1.Kiến thức
Học sinh biết:- Vai trò của khí oxi trong đời sống và sản xuất.
- Cấu tạo phân tử oxi.
- Tính chất vật lí, ứng dụng và phương pháp điều chế oxi.
Học sinh hiểu:
- Tính chất hóa học cơ bản của oxi là tính oxi hóa mạnh.
- Nguyên tắc điều chế oxi trong PTN là phân hủy hợp chất giàu oxi và không bền.
2.Kỹ năng:
- Học sinh có kỹ năng viết phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hóa mạnh của oxi và một số phương trình hóa học điều chế oxi trong PTN.
- Giải được một số bài tập có nội dung liên quan.
3. Thái độ:
- Học sinh có lòng yêu thích môn học và có ý thức chiếm lĩnh tri thức.
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Tiết 62, Bài 41: Oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24: 10/02/2014 – 16/02/2014
Ngày soạn: 11/02/2014
Ngày giảng: 13/02/2014
Người soạn: Lê Thị Quỳnh
Tiết 62
Bài 41: OXI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
Học sinh biết:- Vai trò của khí oxi trong đời sống và sản xuất.
- Cấu tạo phân tử oxi.
- Tính chất vật lí, ứng dụng và phương pháp điều chế oxi.
Học sinh hiểu:
- Tính chất hóa học cơ bản của oxi là tính oxi hóa mạnh.
- Nguyên tắc điều chế oxi trong PTN là phân hủy hợp chất giàu oxi và không bền.
2.Kỹ năng:
- Học sinh có kỹ năng viết phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hóa mạnh của oxi và một số phương trình hóa học điều chế oxi trong PTN.
- Giải được một số bài tập có nội dung liên quan.
3. Thái độ:
- Học sinh có lòng yêu thích môn học và có ý thức chiếm lĩnh tri thức.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: - Hóa chất, dụng cụ để làm thí nghiệm.
- Sách giáo khoa, bảng HTTH.
Học sinh: - Ôn tập các tính chất của nhóm oxi, xem trước bài mới
III. TIẾNTRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: GV nắm sĩ số, ổn định chỗ ngồi…
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: 1) Viết cấu hình e của nguyên tố O và vị trí của nó trong bảng HTTH?
2) Vì sao trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn O lại không có số OXH là +4 hoặc +6 như S, Se, Te?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1.
GV: Gợi ý HS thảo luận:
- Viết cấu hình electron của oxi?
- Biểu diễn sự phân bố electron trong các obitan.
- Nhận xét số electron độc thân.
- Viết CTCT của O2.
GV giải thích rõ sự hình thành phân tử O2: Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng, trong phân tử O2 để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm Ne, mỗi nguyên tử O góp chung 2 e hay 2 nguyên tử O đã liên kết CHT không phân cực tạo phân tử O2.
Hoạt động 2.
1. Tính chất vật lí:
GV: Bằng kiến thức thực tế của mình, em hãy cho biết tính chất vật lí của oxi, lấy dẫn chứng minh hoạ?
2. Trạng thái tự nhiên:
- Oxi sinh ra trong tự nhiên là nhờ quá trình quang hợp của cây xanh.
6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2
Hoạt động 3.
- Dựa vào cấu hình e và độ âm điện của O hãy so sánh với độ âm điện của các nguyên tố khác? Từ đó rút ra tính chất đặc trưng của oxi và mức độ hoạt động của nó?
1. Tác dụng với kim loại : Oxi tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Au, Pt…)
-GV cho HS xem một số thí nghiệm phản ứng của oxi với kim loại và cho HS nhận xét, viết phương trình phản ứng:
+ TN đốt cháy Natri trong bình đựng khí O2.
+ TN đốt cháy Fe trong bình đựng khí O2.
Yêu cầu HS so sánh hai phản ứng trong hai TN trên.
- GV chú ý phản ứng (2) tạo hỗn hợp Fe(II) và Fe(III). Phản ứng giữa Na với O2 xảy ra ở ngay nhiệt độ phòng.
