Fe2O3 có trong quặng hematit dùng để luyện gang.
2. Sắt (III) hidroxit
- Rắn, màu nâu đỏ, ko tan trong nước.
Fe2(SO4)3 + 6NaOH à 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
pt ion Fe3+ + 3OH- à Fe(OH)3
Fe(OH)3 + 3HCl à FeCl3 + 3H2O
- PP điều chế:
Fe3+ + 3OH- à Fe(OH)3
3. Muối sắt (III)
- Đa số tan, dạng kết tinh thường ngậm nước
2FeCl3 + Fe → 3FeCl2
2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2
- Điều chế:
Fe2O3 + 6 HCl à 2FeCl3 + 3H2O Fe(OH)3 + 3HCl à FeCl3 + 3H2O
5. Tổng kết và hướng dẫn học bài ( 4 ph)
5.1. Tổng kết:
- Hợp chất sắt (II) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Tính khử mạnh hơn tính oxi hóa
- Hợp chất sắt (III) chỉ có tính oxi hóa
5.2. Hướng dẫn học bài:
- Hợp chất sắt (II) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Tính khử mạnh hơn tính oxi hóa
- Hợp chất sắt (III) chỉ có tính oxi hóa
- Làm bài tập 1,2,3,4,5 SGK trang 145
Bài 2: Đáp án C Bài 3: Đáp án B
Bai 4: Đáp án B Bai 5: Đáp án D
Bài học tiết tiếp theo: hợp kim của Sắt
- Gang: Khái niệm, phân loại, sản xuất gang
- Thép: Khái niệm, phân loại, sản xuất thép
6. Phụ lục:
7. Rút kinh nghiệm :
- Nội dung:
- Phương pháp:
- Sử dụng đồ dùng,thiết bị dạy học:
File đính kèm:
- HOP CHAT CUA SAT.doc