- Nhận biết được nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
- Hiểu được bản chất của thế giới là vật chất, vận động và phát triển theo những quy luật khách quan là thuộc tính vốn có của thế giới vật chất từ đó con người có thể nhận thức và vận dụng được những quy luật ấy.
Thấy được mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động của chủ thể với khách thể qua các mối quan hệ.
2. Về kĩ năng.
Vận dụng được những tri thức triết học với tư cách là thế giới quan và phương pháp luận để phân tích các hiện tượng tự nhiên, xã hội thông thường và các hiện tượng đạo đức, kinh tế, nhà nước, pháp luật sẽ học ở phần sau.
84 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công Khối 10 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đức Hiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng, người cung cấp dịch vụ phải giao hoá đơn, chứng từ bán hàng hoá, dịch vụ đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi mua hàng hoá, dịch vụ.
9. Hợp tác quốc tế về quản lý thuế
Theo chức năng và quy định của pháp luật, trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm:
- Thực hiện quyền, nghĩa vụ và bảo đảm lợi ích của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện thoả thuận quốc tế song phương với cơ quan quản lý thuế các nước;
- Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với cơ quan quản lý thuế các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan.
Chú thích:
1. Ấn định thuế: Là việc cơ quan thuế quyết định một số tiền thuế nhất định để yêu cầu tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước trong trường hợp tổ chức, cá nhân đó vi phạm pháp luật thuế.
2. Ưu đãi thuế: Là người nộp thuế được hưởng các chính sách miễn thuế, giảm thuế theo quy định của pháp luật thuế (nếu có).
3. Hoàn thuế: Là việc Nhà nước hoàn lại số thuế mà người nộp thuế đã nộp thừa vào ngân sách Nhà nước, số tiền thuế giá trị gia tăng chênh lệch âm (-) giữa số tiền thuế tính theo số tiền bán hàng với số tiền thuế khi mua hàng đã trả cho người bán trong một khoảng thời gian nhất định do pháp luật thuế quy định.
Ví dụ: Một người có số tiền thuế tính theo Luật thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong năm 2008 là 50 triệu đồng. Nhưng các tháng trong năm cá nhân người nộp thuế đã tạm nộp hàng tháng và tổng số tiền hàng tháng đã tạm nộp là 60 triệu đồng. Như vậy người nộp thuế đó đã nộp thừa 10 triệu đồng vào ngân sách nhà nước. Số tiền người nộp thuế nộp thừa vào ngân sách Nhà nước sẽ được nhà nước trả lại (hoàn lại).
4. Đăng ký ký thuế: Là việc tổ chức, cá nhân khi có các hoạt động làm phát sinh nghĩa vụ phải nộp thuế thì người nộp thuế có trách nhiệm đến cơ quan thuế để đăng ký thuế. Thông qua việc đăng ký thuế, cơ quan thuế cấp cho tổ chức, cá nhân giấy chứng nhận đã đăng ký thuế.
5. Mã số thuế: Là viêc người nộp thuế khi đến đăng ký thuế sẽ được cơ quan thuế cấp cho một mã số thuế (mã số thuế là một dãy số tự nhiên) để quản lý, mã số thuế gắn liền với người nộp thuế trong suốt quá trình thực hiện nộp thuế.
6. Phân biệt một số khái niệm:
- Quyền: Là điều được pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
- Quyền hạn: Quyền được xác định về nội dung, phạm vi, mức độ. (quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình ).
- Nghĩa vụ: Việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, với người khác.
- Trách nhiệm: Là nghĩa vụ mà các tổ chức, cá nhân phải thực hiện.
V. ĐỌC THÊM
a. Nguồn gốc, sự ra đời của thuế.
Thuế là một nội dung kinh tế, thuế có lịch sử ra đời, tồn tại, phát triển cùng Nhà nước.
