Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương - Năm học 2009-2010 - Đặng Văn Buôn

I/. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thông thường gặp bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.

 - Hiểu được mục đích, nguyên tắc băng vết thương, các loại băng và kĩ năng các kiểu băng cơ bản.

 2. Kĩ năng:

 - Biết cách xử lí đơn giản ban đầu các tai nạn thông thường.

 - Biết được vết thương tại các vị trí trên cơ thể bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ.

 3. Thái độ:

- Vận dụng linh hoạt cacskix năng cấp cứu và băng bó vào trong thực tế cuộc sống.

 - Sẵn sàng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II/. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN:

 1. Cấu trúc nội dung: gồm 2 phần.

 - Phần 1: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường.

 - Phần 2: Băng bó vết thương.

 2. Nội dung trọng tâm:

 - Nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp.

 - Mục đích, nguyên tắc băng , các loại băng và kĩ thuật băng cơ bản.

 3. Thời gian:

 * Tổng số: 5 tiết.

 * Phân bố thời gian:

 - Tiết 1: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường ( mục 1,2,3,4,5 ).

 - Tiết 2: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường ( mục 6,7,8, ). Băng vết thương ( mục 1,2,3 )

 - Tiết 3 : Thực hành băng vết thương.

 - Tiết 4 : Luyện tập băng vết thương.

 - Tiết 5 : Luyện tập băng vết thương.

III/. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 * Chuẩn bị nội dung:

 - Nhgiên cứu nắm chắc nội dung bài 6.

 - Chuẩn bị các loại băng.

 * Phương tiện dạy học: Giáo án, kế hoạch luyện tập, còi, .

 2. Học sinh:

 

