II/ Nội dung bài học.
1/ Khái niệm:
a/ Vi phạm pháp luật:
Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí.
- Có các loại vi phạm pháp luật sau:
+ Vi phạm pháp luật hình sự ( tội phạm ).
+ Vi phạm pháp luật hành chính.
+ Vi phạm pháp luật dân sự.
+ Vi phạm kỉ luật.
b/ Trách nhiệm pháp lí:
Là nghĩa vụ đặc biệt mà cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định.
- Có các loại trách nhiệm pháp lí sau:
+ Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. Trách nhiệm hình sự do tòa án áp dụng đối với người có hành vi phạm tội.
+ Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm của người ( cơ quan, tổ chức ) vi phạm các nguyên tắc
5 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 27, Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân (2 tiết) - Năm học 2013-2014 - Mai Thị Luyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:27
Tiết:27
Ngày dạy: / /2014
BÀI 15
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN (2 TIẾT)
1. Mục tiêu:
1.1:Kiến thức :
à Hoạt động 1:
- HS biết: những biểu hiện vi phạm pháp luật ở một số trường hợp trong mục I.
à Hoạt động 2:
- HS biết: Các loại vi phạm pháp luật.
- HS hiểu: Hiểu được Thế nào là vi phạm pháp luật.
Khái niệm trách nhiệm pháp lý và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý.
1.2:Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Phân biệt được hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật để có thái độ và cách cư xử phù hợp.
- HS thực hiện thành thạo: - Biết xử sự phù hợp với quy định của Pháp luật.
1.3:Thái độ:
- HS có thói quen: Tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. Thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật.
- HS có tính cách: Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống:
+ Kỹ năng tư duy phê phán và ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật, đồng tình ủng hộ các biện pháp xử lý của nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
+ Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin về một số hiện tượng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ở địa phương.
+ Kỹ năng kiên định khơng tham gia vào các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Nội dung học tập:
- Nội dung 1: Đặt vấn đề.
- Nội dung 2: Nội dung bài học.
3. Chuẩn bị:
3.1: Giáo viên: Hình ảnh, tin tức vi phạm pháp luật.
3.2: Học sinh: Đọc phần đặt vấn đề, tìm hiểu nội dung bài học và bài tập.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút)
9A1: 9A2:
4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? ( 2đ)
l Đọc phần đặt vấn đề, tìm hiểu nội dung bài học và bài tập.
4.3:Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
à Vào bài: ( 3 phút)
1 Gv: Đặt vấn đề: Cho hs xem hình ảnh một số trường hợp vi phạm pháp luật về hình sự, dân sự và kỉ luật và thông tin về trường hợp vi phạm đó phải chịu trách nhiệm trướùc pháp luật.
? Qua phần thông tin nêu trên em có suy nghĩ gì ? Vì sao nhà nước lại đặt ra những qui định trên ? Nhằm mục đích gì ? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ hơn.
à Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần đặt vấn đề. ( 10 phút)
( Nêu và giải quyết vấn đề, Giảng giải kết hợp phương pháp trực quan hình ảnh, thảo luận nhóm )
1Hs đọc phần đặt vấn đề SGK.
1Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 5p:
* Nhóm 1,2: Em hãy nhận xét các hành vi trên và cho biết người thực hiện từng hành vi mắc lỗi ? những hành vi trên đã gây hậu quả gì ? trường hợp nào không chịu trách nhiệm pháp lí trướùc pháp luật ?
1Hs: Đều là những hành vi vi phạm pháp luật ( nhóm tự nêu theo từng hành vi ) .
l N hành vi trên gây thiệt hại về người và của.
* Nhóm 3,4: Theo em, người thực hiện hành vi trên sẽ chịu trách nhiệm gì đối với hậu quả gây ra.
1Hs: Người vi phạm phải chịu những hình phạt do pháp luật qui định..
1Hs: Cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1Gv: Nhận xét phân tích cho hs thấy rõ một số hành vi không vi phạm pháp luật nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lí trước pháp luật như trường hợp của anh Sa, A.
à Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nội dung bài học. ( 18 phút)
( Nêu và giải quyết vấn đề, Giảng giải kết hợp phương pháp trực quan hình ảnh, thảo luận nhóm )
? Em hiểu như thế nào về vi phạm pháp luật ?có những loại vi phạm pháp luật nào ?
1Hs: Trình bày theo cách hiểu về các hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự và kĩ luật.
1Gv: Kết luận nội dung tóm tắt theo sgk.
? Em hãy nêu các trường hợp vi phạm pháp
luật và giải thích về trường hợp vi phạm đó ?
1Hs: Trình bày theo nhóm.
1Gv: Nhận xét và kết luận giải thích cho hs hiểu.
? Em hiểu gì về trách nhiệm pháp lí ?
Em hãy nêu một số trường hợp phải chịu trách nhiệm pháp lí trước pháp luật ?
1Hs: trình bày từng trường hợp trách nhiệm pháp lí về hình sự, dân sự, hành chính và kỉ luật.
Thế nào là trách nhiệm hình sự?
1Gv: nhận xét và kết luận chốt ý.
1Gv: cho hs đọc phần tư liệu tham khảo/54.
1Gv: giải thích các thuật ngữ khó/54.
Thế nào là trách nhiệm hành chính?
Thế nào là trách nhiệm dân sự?
Thế nào là trách nhiệm kỉ luật?
ĩ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Kỹ năng tư duy phê phán và ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật, đồng tình ủng hộ các biện pháp xử lý của nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
I/ Đặt vấn đề.
II/ Nội dung bài học.
1/ Khái niệm:
a/ Vi phạm pháp luật:
Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do ngườøi có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí.
- Có các loại vi phạm pháp luật sau:
+ Vi phạm pháp luật hình sự ( tội phạm ).
+ Vi phạm pháp luật hành chính.
+ Vi phạm pháp luật dân sự.
+ Vi phạm kỉ luật.
b/ Trách nhiệm pháp lí:
Là nghĩa vụ đặc biệt mà cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định.
- Có các loại trách nhiệm pháp lí sau:
+ Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. Trách nhiệm hình sự do tòa án áp dụng đối với người có hành vi phạm tội.
+ Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm của người ( cơ quan, tổ chức ) vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
+ Trách nhiệm dân sự: là trách nhiệm của người ( cơ quan, tổ chức )có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
+ Trách nhiệm kỉ luật: là trách nhiệm của người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan xí nghiệp, trường học áp dụng với cán bộ, công nhân viên, học sinh của cơ quan, tổ chức mình.
4.4:Tôûng kết: ( 5 phút)
(Trắc nghiệm khách quan )
1Gv: dùng bảng phụ ghi sẵn bài tập 1, gọi hs trả lời.
1Hs: trình bày, nhận xét, bổ sung.
1Gv nhận xét và kết luận chốt lại vấn đề cần nắm.
4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3phút)
à Đối với bài học tiết này:
- Học thuộc bài theo nội dung sgk.
à Đối với bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài: “ Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân” (tt)
Xem trước câu hỏi về ý nghĩa của những qui định pháp luật về trách nhiệm pháp lí khi vi phạm pháp luật? Trách nhiệm của công dân.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi:
-Tài liệu:
+ SGK, SGV GDCD 9.
+ Bài tập GDCD 9.
File đính kèm:
- Giao an GDCD9 HKII tuan 27.doc