I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
+ Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầuvà dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.
+ Hiểu được mục đích, nguyên tắc băng vết thương, các loại băng và kĩ thuật các kiểu băng đơn giản.
2. Về kĩ năng
+ Biết cách xử lí đơn giản ban đầu các tai nạn thông thường.
+ Băng được các vết thương tại các vị trí trên cơ thể bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ.
3. Về thái độ
+ Vận dụng linh hoạt các kĩ năng cấp cứu và băng bó và trong thực tế cuộc sống.
+ Sẵn sàng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN
1. Cấu trúc nội dung
Nội dung của bài gồm 2 phần:
I - Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường
II- Băng vết thương
2. Thời gian
+ Tổng số: 5 tiết
+ Phân bố thời gian:
Tiết 1: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường( Mục 1, 2, 3, 4, 5 - SGK).
Tiết 2: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường( Mục 6, 7, 8 - SGK); băng vết thương( mục 1, 2, 3 - SGK).
Tiết 3: Quan sát giáo viên thực hiện động tác mẫu băng vết thương.
Tiết 4: Luyện tập băng vết thương( mục 4 - SGK).
Tiết 5: Luyện tập băng vết thương( mục 4 - SGK).
10 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương (5 tiết) - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iác, cảm giác và vận động.
- áp má vào mũi, miệng nạn nhân, nhìn xuống ngực, nếu thấy lồng ngưc, bụng không phập phồng...
- Bắt ngay mạch bẹn, nếu không thấy mạch đập, có thể là tim ngừng đập, có thể là tim đã ngừng đập.
- Nếu xác định nạn nhân ngừng thở, tim ngừng đập, cần tiến hànhngay biện pháp: thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực. Phải làm khẩn trương, liên tục, kiên trì, khi nào nạn nhân tự thở được và tim đập lại mới dừng.
* Cách đề phòng
+ Phải bảo đảm an toàn, không để xảy ra tai nạn trong quá trình lao động, luyện tập.
+ Phải duy trì đều đặn chế độ làm việc, nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng, quá sức.
+ Phải rèn luyện sức khoẻ thường xuyên, nên rèn luyện từ thấp đến cao, tạo cho cơ thể có khả năng thích ứng dần với mọi điều kiện của môi trường.
4. Điện giật
a. Đại cương
Điện giật có thể làm tim ngừng đập, ngừng thở, gây chết người nếu không được cấp cứu kịp thời.
b. Triệu chứng
+ Có thể tim ngừng đập, ngừng thở và gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
+ Gây bỏng, có thể bỏng rất sâu, đặc biệt là điện cao thế.
+ Gãy xương, sai khớp và tổn thương các phụ tạng do ngã.
c. Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
* Cấp cứu ban đầu:
+ Khi còn nguồn điện phải nhanh chóng cắt cầu dao, bỏ cầu chì, dùng sào đẩy dây điện khỏi người bị nạn.
+ Khi đã tách khỏi nguồn điện, xem ngay tim nạn nhân còn dập hay không và còn thở không. Nếu không còn thở thì thì phải làm ngay hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực ngay.
+ Khi nạn nhân đã thở được và tim đã đập trở lại thì nhanh chóng chuyển đến viện gần nhất. Có thể trên xe vừa làm hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.
* Cách đề phòng:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về sử dụng điện.
+ Các thiết bị sử dụng điện phải đảm bảo an toàn.
+ Các ổ cắm điện phải đặt xa tầm với của trẻ em.
5. Ngộ độ thức ăn
a. Đại cương
+ Ngộ độc thức ăn thường gặp ở các nước nghèo, chậm phát triển. Ngộ độc thức ăn do nhiều nguyên nhân khác nhaugay ra như:
- Ăn phải nguồn thực phẩm đã bị nhiễm như thức ăn ôi, thiu, thịt sống, tái, thịt hộp hỏng.....
- Ăn phải nguồn thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn có chứa sẵn chất độc như nấm độc, sắn...
- Ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng, tuỳ thuộc cơ địa từng người như tôm, cua, dứa...
- ở nước ta, ngộ độc thức ăn thường xảy ra vào mùa hè, gây nên những vụ dịch nhỏ, tàn phá, có liên quan đến các tập thể đơn vị bộ đội, nhà trẻ...
b. Triệu chứng
- Có thể tim ngừng đập, ngừng thở và gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
- Gây bỏng, có thể bỏng rất sâu, đặc biệt do điện cao thế.
- Gãy xương, sai khớp, và tổn thương các phụ tạng.
c. Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
* Cấp cứu ban đầu
Đối với các trường hợp ngộ độc thức ăn biện pháp cấp cứu chung là:
Chống mất nướ
+ Chủ yếu cho chuyền dịch mặn, ngọt đẳng tương 1-2 lít. Chú ý đặc biệt trẻ nhỏ và người già.
+ Nếu không có điều kiện chuyền được, cho uống nhiều nước gạo rang có vài lát gừng.
+ Ngộ độc nấm nên cho uống nứơc đường, muối hoặc có thể cho uống bột than gỗ đã tán nhỏ.