Để hoạt động được, Nhà nước cần phải có nguồn tài chính để chi tiêu cho việc duy trì và củng cố bộ máy Nhà nước, chi cho quốc phòng, an ninh, chi cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng; chi cho các vấn đề phúc lợi công cộng; sự nghiệp; xã hội trước mắt và lâu dài.
Xuất phát từ nhu cầu trên, để có nguồn tài chính Nhà nước thường sử dụng ba hình thức động viên:
- Thứ nhất: Quyên góp tiền và tài sản.
- Thứ hai: Hình thức vay dân.
- Thứ ba: Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để bắt buộc dân đóng góp.
Trong 3 hình thức trên thì đối với hình thức huy động quyên góp và vay dân để có nguồn tài chính đều không mang tính ổn định và lâu dài, thường được Nhà nước sử dụng có giới hạn trong một số trường hợp đặc biệt. Đối với sử dụng quyền lực chính trị để bắt buộc dân đóng góp là hình thức có tính bền vững lâu dài và là cơ bản nhất để huy động tập trung nguồn tài chính cho Nhà nước. Hình thức đó chính là: “ Thuế ”.
b. Khái niệm thuế.
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội.
Ngoài khoản thu về thuế, ngân sách Nhà nước còn có những khoản thu về phí và lệ phí. Đây là những khoản thu mà một tổ chức hay cá nhân phải trả khi được một cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước uỷ quyền cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cộng.
c. Bản chất(1) của thuế.
c1. Thuế luôn luôn gắn liền với quyền lực Nhà nước.
Đó là việc các chính sách pháp luật thuế phải do Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành. Việc thu thuế phải được thu theo các quy định của chính sách pháp luật chứ không được thu tuỳ tiện.
c2. Thuế là một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư bắt buộc phải nộp cho Nhà nước:
Đó là việc Nhà nước quy định các chính sách thuế mà kết quả của nó là một bộ phận thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao bắt buộc cho Nhà nước mà không kèm theo bất kỳ một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế.
Với nội dung bản chất này thuế không giống như các hình thức huy động tài chính tự nguyện hoặc hình thức phạt tiền tuy có tính chất bắt buộc, nhưng chỉ áp dụng đối với những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
c3. Thuế là hình thức chuyển giao thu nhập không mang tính chất hoàn trả trực tiếp. Còn phí, lệ phí mang tính chất hoàn trả trực tiếp cho người thụ hưởng dịch vụ này.
Nội dung không hoàn trả trực tiếp của thuế được thể hiện trên các khía cạnh:
- Người nộp thuế không có quyền đòi hỏi Nhà nước cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cộng trực tiếp cho mình thì mới nộp thuế.
- Các khoản thuế đã nộp cho Nhà nước sẽ không được hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế mà người nộp thuế nhận được một phần các hàng hoá, dịch vụ công cộng mà Nhà nước đã cung cấp cho cả cộng đồng và không nhất thiết tương đồng với khoản thuế mà họ đã nộp cho Nhà nước. Đây là nội dung của thuế giúp ta phân định rõ thuế với các khoản phí(2), lệ phí(3) và giá cả.
Giáo án số: 34 Ngày soạn: 05 – 04 - 2011 Tuần thứ: 36
Lớp
10A12
10A13
10A14
10A15
10A16
Ngày dạy
Sĩ số
Thực hành 2: CÁC VẤN ĐỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG VÀ NỘI DUNG ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu bài học.
- Giúp học sinh hệ thống hóa nội dung kiến thức đã học trong học kì II
- Vận dụng những kiến thức đã họcđể liên hệ với thực tế địa phương
- Từ đó giáo dục học sinh luôn có thái độ, hành vi tôn trọng các giá trị chuận mực đạo đức, luôn làm theo cái mới, cái tiến bộ, tham gia tích cực và có trách nhiệm với các hoạt cộng đồng.
II. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Nội dung thực hành.
