1. Củng cố:
GV nhắc lại những nội dung HS cần nắm qua bài học:
- Công thức chung của ankan, cách viết đồng phân và các gọi tên ankan.
- GV đưa ra một số bài tập cho HS vận dụng kiến thức đã học.
* GV chia lớp làm 2 nhóm làm bài tập củng cố
- Nhóm 1: Viết tất cả các đồng phân ứng với CTPT: C6H14.
- Nhóm 2: Viết CTCT của các chất sau:
a) isopentan
b) neopentan
c) hexan
d) 2,3 - đimetylbutan
e) 3 - etyl - 2 - metylpentan
2. Dặn dò:
- Làm bài tập SGK.
- Xem trước Bài 34: CẤU TRÚC PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ANKAN.
6 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2976 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Bài 33: Ankan - Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp - Lê Thị Kim Thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 33: ANKAN: ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh biết được sự hình thành liên kết và cấu trúc không gian của ankan. Biết cách gọi tên các ankan với mạch chính không quá 10 nguyên tử cacbon. Khái niệm bậc cacbon và gốc ankyl.
- Học sinh vận dụng kiến thức về đồng đẳng, đồng phân viết được các đồng đẳng và đồng phân của ankan.
2. Kĩ năng:
Viết thành thạo công thức phân tử, các công thức cấu tạo của ankan, gọi tên được các ankan, gốc ankyl.
3. Thái độ, tình cảm:
Ankan là nguồn hidrocacbon có nhiều trong tự nhiên như xăng, dầu. Qua bài học giúp học sinh biết phần nào về các hidrocacbon và ứng dụng của nó.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: sách giáo khoa, phiếu học tập.
- HS:
+ Ôn lại kiến thức về đồng đẳng, đồng phân.
+ Viết CTPT, CTCT, tên gọi của CH4.
C. Tiến trình dạy học:
Vào bài : Như các em đã biết hợp chất hữu cơ được chia làm 2 loại: Hidrocacbon và dẫn xuất của hidrocacbon. Hidrocacbon lại được chia thành hidrocacbon no, hidrocacbon không no và hidrocacbon thơm. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về loại đầu tiên của Hidrocacbon đó là hidrocacbon no, hidrocacbon no là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ có các liên kết đơn C-C. Hidrocacbon no với mạch cacbon hở (không vòng) gọi là ANKAN. Hidrocacbon với mạch cacbon vòng gọi là XICLOANKAN. Ở tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu trúc và danh pháp của hidrocacbon no mạch hở đại diện là ankan. Chương 5: HIDROCACBON NO. Bài 33: ANKAN: ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS nhắc lại
khái niệm đồng đẳng?
- GV yêu cầu HS dựa vào khái niệm đồng đẳng viết CTPT các chất tiếp theo là đồng đẳng của CH4?
-GV: Từ CTPT các chất là đồng đẳng của CH4 em hãy lập luận, viết công thức chung cho dãy đồng đẳng của CH4?
-GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2
- GV: Em hãy viết CTCT các chất hữu cơ có CTPT: C4H10, C5H12
- GV nhắc lại khái niệm đồng phân: Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng CTPT là những chất đồng phân.
Vì vậy những CTCT trên tương ứng là đồng phân của C4H10 và C5H12.
- GV: Yêu cầu HS rút ra nhận xét: Ankan từ C mấy trở đi thì có đồng phân và đó là đồng phân gì?
Hoạt động 3
- GV: Phân tích và chỉ ra cho HS bậc của cacbon trong CTCT sau:
- GV: Yêu cầu HS xác định bậc của các nguyên tử cacbon trong các CTCT của các chất mà các em vừa viết.
-GV: Dựa vào khái niệm bậc cacbon, hãy nêu khái niệm ankan không phân nhánh và ankan phân nhánh.
Hoạt động 4
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại tên mạch cacbon chính.
- GV hướng dẫn HS cách gọi tên ankan không phân nhánh.
- GV giới thiệu cho HS biết nhóm ankyl và cách gọi tên ankyl.
- GV: Nhấn mạnh cho HS ankan có đuôi an, gốc ankyl có đuôi yl.
