Giáo án Giáo dục quốc phòng Khối 12 - Bài 2: Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân - Trần Chính

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức: Hiểu được những nội dung tối thiểu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

 2. Thái độ: Xây dựng ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

 II. CẤU TRÚC NỘI DUNG, THỜI GIAN

 1. Cấu trúc nội dung

 - Phần 1: Tư tưởng chỉ đạo của Đảng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mới.

 - Phần 2: Nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng nền quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mới.

 - Phần 3: Nâng cao trách nhiệm của học sinh trong xây dựng nền quốc phòng, an ninh.

2. Nội dung trọng tâm

 - Phần 2: Nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng nền quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mới.

 - Phần 3: Nâng cao trách nhiệm của học sinh trong xây dựng nền quốc phòng, an ninh.

3. Thời gian

- Tổng số: 05 tiết.

- Phân bố:

 

doc54 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Khối 12 - Bài 2: Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân - Trần Chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và bảo vệ. + Tổ chức phòng tránh hệ thống mục tiêu cần phải đa dạng, phù hợp. - Phải có sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ của các lực lượng. b. Yêu cầu công tác phòng không nhân dân: 5 - Phải kết hợp chặt chẽ kinh tế xã hội với quốc phòng, an ninh. Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy sức mạnh tổng hợp, phương châm:“Toàn dân - toàn diện - tích cực chủ động - kết hợp giữa thời bình và thời chiến”. - Kết hợp chặt chẽ giữa phần “phòng” trong nhân dân, với công tác chuyên môn nghiệp vụ của nhà nước để chống tiến công đường không của địch. - Lấy “phòng” và “tránh” là chính, đồng thời sẵn sàng xử lý mọi tình huống. Cụ thể là: + Phòng tránh: Sơ tán, phân tán, phòng tránh tại chỗ. + Chuẩn bị từ trước: Kế hoạch sơ tán, phòng tránh, tổ chức chỉ đạo... Kết hợp giữa lực lượng chuyên môn và bán chuyên môn của quần chúng, giữa hiện đại và thô sơ, vận dụng kinh nghiệm - Hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, giữa các ngành theo kế hoạch chung. 2.4. Nội dung công tác phòng không nhân dân. a. Tuyên truyền giáo dục về công tác phòng không nhân dân: Nâng cao nhận thức về nghĩa vụ của mọi công dân. Hiểu biết các kiến thức phòng không phổ thông. - Huấn luyện kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ, đội chuyên trách. b. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động, quan sát nắm được hoạt động đánh phá của địch: - Yêu cầu: 3 + Hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, đảm bảo phát hiện, thông báo tình hình địch kịp thời trong mọi tình huống. + Triệt để tận dụng các yếu tố địa hình để bố trí các đài quan sát. + Kết hợp chặt chẽ các phương tiện thông tin để thông báo, báo động phòng không. - Nội dung: 5 + Tổ chức các đài quan sát mắt. + Tổ chức thu tin tức tình báo trên không. + Tổ chức mạng thông tin thông báo, báo động trong nhân dân. + Xác định các qui chế, quyền hạn, thứ tự ưu tiên thông tin, thông báo, báo động. + Trang bị khí tài cho các đài quan sát. c. Tổ chức nguỵ trang, sơ tán, phòng tránh: - Yêu cầu: 5 + Đảm bảo an toàn. + Đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống. + Không tạo ra mục tiêu mới. + Không gây hoang mang, rối loạn ở nơi sơ tán. + Phải có kế hoạch từ thời bình và bổ sung, điều chỉnh kịp thời khi tình hình thay đổi. Nội dung: * Sơ tán, phân tán: 3 nội dung: + Sơ tán đến khi ổn định mới trở lại: Người, xí nghiệp, cơ quan, nhà máy... + Sơ tán trong tình huống khẩn cấp: Thực hiên với lực lượng phải ở lại bám trụ để duy trì sản xuất đảm bảo cho nhu cầu quốc phòng và đời sống nhân dân. + Thực hiện phân tán, giãn dân, tài sản ở các trọng điểm đánh phá. * Tổ chức phòng tránh: 7 nội dung: + Cải tạo hệ thống hang động để cất giấu tài sản... + Xây dựng các công trình ngầm. + Xây dựng hệ thống hầm, hào. + Nguỵ trang. + Khống chế ánh sáng. + Xây dựng công trình bảo vệ. + Phòng gian giữ bí mật d. Tổ chức đánh trả và phục vụ chiến đấu: - Cách đánh: + Đánh tập trung: để bảo vệ các trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế quan trọng. + Đánh địch rộng khắp: đánh trên đường bay tiếp cận. - Lực lượng: + Lực lượng phòng không nhân dân nòng cốt. + Phát động toàn dân, huy động mọi lực lượng. - Trang bị: + Hiện có. + Hiện đại. + Chưa hiện đại. + Thô sơ. e. Tổ chức khắc phục hậu quả. - Yêu cầu: 3 + Sử dụng các tổ chức, lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật tại chỗ. + Tổ chức chặt chẽ, kết hợp giữa các lực lượng. + Tích cực, chủ động, kịp thời. Nội dung: 5 + Tổ chức cứu thương:Tự cứu, các tuyến cấp cứu. + Tổ chức lực lượng cứu sập ở các cấp. + Tổ chức cứu hoả; cứu hộ trên sông, biển. + Tổ chức khôi phục đảm bảo giao thông, thông tin... + Tổ chức lực lượng chôn cất nạn nhân, làm sạch môi trường, ổn định đời sống xã hội. 2.5. Tổ chức chỉ đạo công tác phòng không nhân dân ở các cấp. III. KẾT LUẬN BÀI IV. CÂU HỎI ÔN TẬP Nêu đặc điểm công tác phòng không nhân dân trong tình hình hiện nay ? Phân tích những nội dung cơ bản của công tác phòng không nhân dân ? Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện công tác phòng không nhân dân ? BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HƯỚNG DẪN GIẢNG BÀI 9 TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC (Dùng cho lớp tập huấn giáo viên thực hiện chương trình SGK môn học GDQP –AN cấp THPT năm học 2008 – 2009) Giảng viên: Đại tá.TS. Chủ nhiệm Khoa: Đồng Xuân Quách Hà Nội tháng 7 – 2008 HƯỚNG DẪN GIẢNG BÀI 9 TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức Hiểu được tầm quan trọng của an ninh quốc gia và một số nội dung cơ bản trong phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc. 2. Về thái độ Xây dựng ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm cụ bảo vệ an ninh quốc gia. II. