Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 29, Bài 16: Quyền quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân (2T) - Năm học 2013-2014 - Mai Thị Luyến

Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 5p:

* Nhóm 1,2: Theo em, những qui định trên thể hiện quyền gì của người dân ? Nhà nước ban hành những quyền và những quy định đó để làm gì ?

Hs: Tham gia góp ý kiến dự thảo, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992.

- Tham gia bàn bạc và quyết định các công việc của xã hội.

- Nhà nước qui định những quyền đó là để công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

- Nhà nước ban hành những quy định đó để xác định quyền và nghĩa vụ công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực.

* Nhóm 3,4: Hãy liên hệ tình hình ở trường, lớp hoặc ở địa phương và cho biết em hoặc gia đình em được tham gia bàn bạc hay tham gia quyết định những công việc gì của trường, lớp và địa phương ?

Hs: - Học sinh: tham gia xây dựng nhà trường không có ma túy và các tệ nạn xã hội, tham gia xây dựng nội qui lớp, tham gia xây dựng phát biểu ý kiến về vấn đề học sinh nghèo vượt khó, học sinh cá biệt

- Gia đình: đóng góp ý kiến vào dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm của địa phương, giám sát hoạt động của HĐND, UBND địa phương, tham gia ứng cử đại biểu HĐND địa phương

Hs: cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Gv: nhận xét , chốt ý và kết luận:

