1. Về kiến thức
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Cấu tạo của bảng tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm).
Trọng tâm bài giảng: Mối liên hệ giữa cấu hình electron của nguyên tử với vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
2. Về kỹ năng
Dựa vào dữ liệu ghi trong ô và vị trí của ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn để suy ra được các thông tin về thành phần nguyên tử của nguyên tố nằm trong ô.
Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố để xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn và ngược lại.
4 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 (Ban cơ bản) - Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7:
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ
HÓA HỌC
MỤC TIÊU
Về kiến thức
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Cấu tạo của bảng tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm).
Trọng tâm bài giảng: Mối liên hệ giữa cấu hình electron của nguyên tử với vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Về kỹ năng
Dựa vào dữ liệu ghi trong ô và vị trí của ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn để suy ra được các thông tin về thành phần nguyên tử của nguyên tố nằm trong ô.
Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố để xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn và ngược lại.
CHUẨN BỊ
Bảng tuần hoàn Mendeleev (dạng bảng dài)
Phiếu học tập.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Các hoạt động dạy học
Nội dung tóm tắt
Hoạt động 1: Điểm danh, kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong của học sinh.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
GV: Hỏi
Em hãy viết cấu hình electron của Na (Z=11) và S (Z=16), Ne (Z=10).
Tính chất của các nguyên tố đó là gì ? Giải thích
Nguyên tố nào là nguyên tố s, p, d, f ?
HS: Trả lời. HS khác nghe và nhận xét, sửa và bổ sung cho câu trả lời của bạn.
GV: Nhận xét, tổng kết và cho điểm.
Hoạt động 3: Mở đầu bài giảng
HS: Đọc cho cả lớp nghe sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoàn.
GV: Như vậy nhờ sự phát hiện ra những nhóm nguyên tố có tính chất giống nhau đã gợi cho các nhà khoa học ý tưởng sắp xếp các nguyên tố đã biết vào một cùng một bảng nhằm thể hiện được quy luật biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố đó. Trong số đó người thành công nhất là Mendeleev. Năm 1869, ông công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố đầu tiên và phát biểu thành định luật tuần hoàn. Đến ngày nay một số quan điểm của ông đã không còn đúng nữa. Vậy các nguyên tố được xếp vào bảng tuần hoàn dựa trên những nguyên tắc nào và cấu tạo của bảng tuần hoàn ra sao ? Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
GV: Vào thời của Mendeleev, ông đã sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử nhưng sự sắp xếp đó đã có một số nhược điểm nhất định. Ngày nay dưới ánh sáng của thuyết cấu tạo nguyên tử các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc khác. Dựa vào sách giáo khoa em nào cho biết những nguyên tắc đó là gì ?
HS: Đọc từ sách giáo khoa.
GV: Tổng kết thành bài học.
Hoạt động 5: Tím hiểu về ô nguyên tố
HS: Quan sát bảng tuần hoàn.
GV: Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào 1 ô trong bảng, được gọi là ô nguyên tố. Một ô nguyên tố cho chúng ta biết nhiều thông tin về nguyên tố đó.
HS: Tham khảo hình trang 33 – sách giáo khoa.
GV: Trong sách là ví dụ cho 1 ô nguyên tố. Vậy dựa vào ô nguyên tố chúng ta có thể biết được những thông tin gì ?
HS: Trả lời.
GV: Số thứ tự của ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó = số dơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời phiếu học tập số 1.
Phiếu số 1: Chú thích những thông tin trong ô nguyên tố sau:
1
1,008
H 2,1
Hidro
1s2
HS: Trình bày phần trả lời của mình.
Hoạt động 6: Tìm hiểu về chu kỳ.
HS: Quan sát bảng tuần hoàn.
GV: Bảng tuần hoàn gồm bao nhiêu hàng ngang ?Các hàng ngang đó được gọi tên là gì ?
HS: Trả lời.
GV: Để tìm hiểu khái niệm chu kỳ, các em hãy trả lời vào phiếu học tập số 2.
