Giáo án Hóa học 11 (Ban cơ bản) - Bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

 Khái niệm tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến nó

2. Về kỹ năng

 Xác định hướng thay đổi của tốc độ phản ứng khi thay đổi điều kiện của phản ứng

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo án

2. Thí nghiệm chứng minh:

 Dung dịch BaCl2, dung dịch Na2S2O3, dung dịch H2SO4

 Cốc thủy tinh, đũa khuấy, đèn cồn, giá đỡ để đun, lưới amiăng

 

doc2 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 (Ban cơ bản) - Bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VII: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC Bài 36: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC MỤC TIÊU Về kiến thức Khái niệm tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến nó Về kỹ năng Xác định hướng thay đổi của tốc độ phản ứng khi thay đổi điều kiện của phản ứng CHUẨN BỊ Giáo án Thí nghiệm chứng minh: Dung dịch BaCl2, dung dịch Na2S2O3, dung dịch H2SO4 Cốc thủy tinh, đũa khuấy, đèn cồn, giá đỡ để đun, lưới amiăng TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Các hoạt động dạy học Nội dung tóm tắt Hoạt động 1: Điểm danh, kiểm tra vệ sinh lớp, tác phong của học sinh. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Hoạt động 3: Giới thiệu bài GV: Yêu cầu học sinh 2 thí nghiệm song song: - Thí nghiệm 1: dung dịch BaCl2 với dung dịch H2SO4 - Thí nghiệm 2: dung dịch Na2S2O3 với dung dịch H2SO4 GV: Các em có nhận xét gì về thời gian phản ứng của 2 thí nghiệm trên ? HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung GV: Như vậy trong hóa học có những phản ứng xảy ra nhanh và chậm khác nhau. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng người ta đưa ra khái niệm tốc độ phản ứng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Hoạt động 4: Tìm hiểu về khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học HS: Tham khảo sách giáo khoa và đưa ra khái niệm về tốc độ phản ứng GV: So sánh giữa tốc độ trong vật lí và khái niệm tốc độ trong hóa học. Hoạt động 5: Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học HS: Làm thí nghiệm theo sách giáo khoa và trả lời vào phiếu học tập số 1 Phiếu học tập số 1: Thực hành các thí nghiệm và rút ra kết luận: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng Khi nồng độ chất phản ứng tăng, tốc độ phản ứng ….. Khi nhiệt độ phản ứng tăng, tốc độ phản ứng …… Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng thì tốc độ phản ứng …… Khi có chất xúc tác, tốc độ phản ứng …… GV: Giải thích ảnh hưởng của yếu tố áp suất - Cùng một lượng chất khí, khi áp suất tăng làm giảm thể tích, tức tăng nồng độ nên tốc độ phản ứng sẽ tăng Hoạt động 6: Tìm hiểu về ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng HS: Tham khảo sách giáo khoa, tóm tắt và cho ột số ví dụ khác trong thực tế cuộc sống Hoạt động 7: Củng cố và dặn bài tập về nhà - Củng cố bằng câu hỏi trắc nghiệm - Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập Bài 36: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC KHÁI NIỆM VỀ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC Thí nghiệm (tham khảo sách giáo khoa - 150) Khái niệm Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian A + B C + D Tốc độ trung bình của phản ứng: (: mol/l.s) Thí dụ: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2 Lúc đầu nồng độ Br2 là 0,0120 mol/l, sau 50 giây nồng đô là 0,0101 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 50 giây tính theo Br2 là : CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG Ảnh hưởng của nồng độ Thí nghiệm: sách giáo khoa Kết luận: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng Ảnh hưởng của áp suất Trong các phản ứng có chất khí, khi áp suất tăng , nồng độ chất khí tăng theo nên tốc độ phản ứng tăng Ảnh hưởng của nhiệt độ Thí nghiệm: sách giáo khoa Kết luận: Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng Ảnh hưởng của diện tích bề mặt Thí nghiệm: sách giáo khoa Kết luận: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng Ảnh hưởng của chất xúc tác Thí nghiệm: sách giáo khoa Kết luận: Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG (tham khảo sách giáo khoa)

File đính kèm:

  • docBai 36.doc
Giáo án liên quan