2. Tác dụng với phi kim : O2 tác dụng trực tiếp với nhiều phi kim để tạo thành oxi axit là những hợp chất CHT có cực.
-GV cho HS xem hai thí nghiệm phản đốt cháy C, P trong bình đựng khí oxi và cho HS nhận xét, viết phương trình phản ứng:
3. Tác dụng với hợp chất: oxi còn tác dụng với nhiều hợp chất khác ở nhiệt độ cao.
- GV cho HS xem thí nghiệm đốt cháy rượu đựng trong bát sứ ngoài không khí.
- Yêu cầu HS quan sát hiện tượng, rút ra nhận xét và viết phương trình phản ứng.
- GV chú ý các phản ứng đều tỏa nhiệt.
- GV kết luận: Oxi là chất oxi hóa mạnh.
Hoạt động 4.
GV: Hãy nghiên cứu SGK, kết hợp kiến thức thực tế và nêu những ứng dụng của oxi trong đời sống và trong sản xuất.
Hoạt động 5.
1. Trong phòng thí nghiệm
- Gọi HS lên bảng viết 1 vài phương
trình hoá học điều chế O2 mà em biết?
- GV: bổ sung, sửa chữa và nêu nguyên tắc chung: “ Phân hủy hợp chất giàu oxi, không bền như KMnO4, KClO3, H2O2”.
- Khí oxi được thu bằng phương pháp dời nước.
2. Trong công nghiệp
GV giới thiệu một số phương pháp sản xuất O2 trong công nghiệp có hai phương pháp:
a) Từ không khí:
- GV giới thiệu sơ đồ chưng cất phân đoạn không khí ở SGK và cho biết ở nhiêt độ
-1830C khí O2.
b) Từ nước:
- GV cho HS viết phương trình phản ứng điều chế oxi bằng phương pháp điện phân dung dịch nước có chứa NaOH, H2SO4..
I. Cấu tạo phân tử
Thảo luận nhóm:
8O: 1s22s22p4
Sự phân bố electron trong các obitan
- Có 2 electron độc thân.
- CTCT: O=O
II. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên của oxi:
- Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nặng hơn không khí
( )
- Dưới áp suất khí quyển oxi hoá
lỏng ở -1830C (p=1atm).
- Khí oxi ít tan trong nước(3,1 ml
trong 100 ml nước ở 200C ).
III. Tính chất hóa học của oxi:
- Nguyên tử O có 6e lớp ngoài cùng, để đạt cấu hình e của khí hiếm nó dễ nhận thêm 2e.
oxi có tính oxi hoá mạnh
- Độ âm điện O = 3,44 chỉ nhỏ
hơn F = 3,98 tính oxi hoá mạnh.
Vậy Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hoá mạnh.
- HS nhận xét hiện tượng và viết phương trình phản ứng:
(1)
(2)
Phản ứng giữa (1) xảy ra mãnh liệt hơn phản (2) do trong dãy hoạt động hóa học Na hoạt động hóa học mạnh hơn Fe.
- HS quan sát, nhận xét, viết phương trình phản ứng
- HS quan sát, nhận xét và viết phương trình phản ứng
C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
IV. Ứng dụng của oxi:
HS nghiên cứu SGK và trả lời:
- Oxi giúp cho quá trình hô hấp của người và động vật.
- Duy trì sự cháy
- Dùng trong công nghiệp : thuốc nổ, hàn cắt kim loại, y khoa, công nghiệp hóa chất, luyện thép
V. Điều chế oxi:
- HS viết phương trình phản ứng:
- HS lắng nghe
- HS viết phương trình phản ứng:
2H2O 2H2 + O2
4. Củng cố - dặn dò:
- GV tóm tắt lại kiến thức trọng tâm bài học:
+ Tính chất hóa học đặc trưng của oxi là tính oxi hóa mạnh.
+ Nguyên tắc điều chế oxi trong PTN là phân hủy hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt.
- Hướng dẫn HS giải bài tập 1,2,3,4,5 (SGK - trang 162).
File đính kèm:
- bai 41 oxi.doc