I. Mục tiêu của bài (chủ đề)
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được định nghĩa phép chiếu song song.
- Biết tìm hình chiếu của điểm M trên mặt phẳng (P) theo phương của đường thẳng d cho trước (đường thẳng d cắt (P)).
- Nắm được các tính chất của phép chiếu song song.
2. Kỹ năng:
- Biết biểu diễn đường thẳng, mặt phẳng và vị trí tương đối của điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian.
- Biết biểu diễn các hình phẳng đơn giản như hình tam giác, hình bình hành, hình tròn và các yếu tố liên quan.
- Biểu diễn được các hình không gian đơn giản như hình lập phương, hình tứ diện, hình chóp, hình lăng trụ, hình hộp.
3. Thái độ:
Tích cực hoạt động; chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới; có tinh thần hợp tác trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề: đưa ra phán đoán trong quá trình tìm hiểu và tiếp cận các hoạt động bài học và trong thực tế.
- Năng lực vẽ hình: vẽ được các hình không gian đơn giản như hình lập phương, hình tứ diện, hình chóp, hình lăng trụ, hình hộp.
- Năng lực vận dụng các kiến thức về phép chiếu song song để vẽ các hình không gian.
- Năng lực hợp tác và giao tiếp: kỹ năng làm việc nhóm và đánh giá lẫn nhau.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: soạn thảo trình bày báo cáo kết quả hoạt động và báo cáo sản phẩm học tập. Tìm kiếm, chọn lọc, xử lý và lưu trữ được thông tin cần thiết trên Internet và sử dụng môi trường tương tác trên mạng.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tế.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phấn, thước kẽ, máy tính và thiết bị trình chiếu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài học trước ở nhà, sách giáo khoa, bút, thước kẽ, vở.
8 trang |
Chia sẻ: Hùng Bách | Ngày: 18/10/2024 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 11 - Chương 2, Bài 5: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình trong kg, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÉP CHIẾU SONG SONG. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT HÌNH KHÔNG GIAN
I. Mục tiêu của bài (chủ đề)
1. Kiến thức:
Học sinh nắm được định nghĩa phép chiếu song song.
Biết tìm hình chiếu của điểm M trên mặt phẳng (P) theo phương của đường thẳng d cho trước (đường thẳng d cắt (P)).
Nắm được các tính chất của phép chiếu song song.
2. Kỹ năng:
Biết biểu diễn đường thẳng, mặt phẳng và vị trí tương đối của điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian.
Biết biểu diễn các hình phẳng đơn giản như hình tam giác, hình bình hành, hình tròn và các yếu tố liên quan.
Biểu diễn được các hình không gian đơn giản như hình lập phương, hình tứ diện, hình chóp, hình lăng trụ, hình hộp.
3. Thái độ:
Tích cực hoạt động; chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới; có tinh thần hợp tác trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề: đưa ra phán đoán trong quá trình tìm hiểu và tiếp cận các hoạt động bài học và trong thực tế.
Năng lực vẽ hình: vẽ được các hình không gian đơn giản như hình lập phương, hình tứ diện, hình chóp, hình lăng trụ, hình hộp.
Năng lực vận dụng các kiến thức về phép chiếu song song để vẽ các hình không gian.
Năng lực hợp tác và giao tiếp: kỹ năng làm việc nhóm và đánh giá lẫn nhau.
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: soạn thảo trình bày báo cáo kết quả hoạt động và báo cáo sản phẩm học tập. Tìm kiếm, chọn lọc, xử lý và lưu trữ được thông tin cần thiết trên Internet và sử dụng môi trường tương tác trên mạng.
Năng lực vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tế.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phấn, thước kẽ, máy tính và thiết bị trình chiếu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài học trước ở nhà, sách giáo khoa, bút, thước kẽ, vở.
III. Chuỗi các hoạt động học
1. GIỚI THIỆU (HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG) (3 phút)
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
H1: Bóng của dòng chữ và bóng của miếng bìa có được do đâu?
2. NỘI DUNG BÀI HỌC (HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC)
I. Phép chiếu song song (7 phút)
a) Tiếp cận (khởi động)
H2: Hình ảnh trên mặt phẳng (P) có được do đâu?
b) Hình thành định nghĩa
c) Củng cố định nghĩa
II. Các tính chất của phép chiếu song song (15 phút)
a) Tiếp cận định lí 1 (khởi động)
b) Hình thành định lí 1
c) Củng cố định lí 1
H3: Hình chiếu song song của một hình vuông có thể là hình bình hành không?