GV: Chia lớp thành 2 dãy: Dãy 1 trả lời phiếu số 2 với các nguyên tố thuộc chu kỳ 2. Dãy 2 trả lời phiếu số 2 với các nguyên tố trong chu kỳ 3.
Phiếu số 2:
- Viết cấu hình eletcron của các nguyên tố trong chu kỳ …:
Chu kỳ …
……………
……………
……
Cấu hình electron
……………
……………
……
- Nêu nhận xét về số lớp electron của các nguyên tố trong chu kỳ … ?
- Xác định mối liên hệ giữa số thứ tự của chu kỳ và số lớp electron của các nguyên tố trong chu kỳ ?
- Nguyên tố ở đầu và cuối chu kỳ có tính chất gì ? Tại sao ?
HS: Mỗi dãy cử 1 đại diện lên trình bày.
GV: “Qua 2 phần trình bày của 2 nhóm, em nào có thể tổng kết lại những đặc điểm của 1 chu kỳ ?
HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 7: Tìm hiểu về nhóm
GV: Bảng tuần hoàn chia thành 16 cột, kí hiệu từ IA → VIIIA, IB → VIIIB. Đó là các nhóm. Để tìm hiểu về nhóm, các em hãy trả lời vào phiếu số 3.
Phiếu số 3:
Nhóm
IA
VIIA
Cấu hình electron
Li(Z=3):……
Na(Z=11):……
K(Z=19):……
F(Z=9): ………
Cl(Z=17): ……
Br(Z=35): ……
- Nêu nhận xét về cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố trong cùng nhóm ?
- Nêu nhận xét về tính chất của các nguyên tố trong cùng một nhóm ?
GV: “Dựa vào phiếu học tập số 3, em nào có thể rút ra khái niệm nhóm ?”
HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 8: Củng cố bài giảng và dặn bài tập về nhà.
GV: Dùng sơ đồ để củng cố bài giảng.
HS: Làm các bài tập trang 35.
Bài 7:
BẢNG TUẦN HOÀN
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoàn:
Học sinh đọc theo SGK:
CÁCH SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
Trong bảng HTTH, các nguyên tố được xếp theo nguyên tắc:
1.Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
2.Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
3.Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp thành một cột.
CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN
Ô NGUYÊN TỐ:
Mỗi nguyên tố được xếp vào 1 ô, gọi là ô nguyên tố (hình 1)
Số thứ tự ô = Số hiệu nguyên tử (Z) = Số đơn vị ĐTHN = Số proton = Số electron
2.CHU KỲ:
là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp thành hàng ngang theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Số thứ tự của chu kỳ = Số lớp electron nguyên tử
Ví dụ:
Nguyên tố Na thuộc chu kỳ 3 → nguyên tử Na có 3 lớp electron
Nguyên tử O có 2 lớp electron → nguyên tố O thuộc chu kỳ 2
Bảng tuần hoàn có 7 chu kỳ, kí hiệu từ 1 đến 7:
Chu kỳ 1, 2, 3 (có 2 hoặc 8 nguyên tố): chu kỳ nhỏ
Chu kỳ 4, 5, 6, 7 (có 18 hoặc 32 nguyên tố): chu kỳ lớn.
NHÓM
Nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau, được xếp thành một cột.
Bảng tuần hoàn có 18 nhóm, bao gồm:
8 nhóm A, kí hiệu từ IA→VIIIA
8 nhóm B, kí hiệu từ IB→VIIIB.
Các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm.(trừ hai cột cuối của nhóm VIIIB)
* Đặc biệt các nguyên tố nhóm A có:
Số electron hóa trị = Số thứ tự nhóm = Số electron lớp ngoài cùng.
* Có thể chia bảng tuần hoàn thành các khối:
Khối các nguyên tố s: IA (kim loại kiềm) và IIA (kim loại kiềm thổ)
Khối các nguyên tố p: nhóm IIIA→VIIIA
Khối các nguyên tố d: nhóm IB →VIIIB
Khối các nguyên tố f được xếp thành 2 hàng cuối bảng
* Các nguyên tố d, f là các nguyên tố kim loại chuyển tiếp.
File đính kèm:
- Bai 7.doc