Giáo án Giáo dục Quốc phòng Lớp 10 - Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng - Nguyễn Thanh Sang

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Hiểu được các động tác đội ngũ từng người không có súng của Quân đội nhân dận Việt Nam làm cơ sở vận dụng trong các hoạt động chung của nàh trường

2. Kỹ năng:

 Thực hiện được các động tác đội ngũ từng người không có súng

3. Thái độ

 - Tự giác luyện tập để thành thạo các động tác đội ngũ từng người không có súng

 - Có ý thức tổ chức kĩ luật, sẵn sàng chấp hành cọng việc được giao

II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM

1. Nội dung:

 - Động tác nghiêm

 - Động tác nghỉ

 - Động tác quay tại chỗ

 - Động tác chào

 - Động tác đi điều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều

 - Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm chân

 - Động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại

 - Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái

 - Động tác ngồi xuống đứng dậy

 - Động tác chạy đểu, đứng lại

2. Trọng tâm:

 - Động tác đi đều

 - Động tác quay tại chỗ

 - Đứng lại, đổi chân khi đang đi đều

III. THỜI GIAN

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục Quốc phòng Lớp 10 - Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng - Nguyễn Thanh Sang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trật tự đội hình. 1. Quay bên phải Khẩu lệnh: “Bên phải – Quay” 2. Quay bên trái Khẩu lệnh: “Bên trái – Quay” 3. Quay nửa bên phải Khẩu lệnh: “Nửa bên phải – Quay” 4. Quay nửa bên trái Khẩu lệnh: “Nửa bên trái – Quay” 5. Quay đằng sau Khẩu lệnh: “Đằng sau – Quay” * Những điểm cần chú ý: + Khi nghe dự lệnh, người không chuẩn bị đà trước để quay. + Khi đưa chân phải (trái) lên không đưa ngang để dập gót. + Quay sang hướng mới sức nặng toàn thân dồn chân làm trụ để người đứng vững ngay ngắn. + Khi quay hai bàn tay ở tư thế đứng nghiêm. IV. ĐỘNG TÁC CHÀO (5 phút) Ý nghĩa: Biểu thị tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, nếp sống văn minh và tôn trọng lẫn nhau. Khẩu lệnh: chào tại chỗ “Chào” không có dự lệnh. Khẩu lệnh: Nhìn bên phải (trái) – chào. Có dự lệnh và động lệnh *Những điểm cần chú ý: + Khép sát các ngón tay lại với nhau, ngón tay giữa đặt ngay đuôi chân mài phải, lòng bàn tay hơi chếch về trước lên trên, cánh tay dưới và bàn tay trên một đường thẳng, cánh tay trên nâng lên ngang vai. + Khi nhìn bên phải (trái) – chào phải đánh mặt lên 150, tay không đưa theo. TIẾT 11 (1 – 6/11/2010) V. ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, ĐỔI CHÂN, GIẬM CHÂN (20 phút) 1. Động tác đi đều Ý nghĩa: Dùng khi di chuyển đội hình, di chuyển vị trí có trật tự biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh, nghiêm trang của quân đội. Khẩu lệnh: “Đi đều – Bước” *. Những điểm chú ý: - Khi đánh tay ra phía trước giữ đúng độ cao. - Đánh tay ra phía sau thẳng tự nhiên. - Giữ đúng độ dài bước và tốc độ đi. - Người ngay ngắn, không nhìn xung quanh, không nói chuyện. Mắt nhìn thẳng, nét mặt tươi vui. 2. Động tác đứng lại Ý nghĩa: Dùng để khi đang đi đều dừng lại được nghiêm chỉnh, trật tự, thống nhất mà vẫn giữ được đội hình. Khẩu lệnh: “Đứng lại – Đứng” 3. Động tác đổi chân khi đang đi đều Ý nghĩa: Động tác đổi chân khi đi đều để thống nhất nhịp đi chung trong phân đội hoặc theo tiếng hô của người chỉ huy * Những điểm chú ý - Khi thấy đi sai nhịp chung phải đổi chân ngay. - Khi đổi chân không nhảy cò, đầu không nhấp nhô - Tay, chân phối hợp nhịp nhàng. VI. ĐỘNG TÁC GIẬM CHÂN, ĐỨNG LẠI, ĐỔI CHÂN KHI ĐANG GIẬM CHÂN 1. Động tác giậm chân Ý nghĩa: Để điều chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng và trật tự. Khẩu lệnh: “Giậm chân – Giậm” * Những điểm chú ý: + Khi đổi chân, tay chân phối hợp nhịp nhàng. + Khi đặt bàn chân xuống đất, đặt mũi bàn chân xuống trước, rồi đặt cả bàn chân. 2. Động tác đứng lại Khẩu lệnh: “Đứng lại – Đứng” 3. Động tác đổi chân khi đang giậm chân Ý nghĩa: Động tác đổi chân khi giậm để thống nhất nhịp đi chung trong phân đội hoặc theo tiếng hô của người chỉ huy VII. ĐỘNG TÁC GIẬM CHÂN CHUYỂN THÀNH ĐI ĐỀU VÀ NGƯỢC LẠI 1. Động tác giậm chân chuyển thành đi đều Khẩu lệnh: “Đi đều – Bước” Đang giậm chân nghe dứt động lệnh “Bước”, chân trái bước lên chuyển thành đi đều 2. Động tác đang đi đều chuyển thành giậm chân Khẩu lệnh: “Giậm chân – Giậm” Đang đi đều nghe dứt động lệnh “Giậm”, chân trái bước lên một bước rồi dừng lại chuyển thành giậm chân. TIẾT 12 (8 – 13/11/2010) VIII. TIẾN, LÙI, QUA PHẢI, QUA TRÁI Ý nghĩa: Để điều chỉnh đội hình trong cự ly ngắn trong vòng 5 bước trở lại được nhanh chóng trật tự và thống nhất. 1. Động tác tiến, lùi Khẩu lệnh: “Tiến (lùi) x bước – Bước” 2. Động tác qua phải, qua trái Khẩu lệnh: “Qua phải (trái) x bước – Bước” * Những điểm chú ý: - Khi bước người phải ngay ngắn - Không nhìn xuống để bước IX. NGỒI XUỐNG, ĐỨNG DẬY Ý nghĩa: Để vận dụng trong khi học tập, nghe nói chuyện ở ngoài bãi tập được trật tự, thống nhất 1. Động tác ngồi xuống Khẩu lệnh: “Ngồi xuống” không có dự lệnh. 2. Động tác đứng dậy Khẩu lệnh: “Đứng dậy” không có dự lệnh X. ĐỘNG TÁC CHẠY ĐỀU, ĐỨNG LẠI 1. Chạy đều Ý nghĩa: Để di chuyển đội hình ở cự li xa (trên 5 bước) được nhanh chóng trật tự và thống nhất Khẩu lệnh: “Chạy đều – chạy” * Những điểm chú ý: - Không chạy bằng cả bàn chân - Tay đánh ra phái trước đúng độ cao, không ôm bụng 2. Động tác đứng lại Ý nghĩa: Để dừng lại trật tự và thống nhất mà vẫn giữ được đội hình Khẩu lệnh: “Đứng lại – Đứng” * Những điểm chú ý: - Mỗi bước chạy ở từng cử động ngắn dần và giảm tốc độ - Khi đứng lại (ở cử động 4) không lao người về phái trước. TIẾT 13 (15– 20/11/2010) LUYỆN TẬP (35 phút) Tổ chức hội thao GV: Nêu ý ngĩa động tác - Hô khẩu lệnh - Thực hiện giảng theo 2 bước + Làm nhanh + Làm chậm có phân tích - Nêu những điểm