I. MỤC TIÊU
1. Kiến Thức: Củng cố khắc sâu kiến thức về điểm nằm giữa hai điểm còn lại
2. Kĩ năng: HS có kỹ năng nhận dạng điểm nằm giữa hai điểm còn lại, tìm một đại lượng còn lại khi biết hai đại lượng.
3. Thái độ: Có tính cẩn thận, chính xác và nghiêm túc khi học
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: Nội dung các bài tập, thước đo độ dài
2. Trò: Chuẩn bị bài, thước đo độ dài
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Luyện tập và thực hành và hợp tác nhóm.
5 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Tiết 10: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết 10 Ngày soạn: 17/10/2011
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến Thức: Củng cố khắc sâu kiến thức về điểm nằm giữa hai điểm còn lại
2. Kĩ năng: HS có kỹ năng nhận dạng điểm nằm giữa hai điểm còn lại, tìm một đại lượng còn lại khi biết hai đại lượng.
3. Thái độ: Có tính cẩn thận, chính xác và nghiêm túc khi học
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: Nội dung các bài tập, thước đo độ dài
2. Trò: Chuẩn bị bài, thước đo độ dài
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Luyện tập và thực hành và hợp tác nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp( 1 phút)
2. Kiểm tra (5 phút)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
- Khi nào điểm M nằm giữa hai điểm A và B ? Nêu một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất ?
- Cho hình vẽ
Trong các hình trên, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?
- Nhận xét và cho điểm.
HS1: Trả lời.
HS2
- Trong ba điểm T, I, K thì điểm I nằm giữa hai điểm còn lại.
Trong ba điểm P, R, Q thì điểm R nằm giữa hai điểm còn lại
- Nhận xét
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội Dung
Nội dung 1. Bài tập 48, 49 (16 phút)
- Làm bài tập 48 sgk.
+ 1/5 độ dài của sợi dây là bao nhiêu ?
+ Tính chiều rộng của lớp học ta thực hiện phép toán gì ?
+ Yêu cầu HS thực hiện
- Nhận xét.
- Làm bài tập 49 sgk.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
+ Để so sánh AM và BN ta dựa vào đâu?
+ Yêu cầu HS thực hiện
- Nhận xét
- Tìm hiểu đề
+ Lấy1/5. 1,25
+ Thực hiện phép cộng bốn lần đo và 1/5 chiều dài sợi dây
- Làm vào nháp
1 HS lên bảng thực hiện
- Nhận xét
- Tìm hiểu đề và vẽ hình lên bảng.
- Thảo luận nhóm.
- Ta tính đoạn AM và BN rồi so sánh độ dài.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét
Bài tập 48
Độ dài sợi dây là
. 1,25 = 0,25 (m)
Chiều rộng bức tường
4 . 1,25 + 0,25 = 5,25 (m)
Bài 49 Trang 121
a)
AM = AN – MN
BN = BM - MN
Vì AN = BM
nên BN = BM - MN
b)
AM = AN + MN
BN = BM + MN
Vì AN = BM
nên AM = BN
Nội dung 2. Bài tập 50, 51, 52 (20 phút)
- Làm bài tạp 50 sgk.
- Với TV + VA = TA thì điểm nào nằm giữa ?
- Làm bài tập 51 sgk.
+ Ba điểm thẳng hàng là ba điểm như thế nào?
+ Để xét xem điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ta làm như thế nào?
+ Yêu cầu HS thực hiện
- Kết luận.
- Làm bài tập 52 sgk.
+ Đi từ A đến B theo đoạn thẳng là ngắn nhất?
- Nhận xét
- Tìm hiểu đề và trả lời.
- Điểm V nằm giữa
- Tìm hiểu đề
+ Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng
+ So sánh tổng độ dài hai đoạn thẳng và đoạn thẳng còn lại.
+ HS vẽ hình và trả lời
- Nhận xét
- Tìm hiểu đề.
- Trả lời
-Nhận xét
Bài tập 50
Điểm V nằm giữa hai điểm còn lại
Bài tập 51
Điểm A nằm giữa hai điểm T và V.
Bài tập 52
Đi theo đoạn thẳng là ngắn nhất .
A B
4. Củng cố (3 phút)
- Ba điểm như thế nào gọi là thẳng hàng ?
