I. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ:
1. Mô tả chủ đề: Chủ đề này gồm một bài: Phương trình đường tròn - Chương III: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng - Hình học lớp 10.
2. Mạch kiến thức của chuyên đề: Hình thành và vận dụng các kiến thức lý thuyết trong bài để giải quyết các bài toán liên quan
3. Thời lượng: Thời lượng học trên lớp: 2 tiết
4. Nội dung kiến thức của chuyên đề:
a. Khái niệm phương trình đường tròn trong mặt phẳng tọa độ
b. Phương trình tiếp tuyến của đường tròn.
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Mục tiêu: Giúp HS nắm chắc các kiến thức, vận dụng linh hoạt các kiến thức đó vào việc giải toán trên tinh thần chủ động, hợp tác để hình thành và phát triển các kĩ năng ở HS
2. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm hai dạng phương trình đường tròn,cách xác định tâm và bán kính, cách viết phương trình đường tròn dựa vào điều kiện cho trước
3. Về kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết phương trình đường tròn khi biết tâm và bán kính. Xác định được tâm và bán kính khi có phương trình đường tròn, viết được phương trình tiếp tuyến, giải quyết được các bài toán liên quan.
4. Về thái độ: Thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập, sẵn sàng tham gia hoạt động nhóm.
5. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:
+ Phát huy năng lực giải quyết vấn đề.
+ Phát huy năng lực tự học
+ Phát huy năng lực huy động kiến thức
+ Phát huy năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
9 trang |
Chia sẻ: Hùng Bách | Ngày: 18/10/2024 | Lượt xem: 38 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 10 - Chương 3, Bài 1: Phương trình đường tròn - Trường THPT Phong Điền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới 5 hoạt động: Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng; Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Tiết 1: Dạy Hoạt động 1- Hoạt động 2: Đơn vị kiến thức 1 và 2 - Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1, Bài 2.
Tiết 2: Hoạt động 2: Đơn vị kiến thức 3-hoạt động 3: Luyện tập Bài 3, Bài 4. Hoạt động 4- Hoạt động 5: GV hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà và báo cáo sẩn phầm cho GV.
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
Kĩ năng/năng lực cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: HS nhớ lại các kiến thức cơ bản về đường tròn.
2. Phương thức:
- Từ hình ảnh trực quan giúp học sinh ghi nhớ lại định nghĩa đường tròn trong mặt phẳng, học sinh có thể rút ra được điều kiện cần và đủ để điểm M thuộc đường tròn (C) có tâm và bán kính cho trước.
3. Cách tiến hành:
a. GV giao nhiệm vụ:
Giáo viên chiếu hình ảnh về đường tròn trong mặt phẳng, yêu cầu học sinh quan sát và nhớ lại định nghĩa đường tròn.
Yêu cầu HS phát biểu được khái niệm đường tròn và điều kiện để điểm M thuộc đường tròn C(I;r)
b. Học sinh thực hiện nhiệm vụ( theo nhóm)
Điều kiện cần và đủ để điểm M(x; y) nằm trên đường tròn C(I; r) là IM = r
c. Học sinh báo cáo sản phẩm:
Nhắc lại được định nghĩa đường tròn.
Nêu được: M nằm trên đường tròn C(I; r) IM = r
d. GV đánh giá sản phẩm của học sinh:
Khen các HS tham gia tích cực và các nhóm hoạt động sôi nổi hiệu quả. Động viên những HS còn thụ động, các nhóm hoạt động chưa hiệu quả.
Trong mặt phẳng:
+ Phát huy năng lực giải quyết vấn đề.
+ Phát huy năng lực huy động kiến thức
+ Phát huy năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Mục tiêu: Trên cơ sở các kiến thức về toạ độ đã biết, học sinh tiếp cận được khái niệm phương trình đường tròn, phương trình tiếp tuyến của đường tròn. Đồng thời vận dụng các kiến thức vào việc giải toán.
2. Phương thức:
Trên cơ sở các kiến thức đã biết, bằng cách GV đặt vấn đề, HS giải quyết các vấn đề thông qua các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm dẫn đến khái niệm phương trình của đường tròn, phương trình tiếp tuyến của đường tròn trong mặt phẳng toạ độ.
3. Cách tiến hành:
a. Đơn vị kiến thức 1:
Tiếp cận:
* Bài toán: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho điểm I(a; b) và một số thực dương r. Hãy tìm điều kiện của x, y để điểm M(x; y) nằm trên đường tròn C(I; r)?
- GV đưa ra các nhiệm vụ cụ thể để giải bài toán:
+ NV1: Điều kiện để điểm M(x; y) nằm trên đường tròn C(I; r) là gì?