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 29, Bài 16: Quyền quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân (2T) - Năm học 2013-2014 - Mai Thị Luyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 Tiết: 29 Ngày dạy: / / 2014 BÀI 16 QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ Xà HỘI CỦA CÔNG DÂN ( 2T ) 1. Mục tiêu: 1.1:Kiến thức : à Hoạt động 1: - HS biết: Những biểu hiện về quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân trong mục I. à Hoạt động 2: - HS biết: Cơ sở của quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân. - HS hiểu: Hiểu nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền cơ bản của công dân. à Hoạt động 3: - HS biết: Làm các bài tập nhận biết về quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân. 1.2:Kĩ năng: - HS thực hiện được: Tích cực tự giác tham gia các công việc chung của trường lớp và ở địa phương. Tránh thái độ thờ ơ, trốn tránh công việc chung. - HS thực hiện thành thạo: cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội. 1.3:Thái độ: - HS có thói quen: Biết tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia các hoạt động xã hội. - HS có tính cách: Giáo dục hs có lòng tin yêu và tình cảm đối với Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: + Kỹ năng tư duy phê phán biết phê phán các hành vi việc làm vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước quản lí xã hội của cơng dân. + Kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin về việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước quản lí xã hội của cơng dân ở địa phương. 2. Nội dung học tập: - Nội dung 1: Đặt vấn đề. - Nội dung 2: Nội dung bài học. - Nội dung 3: Bài tập. 3. Chuẩn bị: 3.1: Giáo viên: Tranh ảnh người đi bầu cử 3.2: Học sinh: Đọc phần đặt vấn đề, tìm hiểu nội dung bài học và bài tập. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 9A1: 9A2: 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút) à Câu hỏi kiểm tra bài cũ:  Em hãy cho biết ý nghĩa của những qui định pháp luật về trách nhiệm pháp lí khi vi phạm pháp luật? Trách nhiệm của công trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình? ( 8 đ) l Đáp án: * Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí ø: - Trừng phạt, ngăn chặn, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật. - Gíao dục ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. - Răn đe mọi người không vi phạm pháp luật. - Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí trong nhân dân. - Ngăn chặn, xóa bỏ, hạn chế các vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống. * Trách nhiệm của công dân: - Nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật nhà nước. - Tích cực đấu tranh với các hành vi, các việc làm vi phạm Hiến pháp và pháp luật. à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học: Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? ( 2đ) l Đọc phần đặt vấn đề, tìm hiểu nội dung bài học và bài tập. ĩ Nhận xét, chấm điểm. 4.3:Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học à Vào bài: ( 3 phút) 1 Gv: đặt vấn đề: cho hs quan sát ảnh “ người đi bầu cử “. ? Hình ảnh trên nói về quyền gì của công dân ? 1Hs: Quyền bầu cử. 1Gv: Đó là một trong những hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Vậy để tìm hiểu quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là gì? Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách nào ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. à Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần đặt vấn đề. ( 8 phút) ( Nêu và giải quyết vấn đề, Giảng giải, thảo luận nhóm ) 1Hs đọc phần đặt vấn đề SGK câu 1/57. 1Gv: Cho hs trả lời câu hỏi tình huống 1. 1Hs: Người có quyền tham gia đóng góp ý kiến: tất cả mọi công dân Việt Nam đều có quyền tham gia. 1Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 5p: * Nhóm 1,2: Theo em, những qui định trên thể hiện quyền gì của người dân ? Nhà nước ban hành những quyền và những quy định đó để làm gì ? 1Hs: Tham gia góp ý kiến dự thảo, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992. - Tham gia bàn bạc và quyết định các công việc của xã hội. - Nhà nước qui định những quyền đó là để công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. - Nhà nước ban hành những quy định đó để xác định quyền và nghĩa vụ công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực. * Nhóm 3,4: Hãy liên hệ tình hình ở trường, lớp hoặc ở địa phương và cho biết em hoặc gia đình em được tham gia bàn bạc hay tham gia quyết định những công việc gì của trường, lớp và địa phương ? 1Hs: - Học sinh: tham gia xây dựng nhà trường không có ma túy và các tệ nạn xã hội, tham gia xây dựng nội qui lớp, tham gia xây dựng phát biểu ý kiến về vấn đề học sinh nghèo vượt khó, học sinh cá biệt - Gia đình: đóng góp ý kiến vào dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm của địa phương, giám sát hoạt động của HĐND, UBND địa phương, tham gia ứng cử đại biểu HĐND địa phương 1Hs: cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 1Gv: nhận xét , chốt ý và kết luận: ? Tại sao công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội ? Công dân có trách nhiệm gì đối với nhà nước ? 1Hs: Vì nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhân dân có quyền và có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt các chính sách và pháp luật của nhà nước, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nhà nước thực thi nhiệm vụ của mình. 1Gv: Nhận xét và kết luận. - Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: + Kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin về việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước quản lí xã hội của cơng dân ở địa phương. à Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nội dung bài học. ( 15 phút) ( Nêu và giải quyết vấn đề, Giảng giải ) ? Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là gì ? ? Tại sao nói quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân? 1Gv: nhận xét , kết luận và chốt ý chính. 1Gv: cho hs đọc phần tư liệu tham khảo 59-60 ? Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội như thế nào ? ( nêu cụ thể ) 1Hs: - Tham gia góp ý kiến xây dựng Hiến pháp, sữa đổi Hiến pháp, pháp luật. - Tham gia chất vấn đại biểu Quốc hội về các lĩnh vực trong đời sống xã hội. - Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của cơ quan quản lí xã hội. - Bàn bạc, quyết định chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng - Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: + Kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin về việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước quản lí xã hội của cơng dân ở địa phương. à Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập. ( 5 phút) ( Nêu và giải quyết vấn đề ) 1Gv: cho hs làm bài tập 1/59. 1Hs: trình bày cá nhân, nhận xét, bổ sung. 1Gv: nhận xét và kết luận. I/ Đặt vấn đề. II/ Nội dung bài học. 1/ Khái niệm: - Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền thamgia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội, tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội. - Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với nhà nước và xã hội. III/ Bài tập. * Bài tập 1: đáp án đúng a, c, đ, h 4.4:Tôûng kết: ( 5 phút) (Nêu và giải quyết vấn đề ) 1Gv: Cho hs làm bài tập 5/60. 1Hs: Trình bày cá nhân, nhận xét, bổ sung. 1Gv nhận xét và kết luận chốt lại vấn đề cần nắm. 4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3phút) à Đối với bài học tiết này: Học thuộc bài, xem kĩ nội dung SGK. à Đối với bài học tiết sau: Chuẩn bị bài: “ Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân” (tt). Xem trước phần trách nhiệm của nhà nước và của công dân. Đọc và trả lời trước các bài tập còn lại sgk/59-60. 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: -Tài liệu: + SGK, SGV GDCD 9. + Bài tập GDCD 9.

File đính kèm:

  • docGiao an GDCD9 HKII tuan 29.doc
Giáo án liên quan