- Học sinh thảo luận những nội dung, vấn đề đã học
- Học sinh thảo luận những vấn đề ở địa phương có liên quan đến nội dung đã học
- Giáo viên liệt kê các ý kiến cớ bản của học sinh
- Giáo viên tổng hợp và rút ra kết luận
3. Dặn dò nhắc nhở.
Giáo án số: 35 Ngày soạn: 10 – 04 - 2011 Tuần thứ: 37
Lớp
10A12
10A13
10A14
10A15
10A16
Ngày dạy
Sĩ số
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. Mục tiêu bài học.
- Củng cố lại kiến thức cho học sinh từ đó giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học.
- Hướng dẫn học sinh ôn tập, học bài và vận dụng kiến thức một cách có hệ thống và có hiệu quả.
- Học sinh định hướng được việc ôn tập cũng như cách làm bài của học sinh
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV, TLHDGD GDCD 10
- Bài tập tình huống
- Những tình huống học sinh có thể hỏi.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Nội dung ôn tập
- Hệ thống hoá kiến thức trọng tâm, cơ bản của học kì II
- Cho học sinh trao đổi những nội dung, những vấn đề đã học
- Giáo viên trả lời những câu hỏi thắc mắc của học sinh
- Đặt ra một số câu hỏi ở dạng kiểm tra
- Định hướng cách làm bài kiểm tra cho học sinh
3. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà ôn tập và tiết sau kiểm tra học kì II
Giáo án số: 36 Ngày soạn: 15 – 04 - 2011 Tuần thứ: 38
Lớp
10A12
10A13
10A14
10A15
10A16
Ngày dạy
Sĩ số
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu kiểm tra.
- Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn.
- Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.
- Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh.
II. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Nội dung đề kiểm tra.
Câu 1: Hợp tác là gì? Hợp tác thường có những biểu hiện nào? Hợp tác đem lại ý nghĩa gì? Trong hớp tác chúng ta phải đảm bảo những nguyên tác nào? Có các loại hợp tác nào? Để thực hiện tốt hợp tác học sinh cần phải làm gì? (6 điểm)
- Khái niệm : Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. (1 điểm)
- Biểu hiện của hợp tác. (1 điểm)
+ Cùng bàn bạc
+ Phối hợp nhịp nhàng
+ Hiểu biết về nhiệm vụ của nhau
+ Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ
- Ý nghĩa của hợp tác. (1 điểm)
+ Tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất
+ Đem lại chất lượng và hiệu quả công việc
+ Phẩm chất của con người mới đó là biết hợp tác
- Nguyên tắc hợp tác. (1 điểm)
+ Tự nguyện, bình đẳng
+ Các bên cùng có lợi
- Các loại hợp tác. (1 điểm)
+ Hợp tác song phương và đa phương
+ Hợp tác từng lĩnh vực hoặc hợp tác toàn diện
+ Hợp tác giữa các cá nhân, các nhóm, giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia.
- Học sinh phải (1 điểm)
+ Cùng nhau bàn bạc, xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể.
+ Nghiêm túc thực hiện.
+ Phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ, đóng góp sáng kiến cho nhau.
+ Đánh giá rút kinh nghiệm.
Câu 2: Em hãy lập kế hoạch cùng hợp tác với các bạn trong tổ để thực hiện một công việc chung của tập thể? (2 điểm)
Yêu cầu học sinh phải xác định được
- Công việc gì
- Làm trong thời gian nào
- Sản phẩm cần có là gì
- Hợp tác như thế nào để thực hiện công việc đó
Câu 3: Để tự hoàn thiện bản thân, học sinh cần phải làm như thế nào? (2 điểm)
- Xác định rõ điều mình mong muốn
- Lập kế hoạch thực hiện theo mốc thời gian cụ thể.
- Xác định được những biện pháp cần làm
- Xác định được những thuận lợi và khó khăn và cách vượt qua khó khăn
- Xác định được những người sẽ giúp đỡ mình
- Có quyết tâm thực hiện và biết tìm sự giúp đỡ của những người tin cậy.
File đính kèm:
- GDCD 10.doc