- Chống truỵ tim mạch và trợ sức: chủ yếu dùng long não, Vitamin B1, C. Ngoài ra có thể dùng thêm các thuốc hạ sốt, an thần.
- Cho nhịn ăn hoặc ăn lỏng 1 –2 bữa để ruột được nghỉ ngơi.
Trường hợp ngộ độc nặng cần chuyễn đến các trung tâm y tế để kịp thời cứu chữa.
* Đề phòng.
-Phải đảm bảo vệ sinh môi trường.
-Chấp hành đầy đủ 10 điều quy định của bộ y tế về vệ sinh thực phẩm.
-Không nên để người mắc bệnh về đường tiêu hoá, ngoài da, viêm tai, mũi họng làm công việc chế biến thức ăn, trông trẻ.
-Với cá nhân chủ yếu giữ vệ sinh ăn uống:
-Không ăn rau sống, quả xanh, không uống nước chưa đun sôi.
-Không ăn sống, tái, ăn các thức ăn đã ôi, thiu, đồ hộp quá date.
-Phải bảo quản kĩ không để ruồi, nhặng đậu vào thức ăn.
-Không ăn nấm tươi, các loại nấm có hại hoặcnấm lạ.
-Nên ngâm sắn tươi vào nước 1 buổi trước khi luộc.
6. Chết đuối:
a. Đại cương.
Chết đuối còn gọi là ngạt nước, một tai nạn thường gặp ở nước ta nhất là về mùa hè. Người không biết bơi khi bị ngã xuống nước, bị nước nhấn chìm chỉ sau 2 - 3 phút sẽ ngạt thở.
- Việc cứu sống nạn nhân chủ yếu là nhờ những người có mặt tại nơi xảy ra.
b. Triệu chứng.
Nạn nhân có thể ở trong tình trạng:
- Giãy giũa, sặc trào nước, tim còn đập.
- Khi đã mê man, tím tái khó cứu hơn.
- Khi da nạn nhân đã trắng bệch hoặc tím xanh, đồng tử đã giãn rộng thì còn ít hi vọng.
c. Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng.
*/ Cấp cứu ban đầu.
- Vớt nạn nhân đang trôi nổi trên dòng nước bằng các phương tiện.
- Nếu nạn nhân đã mê man thì nắm tóc, nắm tay. Kéo chân hoặc vác rồi đưa vào bờ.
- Khi đưa nạn nhân lên bờ: Nhanh chóng dốc nước ra khỏi; móc đất bùn ra khỏi miệng (nếu có); hô hấp nhân tạo; khi tự thở được phải để nạn nhân nằm ở tư thế nghiêng đầu; nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh viện.
*/ Cách đề phòng.
- Chấp hành nghiêm các quy định về giao thông đường thuỷ và những quy định khi làm việc, luyện tập ở dưới nước.
- Tập bơi, nhất là những người thường xuyên lao động, luyện tập ở môi trường nước.
- Quản lý tốt trẻ em, không để trẻ em chơi đùa gần ao hồ, sông suối.
7. Say nóng, say nắng.
a. Đại cương.
Say nóng, say nắng là tình trạng rối loạn điều hoà nhiệt độ do môi trường nóng, nắng gây nên, cơ thể không còn tự điều hoà nhiệt độ được nữa.
HS: Em hãy nêu các biện pháp đề phòng và cấp cứu ban đầu khi bị say nóng, say nắng?
HS: Em hãy nêu các biện pháp đề phòng và cấp cứu ban đầu khi bị nhiễm độc lân hữu cơ?
b. Triệu chứng.
- Triệu chứng xảy ra sớm nhất là tình trạng chuột rút.
- Tiếp theo là nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chân tay rã rời, khó thở.
- Triệu chứng say nóng điển hình thể hiện như: Sốt cao (40 - 420C); mạch nhanh (120 - 150 lần/phút); Thở nhanh trên 30nhịp/phút; choáng váng, buồn nôn, sợ ánh sáng, nắng hơn có thể ngất, hôn mê, có khi bị kích động mê sảng, co giật như động kinh.
c. Cấp cứu ban đàu và cách đề phòng.
*/ Cấp cứu ban đầu.
- Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, bóng râm.
- Cởi bỏ quần áo để thông thoáng và dễ thở.
- Quạt mát, chờm lạnh hoặc xoa cồn 450.
- Cho uống nước đường và muối.
*/ Cách đề phòng.
- Không làm việc, tập luyện và thi đấu thể thao dưới trời nắng gắt.
- Nếu buộc phải làm việc ở những nơi nắng, nóng phải đảm bảo thông gió tốt, đội mũ nón khi trời nắng.
- Ăn, uống đủ nước, đủ muối khoáng.
- Luyện tập để làm quen và thích nghi với môi trường nắng, nóng.
8. Nhiễm độc lân hữu cơ.
a. Đại cương.
- Lân hữu cơ là các hợp chất hoá học như: Tiôphốt, Vônphatốc.