H4: Hình bên có thể là hình chiếu song song của một lục giác đều được không?
H5: Cho biết hình chiếu song song của một đường thẳng song song với phương chiếu?
III. Hình biểu diễn của một hình không gian trên mặt phẳng (10 phút)
a) Tiếp cận (khởi động)
Quan sát hình ảnh và dự đoán ảnh của quả bóng trên mặt bàn?
b) Hình thành
Hình biểu diễn của một hình H trong không gian là hình chiếu song song của hình H trên một mặt phẳng theo một phương chiếu nào đó hoặc hình đồng dạng với hình chiếu đó.
Hình biểu diễn của các hình thường gặp
Tam giác. Một tam giác bất kì bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một tam giác có dạng tùy ý cho trước (có thể là tam giác đều, ,tam giác cân, tam giác vuông,) (h.2.69)
a) b) c)
Hình 2.69
Hình bình hành. Một hình bình hành bất kì bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một hình bình hành tùy ý cho trước (có thể là hình bình hành, hình vuông, hình thoi, hình chữ nhật,) (h.2.70)
a) b) c) d)
Hình 2.70
Hình thang. Một hình thang bất kì bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một hình thang tùy ý cho trước, miễn là tỉ số độ dài hai đáy của hình biểu diễn phải bằng tỉ số độ dài hai đáy của hình thang ban đầu.
Hình tròn. Người ta thường dùng hình elip để biểu diễn cho hình tròn (h.2.71)
Đặc biệt: Hình biểu diễn của một hình tròn là một đường elip hoặc một đường tròn, hoặc đặc biệt có thể là một đoạn thẳng
c) Củng cố
H6: Trong các hình sau, những hình nào biểu diễn cho hình lập phương?
H7: Các hình 2.69a, 2.69b, 2.69c là hình biểu diễn của các tam giác nào?
a) b) c)
Hình 2.69
H8: Các hình 2.70a, 2.70b, 2.70c, 2.70d là hình biểu diễn cho các hình bình hành nào?
a) b) c) d)
Hình 2.70
H9: Cho hai mặt phẳng và song song với nhau. Đường thẳng cắt và lần lượt tại và . Đường thẳng song song với cắt và lần lượt tại và . Hình 2.72 minh họa nội dung nêu trên đúng hay sai?
3. LUYỆN TẬP (10 phút)
Câu 1: Khẳng định nào sau đây là đúng nhất?
A. Hình biểu diễn của một hình bình hành là một hình bình hành.
B. Hình biểu diễn của một hình chữ nhật là một hình chữ nhật.
C. Hình biểu diễn của một hình vuông là một hình vuông.
D. Hình biểu diễn của một hình thoi là một hình thoi.
Đáp án: A
Câu 2: Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Phép chiếu song song biến trung điểm của đoạn thẳng thành trung điểm của đoạn thẳng hình chiếu.
B. Phép chiếu song song biến trọng tâm tam giác thành trọng tâm tam giác hình chiếu.
C. Phép chiếu song song biến tâm của hình bình hành thành tâm của hình bình hành.
D. Phép chiếu song song có thể biến trọng tâm tam giác thành một điểm không phải là trọng tâm tam giác hình chiếu.
Đáp án: D
Câu 3: Cho tứ diện ABCD. M là trọng tâm của tam giác ABC. Hình chiếu song song của điểm M theo phương CD lên mặt phẳng (ABD) là điểm nào sau đây?
A. Điểm A
B. Điểm B
C. Trọng tâm tam giác ABD
D. Trung điểm của đường trung tuyến kẻ từ D của tam giác ABD
Đáp án: D
- Chuyển giao nhiệm vụ: chia học sinh thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ: mỗi nhóm thảo luận chọn phương án trả lời đúng
- HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
– Mỗi nhóm cử 1 học sinh báo cáo kết quả lựa chọn phương án cho 1 câu trả lời
– Cho cả lớp nhận xét và đánh giá về kết quả vừa báo cáo.
- GV nhận định và kết luận.
Củng cố hoạt động giới thiệu:
----------------Hết--------------
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_11_chuong_2_bai_5_phep_chieu_song_song.doc