+ NV2: Tính IM theo a, b, x, y?
+ NV3: Kết luận x và y thoả mãn đk gì để điểm M(x; y) nằm trên đường tròn C(I; r)?
* Học sinh thực hiện nhiệm vụ( theo nhóm)
+ NV1: Điều kiện để điểm M(x; y) nằm trên đường tròn C(I; r) là IM = r
+ NV2:
+ NV3: Vậy điều của x, y để điểm M(x; y) nằm trên đường tròn C(I; r) là: . Hay
Hình thành kiến thức:
Phương trình đường tròn tâm I(a; b) bán kính r là:
GV nhấn mạnh các yêu cầu: nhận dạng phương trình đường tròn, tìm tâm và bán kính khi biết phương trình đường tròn, cách viết phương trình đường tròn. Đồng thời yêu cầu học sinh làm các ví dụ sau:
Củng cố:
Ví dụ 1: Tìm tâm và bán kính của đường tròn cho bởi phương trình sau:
Yêu cầu học sinh xác định được tâm và tính được bán kính của các đường tròn nói trên.
Ví dụ 2: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho hai điểm và đường tròn (C) có phương trình
Hỏi trong hai điểm A và B điểm nào thuộc đường tròn (C)?
Viết phương trình đường tròn tâm A và có bán kính bằng
GV yêu cầu HS:
Hs kiểm tra toạ độ điểm A và B có thoả mãn phương trình đường tròn (C) không?
HS nhớ dạng phương trình đường tròn, từ đó viết phương trình đường tròn tâm A và có bán kính bằng
b. Đơn vị kiến thức 2:
Tiếp cận:
GV: đặt vấn đề bằng câu hỏi: Hỏi phương trình có phải là phương trình của một đường tròn không?
HS: viết phương trình đã cho dưới dạng:
GV: như vậy phương trình có dạng có thể là phương trình của một đường tròn. Có phải mọi phương trình đều là phương trình đường tròn không? Chúng ta nghiên cứu nội dung thứ hai của bài học.
Hình thành kiến thức:
GV: Cho phương trình đường tròn có dạng , hãy viết phương trình đó dưới dạng khai triển?
HS:
GV: Kết luận: Mỗi phương trình có dạng với đkiện là phương trình của một đường tròn có tâm I(a; b) và bán kính
Củng cố:
Ví dụ 3: Hỏi phương trình nào sau đây là phương trình của một đường tròn? Nếu là phương trình đường tròn, hãy tìm toạ độ tâm và tính bán kính?
a.
b.
Yêu cầu học sinh:
Nhận biết các phương trình đã cho đều có dạng
Xác định các hệ số a, b, c. Kiểm tra điều kiện. Kết luận toạ độ tâm và tính bán kính.
c. Đơn vị kiến thức 3:
Tiếp cận:
GV: Dựa vào hình vẽ, Đường thẳng d được gọi là gì của đường tròn (C)?
HS: d là tiếp tuyến của đường tròn (C) tại điểm H.
GV đặt vấn đề: Trong mp toạ độ Oxy, cho đường tròn (C) có tâm I(a; b) và bán kính r và điểm nằm trên đường tròn (C). Chúng ta có thể tìm được phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C) tại điểm H không?
Hình thành kiến thức:
GV: Một đường thẳng d đi qua H được gọi là tiếp tuyến với một đường tròn C(I; r) khi nào?
HS:
GV: Yêu cầu viết phương trình của d
HS: Đường thẳng d đi qua và nhận làm vectơ pháp tuyến nên có phương trình:
GV: Kết luận:
Trong mp toạ độ Oxy, cho đường tròn (C) có phương trình và điểm nằm trên đường tròn (C). Phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C) tại điểm H là:
Củng cố:
Ví dụ 4: Trong mp toạ độ Oxy, cho đường tròn (C) có phương trình . Phương trình nào sau đây là phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C) tại điểm
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, Phương trình đường tròn tâm I(a; b) bán kính r là:
Mỗi phương trình có dạng với đkiện là phương trình của một đường tròn có tâm I(a; b) và bán kính
Trong mp toạ độ Oxy, cho đường tròn (C) có phương trình và điểm nằm trên đường tròn (C). Phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C) tại điểm H là:
+ Phát huy năng lực giải quyết vấn đề.
+ Phát huy năng lực huy động kiến thức
+ Phát huy năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
+ Phát huy năng lực giải quyết vấn đề.
+ Phát huy năng lực huy động kiến thức
+ Phát huy năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
+ Phát huy năng lực giải quyết vấn đề.