- Do không tôn trọng nguyên tắc trong quá trình sử dụng và bảo quản nên đã để xảy ra những tai nạn đáng tiếc, những trường hợp nhiễm độc nặng có thể gây chết người.
b. Triệu chứng.
- Trường hợp nhiễm độc cấp: Nạn nhân thấy lợm giọng, nôn mửa, đau quằn bụng, đau đầu. Dấu hiệu này có thể giúp ta chẩn đoán được, đánh giá được mức độ nặng nhẹ của nhiễm độc, ta theo dõi được kết quả điều trị.
- Trường hợp nhiễm độc nhẹ, các triệu chứng trên xuất hiện muộn và nhẹ hơn, nếu được cấp cứu kịp thời sẽ giảm dần, sau một tuần có thể khỏi.
c. Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
*/ Cấp cứu ban đầu..
- Nhanh chóng dùng thuốc giải độc đặc hiệu.
- Nếu thuốc vào đường tiêu hoá thì bằng mọi biện pháp phải gây nôn.
- Nếu thuốc qua da phải rửa bằng nước vôi trong, nước xà phòng.
- Nếu thuốc vào mắt phải rửa mắt bằng nước muối sinh lý.
- Nếuc có điều kiện dùng thêm thuốc trợ tim, mạch.
- Chuyển ngay đến các cơ sở y tế để kịp thời cứu chữa.
*/ Cách đề phòng.
- Chấp hành đúng các quy định, chế độ vận chuyển, bảo quản và sử dụng thuốc trừ sâu.
- Khi phun thuốc trừ sâu phải pha đúng liều lượng và có phương tiện để bảo vệ.
- Không dùng thuốc trừ sâu để chữa ghẻ, diệt chấy, rận ..
- Trong lúc tiếp xúc với thuốc trừ sâu không được ăn uống, hút thuốc.
- Sau khi làm việc xong phải thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.
HS: Em hãy trình bày mục đích, nguyên tắc băng vết thương?
HS: Em hãy nêu các loại băng?
HS: Em hãy trình bày kỹ thuật băng vết thương?
II. BĂNG VẾT THƯƠNG.
1. Mục đích.
a. Bảo vệ cho vết thương khỏi bị ô nhiễm.
- Băng kín, băng sớm vết thương, có tác dụng ngăn cản, hạn chế vi khuẩn từ môi trường xung quanh xâm nhập vào vết thương, góp phần làm cho vết thương mau lành.
b. Cầm máu tại vết thương.
- Nwus được băng ép chặt sẽ hạn chế việc mất máu, góp phần tạo cho cơ thể chóng hồi phục.
c. Giảm đau đớn cho nạn nhân.
- Vết thương khi đã băng, chống được sự cọ xát, va quệt gây đau đớn, làm cho vết thương được yên tĩnh trong quá trình vận chuyển.
2. Nguyên tắc băng.
a. Băng kín, băng hết các vết thương.
Khi băng các vết thương phải bình tĩnh quan sát, kiểm tra để băng đúng chỗ bị thương, không bỏ sót vết thương, nhất là khi băng trong điều kiện trời tối hoặc có nhiều người bị thương.
b. Băng chặt.
- Không băng lỏng vì quá trình vận chuyển sẽ làm băng dễ tuột, cũng không băng quá chặt gây cản trở quá trình lưu thông máu.
- Trước hết phải cởi, xắn quần áo để lộ vết thương, dùng băn đã diệt khuẩn, không dùng các vật bẩn phủ lên vết thương, không băng trực tiếp vào cả quần, áo của người bị thương.
c. Băng sớm, băng nhanh.
- Phải băng ngay sau khi bị thương vì băng càng sớm càng hạn chế được sự ô nhiễm và mất máu tại vết thương.
- Phải băng nhanh để khẩn trương đưa người bị thương về các tuyến y tế cứu chữa.
- Không làm ô nhiễm vết thương.
3. Các loại băng.
Có nhiều loại băng được sử dụng để băng vết thương như băng cuộn, băng cá nhân, băng tam giác, băng 4 giải.
- Băng cá nhân: Là loại băng đã được diệt trùng, có sẵn gạc bông và băng.
- Băng cuộn: là loại băng làm bằng vải xô mềm, hoặc vải mỏng mềm.
- Băng tam giác: Là loại băng làm bằng vải hình tam giác, có đính 3 giải ở 3 góc.
4. Kỹ thuật băng vết thương.
a. Các kiểu băng cơ bản.
Có nhiều kiểu băng khác nhau: Băng vòng xoắn, băng số 8, băng chữ nhân, băng vành khăn, băng đầu .
- Băng vòng xoắn: Là cuộn băng đi nhiều vòng theo hình xoắn lò xo.
- Băng số 8: Là đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo hình số 8, có 2 vòng đối xứng.
b. Áp dụng cụ thể các kiểu băng.
4. Củng cố kiến thức.
5. Luyện tập theo lớp.
6. Dặn dò về nhà.
File đính kèm:
- ga qp 10_1.doc