A. Mục tiêu:
HS hiểu:
- Tính chất vật lý và tính chất hóa học cơ bản của H2S
- Trạng thái tự nhiên, ứng dụng và phương pháp điều chế H2S
- Vì sao H2S có tính khử mạnh, dung dich H2S có tính axit yếu
Kĩ năng
- Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất hóa học của H2S
- Giải thích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và biện pháp chống ô nhiễm môi trường không khí
B. Chuẩn bị
- GV: Hình ảnh mô tả thí nghiệm FeS phản ứng với HCl và bài tập liên quan
- HS: Ôn tập kiến thức các bài trước và xem trước bài trước ở nhà
C. Kiểm tra vài cũ
- Em hãy trinh bày tính chất hoá học của lưu huỳnh
2 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 (Ban cơ bản) - Bài 32: Hiđrosunfua, lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 32 :
HIĐROSUNFUA, LƯU HUỲNH ĐIOXIT,
LƯU HUỲNH TRIOXIT(T1)
Mục tiêu:
HS hiểu:
Tính chất vật lý và tính chất hóa học cơ bản của H2S
Trạng thái tự nhiên, ứng dụng và phương pháp điều chế H2S
Vì sao H2S có tính khử mạnh, dung dich H2S có tính axit yếu
Kĩ năng
Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất hóa học của H2S
Giải thích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và biện pháp chống ô nhiễm môi trường không khí
Chuẩn bị
GV: Hình ảnh mô tả thí nghiệm FeS phản ứng với HCl và bài tập liên quan
HS: Ôn tập kiến thức các bài trước và xem trước bài trước ở nhà
Kiểm tra vài cũ
Em hãy trinh bày tính chất hoá học của lưu huỳnh
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
GV: Cho HS tìm hiểu SGK trang 134 SGK yêu cầu HS tính chất vật lý của H2S?
Hoạt động 2:
GV: thông tin khí H2S tan trong H2O tạo thành d.d axit yếu
GV: Trong H2S, 2 nguyên tử H có khả năng bị thay thế lần lượt bởi nguyên tử kim loại nên có thể tạo muối trung hòa và muối axit
GV: Yêu cầu HS thảo luận viết phương trình hoá học ?
GV: cho HS xem bảng tính tan nhận xét về tính tan của muối sunfua?
Hoạt động 3:
- GV: cho HS nhận xét số oxi hoá của S trong H2S dự đoán H2S có tính khử hay tính oxh?
- GV: Mô ta thí nghiệm điều chế và đốt cháy H2S trong 2 trường hợp dư O2 và thiếu O2 (hình 6.4 trang 135 SGK) nhận xét, viết phương trình phản ứng?
GV: Bổ xung H2S cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt
GV: Nếu thiếu không khí tạo ra bột màu vàng bám trên đáy bình cầu đựng nước
Hoạt động 4:
- GV: cho HS đọc SGK rút ra nhận xét: Trạng thái tự nhiên? Nguyên tắc điều chế H2S trong phong thí nghiệm?
A. Hiđro sunfua
I. Tính chất vật lí
- Là chất khí rất độc, không màu, mùi trứng thối, hơi nặng hơn không khí, tan ít trong nước(S=0,38 g/100 g nước ở 200C và 1 atm)
- Hóa lỏng ở -600C
- Hóa rắn ở -860C
II. Tính chất hóa học
1. Tính axit yếu
H2S tan trong nước tạo thành d.d axit yếu
H2S + NaOH → NaHS + H2O
(natri hiđrosunfua)
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
(natri sunfua)
2. Tính khử mạnh
- Oxi hóa chậm ( khi không đủ O2(k.k) hoặc ở nhiệt độ không cao lắm)
-2 0 0 -2
2H2S + O2(thiếu) → 2S + 2H2O
- Ở nhiệt độ cao H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh tạo SO2
-2 0 t0 +4 -2
2H2S + 3 O2(dư) → 2SO2 + 2H2O
- Phản ứng của H2S với chất oxi hóa mạnh
-2 0 +6 -1
H2S + 4Cl2 + 4H2O --> H2SO4 + 8HCl
III. Trạng thái tự nhiên và điều chế
1. Trạng thái tự nhiên
Có trong 1 số nước suối, khí núi lửa, chất protein bị thối rữa, ...
2. Nguyên tắc điều chế H2S trong phòng thí nghiệm :
Cho muối sunfua(trừ PbS,CuS,...) + d.d a. mạnh
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑
Cũng cố
GV: HS nắm vững tính chất của H2S và phương pháp điều chế H2S
Làm các bài tập3, 4/138 – 139 SGK
File đính kèm:
- Bai 32(tiet 1).doc