I) Mục tiêu:
1./ Kiến thức cơ bản:
- Trên nữa mặt phẳng xác định có bờ chứa tia Ox. bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho xOy = mo (0 < m <180).
2./ Kỹ năng cơ bản:
- Biết vẽ góc có số đo cho trước bằng thước thẳng và thước đo góc.
3./ Thái độ:
- Vẽ, đo cẩn thận, chính xác
II) Phương tiện dạy học:
GV: thước đo góc, ê ke, com pa, kim đồng hồ.
HS: đồ dùng học tập
III) Hoạt động trên lớp:
1./ Kiểm tra bài cũ:
Nêu khài niệm về góc vuông, góc nhọn, góc bẹt, góc tù?
2./ Bài mới:
16 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Tiết 24-26 - Dương Thị Thúy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ năng cơ bản:
- Rèn kỹ năng đo thành thạo, cẩn thận, chính xác. Lý luận vững chắc khi xác định số đo.
3./ Thái độ:
- Vẽ, đo cẩn thận, chính xác
II.- Phương tiện dạy học:
Sách giáo khoa, thước thẳng, thước đo góc, giác kế.
III.- Hoạt động trên lớp:
1./ Kiểm tra bài cũ:
- Hãy đo góc xOy trên bảng và Trình bày các bước đo một góc
2./ Bài mới:
Tiết 22: Giới thiệu Giác kế và cho học sinh tìm cách thực hiện các bước đo góc trên mặt đất
Tiết 23: Chia nhóm học sinh chuẩn bị thực hành trên sân
Giáo viên
Học sinh
Bài ghi
GV nhắc học sinh đo cẩn thận, chính xác.
Nếu cần phải đo một góc trên mặt đất ta không thể dùng thước đo góc mà phải dùng một dụng cụ gọi là Giác kế
Thực hiện bài tập
Quan sát giác kế
1) Dụng cụ đo góc trên mặt đất:
Dụng cụ đo góc trên mặt đất gọi là Giác kế, gồm:
Một đĩa tròn được chia độ sẵn, đặt nằm ngang trên một giá ba chân.
Mặt đĩa có một thanh quay xung quanh tâm đĩa, hai đầu thanh có hai tấm thẳng đứng, mỗi tấm có một khe hở, hai khe hở và tâm của đĩa thẳng hàng.
GV giới thiệu Giác kế và cho học sinh quan sát.
Trên cơ sở đo góc bằng thước đo độ học sinh hoạt động theo nhóm tìm cách đo góc trên mặt đất
Nhắc lại cách gióng đường thẳng trên mặt đất
GV củng cố uốn nắn và cho học sinh trình bày rõ ràng các bước thực hiện.
GV chia nhóm và cho học sinh xuống sân thực hành
Học sinh phải lập phiếu thực hành trình bày lại các bước thực hiện và xác định số đo góc đã thực hiện.
Hoạt động theo nhóm
Thử trình bày cách đo góc trên mặt đất.
Học sinh nhắc lại các bước thực hiện
Học sinh chia nhóm và chuẩn bị xuống sân thực hành
2) Cách đo góc trên mặt đất
Bước 1:
Đặt giác kế sao cho mặt đĩa nằm ngang và tâm của nó nằm trên đường thẳng đứng đi qua đỉnh C của góc ACB.
Bước 2:
Đưa thanh quay về vị trí 0o và quay mặt đĩa đến vị trí sao cho cọc tiêu đóng ở A và hai khe hở thẳng hàng
Bước 3:
Cố định mặt đĩa và đưa thanh quay đến vị trí sao cho cọc tiêu đóng ở B và hai khe hở thẳng hàng.
Bước 4:
Đọc số đo (độ) của góc ACB trên mặt đĩa.
4./ Củng cố: Củng cố từng phân như trên
5./ Dặn dò: Xem bài Đường tròn.
RÚT KINH NGHIỆM:
Duyệt của tổ trưởng
Ngày duyệt:
Tuần 29 Tiết 24
Ngày dạy: 8/3
Ngày soạn:
ĐƯỜNG TRÒN
I. Mục tiêu:
1./ Kiến thức cơ bản:
- Hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì?
- Hiểu cung, dây cung, đường kính, bán kính.
2./ Kỹ năng cơ bản:
- Sử dụng compa thành thạo.
- Biết vẽ đường tròn, cung tròn.
- Biết giữ nguyên độ mở của compa.
3./ Thái độ:
- Vẽ hình, sử dụng compa cẩn thận, chính xác.
II. Phương tiện dạy học:
Sách giáo khoa, thước thẳng, thước đo góc, êke, compa.
III. Hoạt động trên lớp:
1./ Kiểm tra bài cũ:
Bài tập 36 SGK trang 83
2./ Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
Bài ghi
Quan sát hình 43 SGK và trả lời:
Đường tròn tâm O bán kính R là gì?
GV giới thiệu đường tròn nói rõ tâm và bán kính, ký hiệu
Đoạn thẳng OM dài bao nhiêu?
