I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình.
- Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình.
- Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới.
- Nêu được các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày
2. Kỹ năng
- Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
- KNS: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
3.Thái độ
Yêu hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Văn kiện Đại hội ĐCSVN lần 9.
2. Học sinh: Đọc phần đặt vấn đề và trả lời câu hỏi gợi ý sgk/14.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ:
Tại sao dân chủ và kỉ luật lại đi đôi với nhau? Cho ví dụ minh họa.
2. Bài mới:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3597 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 9 - Tuần 7 - Tiết 7 - Bài 4: Bảo Vệ Hòa Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp- Ngày dạy
91
92
93
Vắng
TUẦN: 7
TIẾT: 7
Bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình.
- Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình.
- Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới.
- Nêu được các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày
2. Kỹ năng
- Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
- KNS: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
3.Thái độ
Yêu hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Văn kiện Đại hội ĐCSVN lần 9.
2. Học sinh: Đọc phần đặt vấn đề và trả lời câu hỏi gợi ý sgk/14..
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ:
Tại sao dân chủ và kỉ luật lại đi đôi với nhau? Cho ví dụ minh họa.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV gọi 2 HS đọc phần đặt vấn đề
- GV chia HS làm 4 nhóm thảo luận trong 5 phút
+ Nhóm 1:Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin và xem ảnh?
+ Nhóm 2: Chiến tranh đã gây nên hậu quả gì cho con người và trẻ em?
+ Nhóm 3: Hòa bình là gì? Vì sao chúng ta phải ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hòa bình?
+ Nhóm 4:cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hòa bình?
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung
- GV đặt câu hỏi :
1.Em có suy nghĩ gì khi đế quốc Mỹ gây chiến tranh ở Việt Nam?
2.Nêu sự đối lập giữa hòa bình với chiến tranh.
3.Phân biệt cuộc chiến tranh phi nghĩa với chiến tranh chính nghĩa.
4.Cách bảo vệ hòa bình vững chắc là gì?
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, giải thích thêm
- GV yêu cầu HS nêu một số biểu hiện của sống hòa bình trong cuộc sống.
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV cung cấp cho HS một số tư liệu tham khảo trích văn kiện ĐCSVN lần 9
*GV hướng dẫn HS giải bài tập 1 SGK/16
- HS làm bài tập cá nhân bài tập 1
- HS khác nhận xét đúng sai
- GV nhận xét
- HS thảo luận nhóm để giải bài tập 2
- GV gọi 2-3 HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV kết luận
I.Đặt vấn đề
II.Nội dung bài học
1.Thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình?
- Hòa bình: là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳn và hợp tác giữa các quốc gia- dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
- Bảo vệ hòa bình là làm mọi việc để bảo vệ, giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên, là dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
2.Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình?
-Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người, còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li tán
-Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới.
3.Ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới.
Bảo vệ hòa bình , chống chiến tranh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
4.Biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày.
- Biết lắng nghe, đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ.
- Biết thừa nhận những điểm khác với mình
- Biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn
- Biết học hỏi những tinh hoa, những điểm mạnh của những người khác
- Sống hòa đồn với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác
- Biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hóa khác.
III. Bài tập
1/16. Biểu hiện của lòng yêu hòa bình:
- Biết lắng nghe người khác
- Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác.
- Học hỏi những điều hay của người khác
- Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác
- Giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế.
- Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố:
Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình? Nêu một số biểu hiện của sống hòa bình.
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
-Về nhà học bài, làm bài tập 3,4 SGK/16
- Xem lại bài 1,2,3 tiết sau ôn tập
File đính kèm:
- GD9-T7.doc