doc12 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương - Năm học 2009-2010 - Đặng Văn Buôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu quả cao. - Nghiên cứu SGK, nghe, quan sát, thảo luận, trả lời. - Lắng nghe, ghi chép kết luận của GV. - Nghiên cứu SGK, nghe, quan sát, thảo luận, trả lời. - Lắng nghe, ghi chép kết luận của GV. GV: Như thế nào gọi là ngộ độc lân hữu cơ? GV: Gồm các chất nào? GV: Các triệu chứng như thế nào? GV: Cấp cứu ban đầu ra sao? GV: Cần đề phòng như thế nào? Mục đích là để làm gì? GV: Nguyên tắc băng ra sao? GV: Các vòng băng chặc hay lỏng như thế nào cho hợp lí? GV: Kĩ thuật băng vết thương như thế nào? Hoạt động 3 : Thực hành 3. Kĩ thuật băng vết thương. a) Các kiểu băng cơ bản: Có nhiều kiểu băng khác nhau : Băng xoắn vòng : Là đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo hình xoắn lò xo. + Đặt đầu ngoài cuộn băng ở dưới vết thương, tay trái giữ đầu cuộn băng, tay phải cầm cuộn băng ngửa lên trên. + Đặt 2 vòng đầu tiên đè lên nhau để giữ chặt đầu băng, cuốn nhiều vòng cho đến khi kín toàn bộ vết thương. + Cố định vòng băng cuối của băng bằng cách: gài kim băng, xé đôi đầu cuộn băng hoặc gấp một vòng ngược lại tạo thành 2 dải để buộc ở phía trên vết thương. Băng số 8: Là đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo hình số 8, có 2 vòng đối xứng. Băng số 8 thích hợp băng như: vai, nách, mông, bẹn, khủyu, gối, gót chân tuỳ theo vết thương mà sử dụng. Trong tất cả các kiểu băng , bao giờ vòng băng sau cũng đè lên 2/3 vòng băng trước, cuốn vòng băng theo hướng từ dưới lên trên , cách đều nhau và chặt vừa phải. Thông thạo 2 kiểu băng này sẽ băng toàn bộ các bộ phận cơ thể. b) Áp dụng cụ thể: Ta có sử dụng cuộn băng cá nhân để băng tất cả các bộ phận trên cơ thể . - Băng các đoạn chi: băng cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân thường vận dụng kiểu băng xoắn vòng hoặc số 8: + Đặt 2 vòng băng đè lên nhau để cố định đầu băng. + Đưa cuộn băng đi theo kiểu xoắn vòng hoặc số 8:. + Buộc hoặc gài kim băng để cố định vòng cuối của băng. - Băng vai, nách: vận dụng kiểu băng số 8: + Đặt 2 vòng băng cố định đầu tiên của băng ở đầu trên cánh tay bị thương (sát hõm nách). + Đưa cuộn băng đi theo hình số 8, 2 vòng số 8 cuốn dưới 2 nách, bắt chéo nhau ở dưới vùng vai bị thương. + Buộc hoặc gài kimbăng cố định vòng cuối của băng. + Băng mông, bẹn vận dụng như băng vai nách . - Băng ngực, lưng: Vận dụng kiểu băng xoắn vòng, không băng quá chặt gây khó thở. + Đặt đường băng đầu tiên đi chéo từ dưới rốn lên vai trái vòng ra sau lưng, đầu băng để thừa một đoạn chờ buộc. +Đưa cuộn băng quấn quanh ngực từ dươí lên theo kiểu xoắn vòng cho đến khi kín ngực, buộc với đầu băng chờ. + Khi có vết thương ngực hở, máu và không khí phì ra ở miệng vết thương, phải tiến hành băng kín theo thứ tự sau: Bộc lộ vết thương bằng cách cởi áo hay vén áo. Đặt miếng gạc đã triệt khuẩn lên miệng vết thương, dùng lòng bàn tay ép chặt vào thành ngực. Dùng dính dáng lạihoặc có thể dùng miếng nilong to ép bên ngoài miếng gạc. Đặt người bị thương ơ tư thế nửa nằm, nửa ngồi cho dể thở. - Băng bụng : Vận dụng kiểu băng số 8, không băng quá chặt gây khó thở. + Đặt gạc đã triệt khuẩn phủ kín vết thương, nếu phủ tạng có lòi ra ngoài không được ấn vào trong ổ bụng, cuốn miếng gạt thành vòng tròn như hình khăn để bao quanh vết thương. + đặt hai cuồn băng cố định qua giữa vành khăn. + Đưa cuộn băng cuốn quanh bụngtheo hình số 8, một vòng đi dần lên phía trên vành khăn, một vòng đi dần xuống phía dưới vành khăn giống hình rẻ quạt, cho đến khi kín vết thương. +Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng cuối của băng. - Băng vùng gối – gót chân – vùng khuỷu. + Băng mỏm gối, gót chân, mỏm khuỷu, vận dụng kiểu băng số 8 như băng vùng bụng. + Đặt hai vòng qua giữa gối ( xương bánh chè) để cố định đầu băng. + Đưa cuộn băng cuốn quanh gối một vòng đi dần lên phía trên, một vòng đi dần xuống phía dưới gối cho đến khi kín vết thương. + Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng băng cuối của băng. + Băng gót chân, mỏmkhuỷu giống băng mỏm gối. - Băng vùng khoeo, nếp khuỷu: Vận dụng kiểu băng số 8, bắt chéo ở khoeo. + Đặt 2 vòng ở đầu trên cẳng chân cố định đầu băng. + Đưa cuộn băng bắt chéo qua khoeo lên trên gối băng vòng tròn ở trên gối rồi lại cho bắt chéo qua khoeo xuống cẳng chân, cứ băng liên tiếp như vậy cho đến khi kín vệt thương. + Buộc băng hoặc gài kim băng cố định vòng băng cuối của băng. + Băng