Nói đoạn thẳng OM là bán kính có đúng không?
So sánh OP, ON, OM?
Hình tròn là gì?
Quan sát hình 44, 45 và trả lời:
Cung tròn là gì? Dây cung là gì?
Vẽ một đường kính CD bất kỳ đường kính này dài bao nhiêu cm?
Có kết luận gì về độ dài của đường kính so với bán kính?
Đường tròn tâm O,bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R.
Học sinh Vẽ đường tròn (O ; 3cm) Lấy điểm M trên đường tròn.
Học sinh lấy điểm N nằm bên trong đường tròn và lấy điểm P nằm bên ngoài đường tròn.
Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó.
Vẽ đường tròn tâm O bán kính 4cm Vẽ dây cung AB bất kỳ dài 3cm
Học sinh trả lời: Đường kính dài gấp đôi bán kính
1) Đường tròn và hình tròn:
Dùng compa ta vẽ được đường tròn.
Đường tròn Hình tròn
Đường tròn tâm O,bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R.
Ký hiệu:
(O ; R) hay (O ) : Đường tròn tâm O bán kính R
M là điểm trên (thuộc) đường tròn.
N là điểm bên trong đường tròn.
P là điểm bên ngoài đường tròn.
Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó.
2) Cung và dây cung:
Cho 2 điểm A và B thuộc (O ; R)
- Phần đường tròn giới hạn bỡi 2 điểm AB va2 hai điểm A, B gọi là cung tròn AB Ký hiệu: AB
Đoạn thẳng nối hai mút AB của cung là dây cung (gọi tắt là dây)
Dây đi qua tâm là đường kính.
Đường kính dài gấp đôi bán kính.
B
A D
C
Có thể so sánh hai đoạn thẳng AB và CD, chỉ cần dùng compa mà không đo độ dài hai đoạn thẳng đó?
Cho hai đoạn thẳng AB và CD. Làm thế nào để biết tổng độ dài của hai đoạn thẳng đó mà không đo riêng từng đoạn.
Học sinh hoạt động theo nhóm tự tìm ra cách so sánh đội dài hai đoạn thẳng mà chỉ cần dùng compa.
- Học sinh trình bày cách so sánh
Học sinh lên bảng vẽ và trình bày cách đo
Học sinh trả lời
3) Một công dụng khác của compa:
Ví dụ:
- Có thể dùng compa để so sánh độ dài hai đoạn thẳng mà không đo độ dài hai đoạn thẳng.
A B C D
AB < CD
- Có thể biết tổng độ dài hai đoạn thẳng mà chỉ cần đo một lần.
3./ Củng cố Bài tập 38, 39 SGK trang 87
4./ Dặn dò - Học bài và làm các bài tập 40, 41 và 42 SGK
RÚT KINH NGHIỆM:
Duyệt của tổ trưởng
Ngày duyệt:
Tuần 30 Tiết 25
Ngày dạy: 15/3
Ngày soạn:
TAM GIÁC
I. Mục tiêu:
1./ Kiến thức cơ bản:
- Định nghĩa được tam giác.
- Hiểu đỉnh, cạnh, góc của tam giác là gì?
2./ Kỹ năng cơ bản:
- Biết vẽ tam giác .
- Biết gọi tên và ký hiệu tam giác .
- Nhận biết điểm nằm bên trong và nằm bên ngoài tam giác.
3./ Thái độ:
- Vẽ hình, sử dụng compa cẩn thận, chính xác.
II.- Phương tiện dạy học:
Sách giáo khoa, thước thẳng, thước đo góc, êke, compa.
III.- Hoạt động trên lớp:
1./ Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là đường tròn ký hiệu?
Vẽ đường tròn (O ; 3cm)?
Thế nào là cung tròn, dây cung, đường kính.
2./ Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
Bài ghi
Hình thành khái niệm tam giác
Quan sát hình 53 SGK và trả lời:
Tam giác ABC là gì?
Có mấy cách đọc tên tam giác ABC
Hãy viết các ký hiệu tương ứng.
Đọc tên 3 đỉnh của DABC.
Đọc tên 3 cạnh của DABC. Có mấy cách đọc?
Đọc tên 3 góc của DABC. Có mấy cách đọc?
Làm bài tập 43 SGK
Làm bài tập 44 SGK
Nhận biết điểm trong, điểm ngoài của tam giác
Vì sao điểm M được gọi là điểm nằm bên trong tam giác?
Hãy vẽ thêm điểm P nằm bên trong tam giác.
Vì sao điểm N được gọi là điểm nằm bên ngoài của tam giác?
Hãy vẽ thêm điểm Q nằm bên ngoài DABC.
Học sinh lần lượt trả lời qua gợi ý của GV.
Một số HS đọc to DN
Học sinh làm bài tập 43.
Hình tạo thành bỡi ba đoạn MN, MP, NP khi ba điểm M, N, P không thẳng hàng được gọi là tam giác MNP
Tam giác TUV là hình gồm ba đoạn TU, TV, UV khi ba điểm T, U, V không thẳng hàng.