+ Phát huy năng lực huy động kiến thức
+ Phát huy năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được kiến thức và phải vận dụng những kiến thức vừa học được để giải quyết những bài tập cụ thể
2. Phương thức: Thông qua các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm giúp học sinh nắm được kiến thức và phải vận dụng những kiến thức vừa học được để giải quyết những bài tập cụ thể
3. Cách tiến hành:
Bài 1: Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình của đường tròn? Nếu là phương trình đường tròn thì hãy tìm tâm và bán kính của đường tròn đó.
GV yêu cầu từng cá nhân HS thực hiện câu a và b.
GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện câu c và d.
GV giám sát, gọi HS trình bày kết quả, nhận xét đánh giá kết quả.
Bài 2: Trong mặt toạ độ Oxy, cho hai điểm A(3;-4) và B(-3;4).
a. Viết phương trình đường tròn có tâm A và đi qua điểm B
b. Viết phương trình đường tròn đường kính AB.
GV yêu cầu từng cá nhân HS thực hiện câu a.
GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện câu b.
GV giám sát, gọi HS trình bày kết quả, nhận xét đánh giá kết quả.
Bài 3: Trong mặt toạ độ Oxy, cho đường tròn (C) có phương trình: Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C) tại
A(-1;0).
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện bài tập 3.
GV: Giám sát, gọi HS trình bày kết quả, nhận xét đánh giá kết quả.
Bài 4: Lập phương trình đường tròn đi qua 3 điểm: A( -2;4); B( 5;5); C(6; -2)
GV yêu cầu từng cá nhân HS thực hiện bài tập 4.
GV giám sát, gọi HS trình bày kết quả, nhận xét đánh giá kết quả.
+ Phát huy năng lực giải quyết vấn đề.
+ Phát huy năng lực huy động kiến thức
+ Phát huy năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: Khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình; tìm phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những cách giải quyết vấn đề khác nhau; góp phần hình thành năng lực học tập với gia đình và cộng đồng
2. Phương thức: Thông qua các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm giúp học sinh vận dụng những kiến thức vừa học được để giải quyết những bài tập cụ thể.
3. Cách tiến hành:
a. GV giao nhiệm vụ: HS về nhà thực hiện các bài tập 5, 6, 7.
b. Học sinh thực hiện nhiệm vụ: ở nhà theo cá nhân hoặc theo nhóm thực hiện các bài tập 5, 6, 7.
c. Học sinh báo cáo sản phẩm
d.GV đánh giá sản phẩm của học sinh
Bài 5: Lập phương trình đường tròn (C) có tâm
I(-1;2) và tiếp xúc với đường thẳng D : x – 2y + 7 = 0.
Bài 6: Cho hai đường thẳng d1 : 3x + 4y + 5 = 0 và d2: 4x – 3y – 5 = 0. Viết phương trình đường tròn có tâm nằm trên đường thẳng d: x – 6y – 10 = 0 và tiếp xúc với hai đường thẳng d1 và d2.
Bài 7: Cho đường tròn (C) có phương trình là:. Viết phương trình tiếp tuyến của (C), biết tiếp tuyến đó đi qua A(3;6).
+ Phát huy năng lực giải quyết vấn đề.
+ Phát huy năng lực tự học
+ Phát huy năng lực huy động kiến thức
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp tục mở rộng kiên thức, kĩ năng để giải quyết những bài toán liên quan.
2. Phương thức: Thông qua các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm giúp học sinh vận dụng những kiến thức vừa học được để giải quyết những bài tập cụ thể.
3. Cách tiến hành:
a. GV giao nhiệm vụ: HS về nhà thực hiện các bài tập 8.
b. Học sinh thực hiện nhiệm vụ: ở nhà theo cá nhân hoặc theo nhóm thực hiện các bài tập 8.
c. Học sinh báo cáo sản phẩm
d. GV đánh giá sản phẩm của học sinh
Bài 8 : Cho hệ phương trình: (I).
a. Tìm a để hệ (I) có nghiệm duy nhất.
b. Tìm a để hệ (I) có 2 nghiệm phân biệt.
+ Phát huy năng lực giải quyết vấn đề.
+ Phát huy năng lực tự học
+ Phát huy năng lực huy động kiến thức
VII. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
Nắm các kiến thức đã học trong 2 tiết.
Lưu ý những bài tập đã giải.
BTVN: Bài tập 1a, 2a, 2b, 3a, 6 trong SGK.
HD một số bài tập vận dụng cao: Bài 5,6,7,8.
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_10_chuong_3_bai_1_phuong_trinh_duong_tr.doc