nếp khoẻo giống như băng khoeo. - Băng bàn chân – bàn tay: Vận dụng kiểu băng số 8. + Đặt 2 vòng cố định đầu băng ở sát đầu ngón chân. + Đưa cuộn băng đi theo hình số 8 vòng sau cổ chân và bắt chéo ở mu bàn chân. + Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng cuối của băng ở cổ chân. + Băng tay cũng như băng bàn chân nhưng đường bắt chéo của băng ở gan bàn tay. - Băng vùng đầu – cổ – mặt . * Băng trán: Vận dụng kiểu băng vòng tròn hình vành khăn. + Đặt 2 vòng băng cố định đầu băng từ trước trán ra sau gáy. Đưa cuộn băng đi theo vòng tròn quanh trước trán và sau gáy sao cho đường băng ở trước trán nhích dần từ trên xuống dưới, đường băng ở sau gáy nhích dần từ dưới lênh trên. + Buộc hoặc gài kim băng cố định đầu cuối của băng. * Băng một bên mắt: Vận dụng kiểu băng số 8. + Đặt 2 vòng quanh trán để cố định đầu băng. + Đưa cuộn băng một vòng quanh trán, một vòng bắt chéo qua mắt bị thương, băng liên tiếp như vậy cho đến khi kín vết thương. + Buộc hoặc gài kim băng cố định đầu băng cuối của băng. * Băng đầu ( kiểu quai mũ) : Vận dụng kiểu băng số 8. + Trường hợp có lòi não ra ngoài, không được nhét vào trong vết thương, phải cuốn gạc thành vòng tròn như vành khăn bao quanh vết thương, phủ gạt kín vết thương. +Buộc đầu ngoài của băng vào vai trái làm điểm tựa . + Đưa cuộn băng vắt ngang đầu từ trái sang phải làm một vòng xoắn ở mang tai phải (đường chuẩn). + Đưa cuộn băng đi một vòng tròn quanh đầu (đường cố định ). +Lần lược đưa các đường băng qua đầu từ phải sang trái và từ trái sang phải, xoắn qua 2 đầu băng ở 2 bên mang tai, các đường băng nhích dần từ đường giữa đỉnh đầura trước trán và sau gáy cho đến khi kín đầu. + Buộc đầu cuối của băng với đầu băng chờ ở vai trái qua mũi dưới cầm như quai mũ. + Băng kiểu quai mũ dể làm, chỉ cần một cuộn băng, nhưng chắc chắn không bị tuột băng. LUYỆN TẬP BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG ( Tiết 4 – 5 ) Kí tín hiệu, luyện tập - Một hồi còi bắt luyện tập; -Hai hồi còi nghỉ giải lao; -Ba hồi còivề vị trí tập trung. * DUY TRÌ LUYỆN TẬP. GV quan sát theo dõicác tổ luyện tập, phát hiện sai sót để uốn nắn sửa chửa, nếu một em sai thì GV đến tận nơi để sửa chữa, tổ nào có nhiều em sai thì ra tìn hiệu tập trung lại GV sửa sai, hướng dẫn cho các em làm đúng động tác. * Phổ biến ý định kiểm tra đánh giá nội dung đã học: + Thành phần kiểm tra: mỗi tổ 1-2 em . - Nội dung: - Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường; -Băng vết thương. + Phương pháp kiểm tra: GV phổi biến ý định kiểm tra, sau đó thực hành kiểm tra. + kiểm tra: Tại lớp học. * Củng cố : * Nhận xét. * Kiểm tra dụng cụ. * Dặn bài tập về nhà ôn luyện. * Xuống lớp. GV: Kĩ thuật băng vết thương như thế nào? GV: Có mấy cách băng ? GV: Như thế nào là băng số 8? GV: Vòng băng sau như thế nào với vòn gbăng truớc? Luyện tậyhp cụ thể GV Thực hiện từng phần từ dể đến khó cho HS quan sát. * Băng đoạn chi được thực hiện như thế nào? GV: Gọi 1 HS lên làm người bị nạn để vừa thực hiện vừa cho các em quan sát. GV nói đến đâu làm đến đó. Thực hiện các thao tác chính xác, dễ hiểu. GV: Băng ngực, lưng chúng ta cần tiến hành như thế nào? Đưa cuộn băng ra sao? GV: Kĩ thuật băng bụng như thế nào? GV: Có thể dùng một cái chén hoặc tô nhõ úp lên phần bụng bị lòi ruột. Vì sao phải làm như vậy? GV: Băng vùng gối, gót chân, vùng khuỷu thì băng như thế nào? GV: Như thế nào là băng vùng khoeo, nếp khuỷu? GV: Như thế nào là băng vùng bàn chân, bàn tay? GV: Băng một bên mắt và băng đầu phải sử dụng như thế nào? PHẦN III: KẾT THÚC GIẢNG DẠY 1/. Hệ thống bài dạy: - Phần 1: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường. - Phần 2: Băng bó vết thương. 2/. Hướng dẫn nội dung nghiên cứu: - Nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp. - Mục đích, nguyên tắc băng , các loại băng và kĩ thuật băng cơ bản. 3/. Nhận xét đán h giá buổi học: Số lượng HS tham gia, thái độ- nề nếp học tập, mặt mạnh-mặt yếu. 4/. Kiểm tra vật chất, chuyển nội dung hoặc xuống lớp. CÂU HỎI ÔN TẬP Phân biệt triệu chứng bong gân và sai khớp. Nêu các biện pháp cấp cứu ban đầu bong gân Trình bày nguyên nhân, trệu chứng, cấp cứu ban đầu và các biện pháp đềphòng ngất. Nêu các biện pháp đề phòng và cấp cứu ban đầu khi bị điện giật. Nêu các biện pháp đề phòng và cấp cứu ban đầu khi bị chết đuối. Trình bày mục đích, nguyên tắc băng vết thương. Nêu các loại băng và kĩ thuật các kiểu băng cơ bản.

File đính kèm:

  • docBai 6 CAP CUU BAN DAU CAC TAI NAN.doc