Học sinh làm bài tập 44.
A
B I C
Tên
tam giác
Tên
3 đỉnh
Tên
3 góc
Tên
3 cạnh
DABI
A,B,I
DAIC
IAC
ACI
CIA
DABC
AB,BC,AC
1) Tam giác ABC là gì?
Định nghĩa (SGK – 93)
A
M N
B C
Ký hiệu: DABC
Ta còn gọi tên và ký hiệu tam giác ABC là:
DACB; DBAC; DBCA; DCAB ; DCBA
Ba điểm A ; B ; C gọi là ba đỉnh của tam giác.
Ba đoạn thẳng AB ; BC ; CA gọi là ba cạnh của tam giác.
Ba góc BAC ; CBA ; ACB gọi là ba góc của tam giác.
Điểm M (nằm trong cả ba góc của tam giác) là điểm nằm bên trong tam giác.
Điểm N (không nằm trong tam giác,không nằm trên cạnh nào của tam giác) là điểm nằm bên ngoài tam giác.
Hoạt động 4:
Vẽ tam giác biết độ dài ba cạnh
GV hướng dẫn
Vẽ đoạn thẳng
BC = 4cm
Vẽ điểm A vừa cách B một khoảng 3cm,vừa cách C một khoảng 2cm
Học sinh hoạt động theo nhóm tự tìm ra cách vẽ theo các câu hỏi gợi ý của GV .
Học sinh lên bảng vẽ và trình bày cách vẽ.
2) Vẽ tam giác:
Ví dụ:
Vẽ một tam giác ABC khi biết ba cạnh BC = 4cm ; AB = 3 cm ; AC = 2 cm
Cách vẽ: A
C B
Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm
Vẽ cung tròn tâm B,bán kính 3cm
Vẽ cung tròn tâm C,bán kính 2 cm
Hai cung tròn đó giao nhau tại điểm A
Vẽ đoạn thẳng AC, AB,ta có DABC.
4./ Củng cố Bài tập 43, 44 SGK trang 87
5./ Dặn dò: Học bài và làm các bài tập 45, 46 SGK
RÚT KINH NGHIỆM:
Duyệt của tổ trưởng
Ngày duyệt:
Tuần 31 Tiết 26
Ngày dạy:
Ngày soạn:
ÔN TẬP CHƯƠNG
I. Mục tiêu:
1) kiến thức
- Hệ thống hóa kiến thức về góc.
2) Kĩ năng
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ để đo,vẽ góc,đường tròn,tam giác.
- Bước đầu tập suy luận đơn giản.
3) Thái độ
II. Phương tiện dạy học:
Sách giáo khoa, thước thẳng, thước đo góc, êke, compa.
III. Hoạt động trên lớp:
1./ On định: Lớp trưởng báo cáo sĩ số
2./ Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh 1: Làm bài tập 45 - Học sinh 2: Làm bài tập 46 - Học sinh 3: Làm bài tập 47
3./ Bài mới:
Giáo viên
Bài ghi
Đọc hình
GV: Mỗi hình trong bảng sau đây cho biết kiến thức gì?
Hs trả lời
- Hình 1: Góc nhọn xOy
Hình 2: Góc vuông xOy
Hình 3: Góc tù xOy
Hình 4: Góc bẹt xOy
Hình 5: tAv và uAv là 2 góc kề bù
Hình 6: cOb và bOa là 2 góc kề phụ
Hình 7: Oz là tai phân giác của xOy
Hình 8: Tam giác ABC
Hình 9: Đường tròn (O ; R)
1
x
M
O y
2
x
O y
x 3
O y
4
x O y
5 v
t A u
c b 6
O a
7 x
O z
y
8 A
B C
9
O
- Điền vào chỗ trống
- Tìm câu đúng, sai
Vẽ hình
Làm các bài tập 3, 4, 6, 8 SGK trang 96
Trả lời các câu hỏi:
Lam các bài tập 1, 2, 5, 7 SGK trang 96
Học sinh điền vào chỗ trống
Học sinh tìm câu
1.- Bất kỳ đường thẳng trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nữa mặt phẳng đối nhau.
2.- Số đo của góc bẹt là 180o
3.- Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì:
xOy + yOz = xOz
4.- Tia phân giác của góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.
Tìm câu đúng ; sai:
1.- Góc tù là góc lớn hơn góc vuông Đ
2.- Nếu Oz là tia phân giác của góc xOy thì xOz = zOy Đ
3.- Tia phân giác của góc xOy là tia tạo với hai cạnh Ox, Oy hai góc bằng nhau Đ
4.- Góc bẹt là góc có số đo bằng 180o Đ
5.- Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung S
6.- Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA S
y t n
x O U v A m
xOy = 135o tUv = 60o mAn = 90o
4./ Củng cố:Củng cố từng phần
5./ Dặn dò:Học bài, ôn toàn bộ phần hình học chuẩn bị kiểm tra
RÚT KINH NGHIỆM:
Duyệt của tổ trưởng
Ngày duyệt:
File đính kèm:
- t24-25-26......doc