- Khi nào thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B ?
- Nhận xét
HS nêu lại cụ thể hai nội dung trả lời câu hỏi
5. Dặn dò (1 phút)
Chuẩn bị bài: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài
V. RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kí duyệt, ngày….tháng…..năm 2011
TT
Lê Thị Hồng
Tuần 11
Tiết 11 Ngày soạn: 24/10/2011
§ 9. VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết trên tia Ox, có một và chỉ một điểm M sao cho OM = m (đvđd).
2. Kĩ năng: Biết cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
3. Thái độ: Có tính cẩn thận khi đo và nghiêm túc khi học.
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy: Thước thẳng có chia khoảng, com pa
2. Trò: thước thẳng có chia khỏang, com pa và chuẩn bị bài
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp( 1 phút)
2. Kiểm tra (5 phút)
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
Nội dung 1. Vẽ đoạn thẳng trên tia (20 phút)
- Đặt vấn đề vào bài mới.
- Nêu ví dụ 1 sgk.
- Trên tia Ox, hãy vẽ điểm M sao cho OM = 4 cm ? và nêu cách vẽ ?
- Nhận xét
- Trên tia Ox bao giờ chúng ta cũng vẽ được mấy điểm M?
- Kết luận.
- Hãy đọc ví dụ 2 và quan sát hình 57, 58 sgk.
- Hướng dẫn cụ thể trên bảng.(Treo bảng phụ nội dung ví dụ 2).
- Cho đoạn thẳng EF. Hãy vẽ đoạn thẳng IK sao cho EF = IK. Dùng com pa để thực hiện.
- Nhận xét
- Chú ý theo dõi
- Đọc ví dụ 1sgk.
- 1 HS lên bảng thực hiện
Đặt cạnh của thước nằm trên tia Ox sao cho vạch số 0 của thước trùng với gốc O của tia
+ Vạch số 4(cm) của thước cho ta điểm M. Đoạn thẳng OM là đoạn thẳng phải vẽ.
- Nhận xét
- Một điểm M sao cho
OM = a ( đơn vị độ dài)
- Đọc ví dụ 2 sgk.
- Theo dõi GV hướng dẫn trên bảng phụ.
- Tìm hiểu đề và dùng compa thực hiên.
1 HS lên bảng thực hiện
- Nhận xét
1. Vẽ một đoạn thẳng trên tia.
Ví dụ 1 sgk
* Nhận xét
Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM= a ( đơn vị dài)
Ví dụ 2 sgk
Nội dung 2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia (16 phút)
- Trên tia Ox,hãy vẽ hai đoạn thẳng OM và ON biết OM = 2cm. ON = 3cm. Trong ba điểm O, M, N, Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
- Nhận xét
- Trên tia Ox, OM = a, ON = B (h.60) nếu O < a < b thì điểm M như thế nào với hai điểm O và N?
- Kết luận và nêu phần nhận xét.
- Tìm hiểu nội dung ví dụ và thực hiện.
1 HS lên bảng thực hiện
- Điểm M nằm giữa hai điểm O và N .
- Nhận xét
- Dựa vào ví dụ trả lời.
2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia
Ví dụ
Nhận xét : Trên tia Ox, OM = a, ON = B (h.60) nếu O < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
4. Củng cố (7 phút)
- Ta có thể vẽ được mấy đoạn thẳng trên tia khi biết độ dài của chúng ? Để vẽ thì chúng ta dùng gì?
- Làm bài tập 53 sgk/ 124
+ Khi điểm M nằm giữa hai điểm O và N thì ta có được gì ?
- Nhận xét
- HS trả lời
- Bài tập 53
Do M nằm giữa hai điểm O và M nên ta có:
OM + MN = ON
MN = ON – OM = 6 – 3 = 3 (cm)
Vậy OM = MN (= 3cm)
5. Dặn dò (1 phút)
- Học thuộc lý thuyết trong bài , làm bìa tập 54 – 59 sgk.
- Chuẩn bị bài: Trung điểm của đoạn thẳng.
V. RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kí duyệt, ngày….tháng…..năm 2011
PHT
Phạm Vũ Ân
Kí duyệt, ngày….tháng…..năm 2011
TT
Lê Thị Hồng
File đính kèm:
- hht1011.doc