cần chú ý HS: Nghe, ghi chép ý nghĩa động tác - Quan sát và nắm kĩ thuật động tác GV: Nêu ý ngĩa động tác - Hô khẩu lệnh, phân tích khâu lện - Thực hiện giảng theo 3 bước + Làm nhanh + Làm chậm có phân tích + Làm tổng hợp - Nêu những điểm cần chú ý HS: Nghe, ghi chép ý nghĩa động tác - Quan sát và nắm kĩ thuật động tác GV: Nêu ý ngĩa động tác - Hô khẩu lệnh - Thực hiện giảng theo 2 bước + Làm nhanh + Làm chậm có phân tích - Nêu những điểm cần chú ý HS: Nghe, ghi chép ý nghĩa động tác - Quan sát và nắm kĩ thuật động tác GV: Nêu ý ngĩa động tác - Hô khẩu lệnh, phân tích khâu lện - Thực hiện giảng theo 3 bước + Làm nhanh + Làm chậm có phân tích + Làm tổng hợp - Nêu những điểm cần chú ý HS: Nghe, ghi chép ý nghĩa động tác - Quan sát và nắm kĩ thuật động tác - Nghiêm túc, tích cực trong ôn luyện, hội thao tích cực 2. Kế hoạch luyện tập 125 phút Tiết PPCT Nội dung Thời gian Tổ chức và phương pháp Vị trí và hướng tập Ký, tín hiệu luyện tập Người phụ trách Vật chất 10 Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ và chào 30 p Luyện tập theo tổ học tập Luyện tập ở sân trường - 1 tiếng còi kết hợp với khẩu lệnh vế vị trí tập luyện - 2 tiếng còi bắt đầu tập luyện - 3 tiếng còi chuyển nội dung tập luyện - 4 tiếng còi ngưng tập luyện - 1 hòi còi kết hợp khẩu lệnh về vị trí tập trung - GV - Các tổ trưởng và lớp trưởng 11 Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều, động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm chân 30 p “ “ “ “ 12 Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái; ngồi xuống; đứng dậy 30 p “ “ “ “ 13 Ôn tập: hội thao 35 p “ “ “ “ III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG 5 PHÚT - Giải đáp thắc mắc: - Hệ thống nội dung: + Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ + Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang di; giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm; động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại + Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái, ngồi xuống, đứng dậy - Cho câu hỏi: 1. Nêu ý nghĩa và cách thức thực hiện động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ? 2. Nêu ý nghĩa và cách thức thực hiện động tác đi đều, đổi chân khi đang đi, đứng lại? 3. Nêu ý nghĩa và cách thức thực hiện động tác giậm chân, đổi chân khi đang giậm, đứng lại? 4. Nêu ý nghĩa và cách thức thực hiện động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái, ngồi xuống, đứng dậy? 5. Nêu ý nghĩa và cách thức thực hiện động tác chạy đều, đứng lại? - Nhận xét buổi học - Kiểm tra sỹ số, vật chất: Phê duyệt Ngày 15 tháng 10 năm 2010 Người soạn Nguyễn Thanh Sang Rút kinh nghiệm bổ sung TIẾT 14 (22 – 27/11/2010) KIỂM TRA 1 TIẾT (PHẦN THỰC HÀNH) PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Nhằm đánh giá lại kiến thức của học sinh trong quá trình học tập 2. Kỹ năng: Thực hiện thông thạo các động tác kĩ thuật