Hoạt động 5
- GV đưa ra CTCT sau đó hướng dẫn HS cách gọi tên các ankan có nhánh theo tên thông thường.
Hoạt động 6
- GV đưa ra CTCT sau đó hướng dẫn HS cách gọi tên của các ankan có nhánh.
- GV: Yêu cầu HS gọi tên các đồng phân của C4H10, C5H12
- HS trả lời:
Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2, nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng.
- HS lên bảng trình bày.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS lên bảng trình bày.
- HS nhận xét.
- HS quan sát theo dõi bài.
- HS thực hiện yêu cầu của GV xác định bậc cacbon các CTCT của C4H10, C5H12
- HS
+ Ankan mà phân tử chỉ chứa C bậc I và C bậc II là ankan không phân nhánh (mạch thẳng).
+ Ankan mà phân tử chứa C bậc III hoặc C bậc IV là ankan phân nhánh.
- HS nhắc lại tên mạch cacbon chính.
- HS chú ý theo dõi.
- HS chú ý theo dõi bài.
- HS thực hiện gọi tên ankan phân nhánh có CTPT là C4H8, C5H10
I. Đồng đẳng, đồng phân
1. Đồng đẳng
- Đồng đẳng của CH4: C2H6, C3H8, C4H10,...
- Công thức chung là: CnH2n+2 (n ≥ 1)
Chúng hợp thành dãy đồng đẳng của metan.
- Ankan là hidrocacbon no mạch hở, có liên kết đơn trong phân tử.
2. Đồng phân
a) Đồng phân mạch cacbon
* C4H10
CH3-CH2-CH2-CH3
CH3-CH-CH3
CH3
*C5H12
CH3-CH2-CH2-CH2-CH3
CH3
CH3-CH-CH2-CH3
CH3
CH3-C-CH3
CH3
- Ankan từ C4H10 trở đi thì có đồng phân cấu tạo, đó là đồng phân mạch cacbon.
b) Bậc cacbon
Bậc của cacbon trong phân tử ankan bằng số nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nó.
II. Danh pháp
1. Ankan không phân nhánh
- Cách gọi tên ankan không phân nhánh:
Tên mạch chính + an
-Nhóm nguyên tử còn lại sau khi lấy bớt 1 nguyên tử H từ phân tử ankan, có công thức CnH2n+1, được gọi là nhóm ankyl.
Cách gọi tên ankyl không phân nhánh:
Tên mạch chính + yl
2. Ankan phân nhánh
a) Tên thông thường
b) Tên thay thế
Cách gọi tên thay thế của ankan:
- Chọn mạch cacbon dài nhất có nhiều nhánh nhất làm mạch chính.
- Đánh số các nguyên tử cacbon thuộc mạch chính bắt đầu từ phía gần nhánh hơn và tổng số chỉ vị trí là nhỏ nhất.
- Ankan có nhiều nhánh thì các nhánh gọi theo vần chữ cái A, B, C,... với số chỉ vị trí nhánh đó đặt ngay trước gạch nối với tên nhánh đó.
- Nếu có nhiều nhóm thế giống nhau dùng tiếp đầu ngữ: đi, tri, tetra,... thay cho việc lặp lại tên nhóm thế.
Sau đó gọi tên ankan:
Số chỉ vị trí + tên nhánh (tên gốc ankyl) + tên mạch chính + an
D. Củng cố - dặn dò
1. Củng cố:
GV nhắc lại những nội dung HS cần nắm qua bài học: - Công thức chung của ankan, cách viết đồng phân và các gọi tên ankan.
- GV đưa ra một số bài tập cho HS vận dụng kiến thức đã học.
* GV chia lớp làm 2 nhóm làm bài tập củng cố
- Nhóm 1: Viết tất cả các đồng phân ứng với CTPT: C6H14.
- Nhóm 2: Viết CTCT của các chất sau:
a) isopentan
b) neopentan
c) hexan
d) 2,3 - đimetylbutan
e) 3 - etyl - 2 - metylpentan
2. Dặn dò:
- Làm bài tập SGK.
- Xem trước Bài 34: CẤU TRÚC PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ANKAN.
File đính kèm:
- ankan.doc