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN 1. Cấu trúc nội dung - Phần 1: Những vấn đề chung về bảo vệ an ninh quốc gia. - Phần 2: Học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. 2. Nội dung trọng tâm - Phần 1: Những vấn đề chung về bảo vệ an ninh quốc gia. - Phần 2: Học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. 3. Thời gian - Tổng số: 03 tiết. - Phân bố: + Giới thiệu những vấn đề chung: 02 tiết. + Giới thiệu học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia: 01 tiết. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Chuẩn bị nội dung: Giáo án, tài liệu liên quan - Chuẩn bị phương tiện dạy học: Máy chiếu, tranh ảnh, đĩa VCD 2. Học sinh - Đọc trước nội dung bài học. - Quán triệt các quy định của giáo viên. - Chuẩn bị SGK, vở ghi, bút THỰC HÀNH DẠY HỌC I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN NINH QUỐC GIA 1. An ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia a. An ninh quốc gia: - Là sự ổn định, phát triển của chế độ và Nhà nước; sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. - Bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại... b. Bảo vệ an ninh quốc gia: Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia: - Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm. - Mục tiêu về an ninh quốc gia là: những đối tượng, địa điểm, công trình, cơ sở theo quy định của pháp luật. - Bảo vệ an ninh quốc gia là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi công dân. 2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia - Bảo vệ chế độ, Nhà nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. - Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa, khối đại đoàn kết dân tộc. - Bảo vệ an ninh kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác. - Bảo vệ bí mật Nhà nước. - Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm. 3. Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia a. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ Là nội dung trọng yếu hàng đầu, thường xuyên, cấp bách. - Bảo vệ chế độ, Nhà nước, Đảng. - Giữ gìn sự trong sạch của tổ chức đảng, Nhà nước. - Bảo vệ các cơ quan và những người Việt Nam đang làm việc, học tập ở nước ngoài. - Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá. b. Bảo vệ an ninh kinh tế - Bảo vệ sự ổn định, phát triển của nền kinh tế thị trường. - Bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, các nhà khoa học, nhà kinh doanh. c. Bảo vệ an ninh văn hoá, tư tưởng - Bảo vệ sự ổn định và phát triển bền vững của văn hoá, tư tưởng. - Bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. - Bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc. - Bảo vệ đội ngũ văn nghệ sĩ, người làm công tác văn hoá, văn nghệ. d. Bảo vệ an ninh dân tộc - Bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc. e. Bảo vệ an ninh tôn giáo - Đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng. - Đấu tranh với các đối tượng, các thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo. - Thực hiện đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng phát triển. g. Bảo vệ an ninh biên giới - Bảo vệ an ninh trật tự ở khu vực biên giới quốc gia, cả ở đất liền và ở trên biển. - Chống các hành vi xâm phạm chủ quyền biên giới. h. Bảo vệ an ninh thông tin - Bảo đảm an toàn, nhanh chóng, chính xác và bí mật. - Chống lộ, lọt những thông tin bí mật của Nhà nước. - Ngăn chặn các hoạt động khai thác, dò tìm để đánh cắp thông tin trên mạng. II. HỌC SINH VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC 1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm - Nhận thức được tính chất, nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia. Từ đó, xác định trách nhiệm là một lực lượng tuyên truyền tích cực cho nhiệm vụ này. - Tích cực học tập nâng cao kiến thức về Hiến pháp, pháp luật, hiểu được những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia. - Luôn nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 2. Thực hiện tốt những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia - Luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, tự giác chấp hành pháp luật và quy chế của nhà trường, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật. - Thực hiện tốt phương châm: Học sinh với 3 không. - Không tự phát lập hội, câu lạc bộ, ra báo, bản tin, tạp chí và các hình thức khác trái quy định của pháp luật. Cảnh giác, phòng ngừa những âm mưu, thủ đoạn phá hoại. - Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện. - Tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn, cùng mọi người thực hiện nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia. 3. Nêu cao cảnh giác, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc - Luôn nêu cao cảnh giác, phát hiện và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin sai trái. - Chủ động đề phòng, không để bị kẻ xấu kích động, lôi kéo. Tích cực, tự giác tham gia giải quyết các nhiệm vụ theo yêu cầu. - Động viên giúp đỡ những người đã lầm lỡ, sa ngã để giúp họ mau chóng tiến bộ. Kiên quyết không được bao che khuyết điểm. - Phát huy tốt vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. III. KẾT LUẬN BÀI IV. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia? 2. Nêu những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia? 3. Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ vảo vệ an ninh quốc gia?

File đính kèm:

  • docGiao an GDQP AN 12.doc