theo yêu cầu 3. Thái độ: Thực hiện kiểm tra nghiêm túc II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM Động tác đội ngũ từng người không có súng III. THỜI GIAN Tổng số tiết: 1 (Tiết PPCT: 14) IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Tổ chức: - Lên lớp: Lấy lớp học tập để lên lớp kiểm tra - Hội thao: Gọi từng học sinh lên thực hiện 2. Phương pháp: - Giáo viên: Kiểm tra thực hành - Học sinh: Thực hiện nghiêm túc V. ĐỊA ĐIỂM - Sân trường THPT Tân Hưng VI. VẬT CHẤT PHẦN 2: THỰC HIỆN KIỂM TRA I. TỔ CHỨC GIẢNG BÀI 3 PHÚT 1. Chuẩn bị: - Giáo viên: Câu hỏi kiểm tra. - Học sinh: Ôn lại kĩ thuật động tác. 2. Nhận lớp: Lớp tập trung ngoài sân trường. HS mặc đồ đồng phục thể thao. 3. Phổ biến các qui định - Học tập: Thông thạo động tác, kiểm tra đạt yêu cầu. - Kỷ luật: Thực hiện nghiêm túc. - Quy ước luyện tập: Thực hiện theo hiệu lệnh của giáo viên. 4. Phổ biến ý định kiểm tra - Nội dung kiểm tra - Nội dung tiêu đề từ nội dung I đến nội dung III của ý định giảng bài. II. THỰC HÀNH KIỂM TRA 40 PHÚT CÂU HỎI KIỂM TRA Câu 1: - Nêu ý nghĩa động tác nghiêm, nghĩ, quay tại chỗ. - Thực hiện động tác nghiêm, nghĩ, quay tại chỗ. Câu 2: - Nêu ý nghĩa động tác đi đều, giậm chân. - Thực hiện động tác đi đều, đứng lại, giậm chân. Câu 3: - Nêu ý nghĩa động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái. - Thực hiện động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái, ngồi xuống đứng dậy. Câu 4: - Nêu ý nghĩa động tác chào. - Thực hiện động tác chào, giậm chân chuyển thành đi đều, đứng lại. Câu 5: - Nêu ý nghĩa động tác nghiêm, nghĩ. - Thực hiện động tác giậm chân, đứng lại, đi đều, đứng lại. Câu 6: - Nêu ý nghĩa động tác đi đều, giậm chân. - Thực hiện động tác giậm chân chuyển thành đi đều, đứng lại. Câu 7: - Nêu ý nghĩa động tác ngồi xuống, đứng dậy. - Thực hiện động tác đi đều, đứng lại, giậm chân, đứng lại Câu 8: - Nêu ý nghĩa động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái. - Thực hiện động tác chào, ngồi xuống, đứng dậy. Câu 9: - Nêu ý nghĩa động tác chạy đều, đứng lại. - Thực hiện động tác chạy đều, đứng lại. THANG ĐIỂM KIỂM TRA LÝ THUYẾT: 3 điểm Điểm 3 trả lời trọn vẹn rõ ràng. Điểm 2 trả lời còn vấp nhưng tự trả lời hết. Điểm 1 trả lời còn vấp, nhắc thì trả lời được. THỰC HÀNH: 7 điểm. Điểm 7 nêu khẩu lệnh đúng to rõ, làm động tác rõ đẹp. Điểm 6 nêu khẩu lệnh đúng to rõ, làm động tác chưa đẹp. Điểm 5 nêu khẩu lệnh đúng nhưng nhỏ, làm động tác chưa đẹp. Điểm 4 khẩu lệnh vấp còn chỉnh sửa, làm động tác đúng. Điểm 3 khẩu lệnh vấp còn chỉnh sửa, làm động tác xấu. Điểm 2 khẩu lệnh sai, làm động tác xấu. Điểm 1 khẩu lệnh sai, làm động tác sai. III. KẾT THÚC KIỂM TRA ( 2 phút) - Công bố điểm. - Nhận xét buổi kiểm tra. - Kiểm tra sỹ số, vật chất: Phê duyệt Ngày 15 tháng 10 năm 2010 Người soạn Nguyễn Thanh Sang Rút kinh nghiệm bổ sung

File đính kèm:

  • docBÀI 3.Đội ngũ từng người không có súng.doc