II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm tình hữu nghị:
- Tình hữu nghị giữa các dân tộc trênh thếgiới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
2. Ý nghĩa của tình hữu nghị:
-Tạo cơ hội ,điều kiện để các nước,các dân tộc trên thế giới cùng hợp tác, phát triển.
-Hữu nghị hợp tác giúp nhau cùng phát triển kinh tế,văn hoá,giáo dục,y tế,khoa học kĩ thuật.
-Tạo sự hiểu biết lẫn nhau,tránh gây mâu thuẫn,căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
3. Chính sách của Đảng ta về hoà bình, hữu nghị:
-Chính sách của Đảng ta đúng đắn, có hiệu quả.
-Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi.
-Đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước.
-Hoà nhập với các nước trong quá trình tiến lên của nhân loại.
4. HS chúng ta phải làm gì?
Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài.
Thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
3 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 6, Bài 5: Tinh hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới - Năm học 2013-2014 - Hoàng Thị Ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:30/9/2013
Ngày dạy: 03/10/2013
Tiết 6
Bài 5:TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
-HS hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc .
-Y nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Những biểu hiện, việc làm cụ thể của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
2. Kĩ năng:
-Tham gia tốt các hoạt động vì tình hữu nghị giữa các dân tộc.
-Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ:
- Hành vi cư xử có văn hoá với bạn bè, khách nước ngoài đến VN.
-Tuyên truyền chính sách hoà bình, hữu nghị của Đảng và nhà nước ta.
- Góp phần giữ gìn, bảo vệ hoà tình hữu nghị giữa các nước.
II.Phương tiện dạy –học:
-SGK và SGV GDCD 9.
III.Các bước tiến hành:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ?. Em hãy nêu các hoạt động vì hoà bình ở trường, lớp và địa phương .Các hình thức đó là gì ?
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài.
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1:
Cho cả lớp hát bài “Trái đất này là của chúng em”. Lời :Đinh Hải-nhạc:Trương Quang Lục.
? Nội dung và ý nghĩa bài hát nói lên điều gì?
? Bài hát có liên quan gì đến hoà bình? Thể hiện ở câu hát, hình ảnh nào?
->GV biểu hiện của hoà bình là sự hữu nghị, hợp tác của các dân tộc trên thế giới .
? Nêu ví dụ về mối quan hệ giữa nước ta với các nước mà em biết ?
- Hội nghị cấp cao Á-ÂU lần thứ 5 tổ chức tại VN mở rộng ngoại giao với các nước, hợp tác về các lĩnh vực kinh tế, văn hoá,.là dịp giới thiệu cho bạn bè thế giới về đất nước và con người VN.
-GV y/c HS nộp và trình bày các tư liệu sưu tầm được .
- Cả lớp trao đổi nhận xét.
- Gv nhận xét và giới thiệu thêm về tư liệu khác.
*Hoạt động 2:
? Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? ví dụ?
-Gv bổ sung, lấy ví dụ chốt lại ý chính.
.Thảo luận : ?. Nêu các hoạt động về tình hữu nghị của nước ta mà em biết được?
-Quan hệ tốt đẹp,bền vững lâu dài với Lào, Campuchia.
-Thành viên hiệp hội các nước Đ ông Nam Á. (ASEAN).
-Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (Opec)
-Tăng cướng quan hệ với các nước đang phát triển.
-Quan hệ nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế.
? Tình hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc có ý nghĩa ntn? ví dụ?
Gv nhận xét lấy ví dụ chốt lại
Thảo luận:
? Công việc cụ thể của hoạt động tình hữu nghị là gì?
->Quan hệ đối tác kinh tế, khoa học kĩ thuật ,công nghệ thông tin.Văn hoá, giáo dục, y tế, dân số. Du lịch. Xoá đói giảm nghèo. Môi trường. Hợp tác chống các bệnh SARS-HIV/AIDS.Chống khủng bố, an ninh toàn cầu.
? Chính sách của Đảng ta về hoà bình, hữu nghị?
Gv chốt lại
? Hs chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị?
Thảo luận:nhũng việc làm cụ thể của HS góp phần phát triển tình hữu nghị, kể cả chưa tốt?
Việc làm tốt
Chưa tôt
-Quyên góp ủng hộ chất độc da cam.
-Tích cực tham gia lao đọng,hoạt động nhân đạo.
-Bảo vệ môi trường.
-Chia sẻ nỗi đau với các bạn mà nước họ bị khủng bố, xung đột.
-Thông cảm giúp đỡ các bạn ở nước nghèo đói.
-Cư xử văn minh, lịch sự với người nước ngoài
-Thờ ơ với nỗi đau bất hạnh của ngườikhác.
-Thiếu lành mạnh trong lối sống.
-Không tham gia các hoạt động nhân đạo trường tổ chức.
-Thiếu lịch sự, thô lỗ với khách nước ngoài.
* Hoạt động 3: Luyện tập:
Gv: Hướng dẫn HS làm BT2
I. Đặt vấn đề:
- Quan hệ hợp tác ngoại giao được mở rộng.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm tình hữu nghị:
- Tình hữu nghị giữa các dân tộc trênh thếgiới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
2. Ý nghĩa của tình hữu nghị:
-Tạo cơ hội ,điều kiện để các nước,các dân tộc trên thế giới cùng hợp tác, phát triển.
-Hữu nghị hợp tác giúp nhau cùng phát triển kinh tế,văn hoá,giáo dục,y tế,khoa học kĩ thuật.
-Tạo sự hiểu biết lẫn nhau,tránh gây mâu thuẫn,căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
3. Chính sách của Đảng ta về hoà bình, hữu nghị:
-Chính sách của Đảng ta đúng đắn, có hiệu quả.
-Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi.
-Đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước.
-Hoà nhập với các nước trong quá trình tiến lên của nhân loại.
4. HS chúng ta phải làm gì?
Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài.
Thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
III.Bài tập:
Bài tập 2: em làm gì trong các tính huống sau?
Bạn em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài.
Trường em tổ chức giao lưu với người nước ngoài.
Hs thảo luận đưa ra ý kiến
Gv nhận xét chốt lại
4. Củng cố :
Tổ chức cho HS sắm vai các tình huống:
Hai bạn học sinh gặp khách du lịch nước ngoài.
-một bạn có thài độ lịch sự, văn hoá của bạn.
-một bạn có thái độ thô lỗ, thiếu lịch sự.
Hs tự phân vai và lời thoại.
Cả lớp theo dõi nhân xét .
Gv nhận xét ,đánh giá.->GV kết luận toàn bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
Học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK.
Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh cho bài sau “Hợp tác cùng phát triển”.
File đính kèm:
- giao an GDCD 9 tuan 7.doc