A.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
-Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
-Hợp đồng lao động
-Quy định của Bộ luật lao động đối với trẻ chưa thành niên
-Trách nhiệm của bản thân
2.Kĩ năng
-Biết được các loại hợp đồng lao động
-Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động
-Điều kiện tham gia hợp đồng lao động
3.Thái độ
-Có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động
-Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của trường, lớp
-Biết lao động để có thu nhập chính đáng cho mình, gia đình và xã hội
B.Chuẩn bị
8 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 25, Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:Thứ 3 ngày 14 tháng 2 năm 2012
Giảng:Thứ 4 ngày 15 tháng 2 năm 2012
Tiết 25:
Bài 14:quyền và nghĩa vụ lao động của công dân(tiếp theo)
A.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
-Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
-Hợp đồng lao động
-Quy định của Bộ luật lao động đối với trẻ chưa thành niên
-Trách nhiệm của bản thân
2.Kĩ năng
-Biết được các loại hợp đồng lao động
-Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động
-Điều kiện tham gia hợp đồng lao động
3.Thái độ
-Có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động
-Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của trường, lớp
-Biết lao động để có thu nhập chính đáng cho mình, gia đình và xã hội
B.Chuẩn bị
1.Phương pháp:Kết hợp các phương pháp
-Thuyết trình, đàm thoại
-Thảo luận
-Biểu đồ tư duy
-Giải quyết vấn đề
2.Tài liệu và phương tiện
-SGK, SGV GDCD 9
-Hiến pháp 1992, Bộ luật lao động 2002
-Giấy khổ lớn bút dạ
-Những tấm gương người lao động giỏi, biết làm giàu cho mình, gia đình và xã hội
-Màn chiếu
C.Tiến trình
I.ổn định:sĩ số:9A
9B
9C
II.Kiểm tra bài cũ:
Hỏi:Thế nào là lao động?
Trả lời:
-Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cảI, vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.
-Lao động là hoạt động chủ yếu quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.
III.Bài mới
1.Giới thiệu bài:
Các em HS thân mến! Con người muốn tồn tại và phát triển cần có những nhu cầu thiết yếu:ăn, mặc, ở, uốngĐể thoả mãn những nhu cầu đó, con người cần phải lao độn và nhu cầu của con người ngày càng tăng thì lao động ngày càng được cải tiến, cần có sự điều chỉnh các mối quan hệ. Lao động giúp cho loài ngươpì ngày càng phát triển.Giờ trước các em đã được tìm hiểu ý 1 của phần đặt vấn đè và kháIiniệm lao động.Hôm nay, cô cùng các em se tìm hiểu tiếp ở
(Chiếu lên màn)Tiết 25:Bài 14:Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân(Tiếp theo)
(Viết bảng tiết , bài, tên bài)
Nội dung trọng tâm của tiết là
(Chiếu lên màn)
-Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
-Hợp đồng lao động
-Quy định của Bộ luật lao động đối với trẻ chưa thành niên
-Trách nhiệm của bản thân
(HS đọc)
2.Bài mới:Khi vết bảng sử dụng biểu đồ tư duy
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-Tổ chức cho HS thảo luận
-Gợi ý HS các nhóm trả lời các câu hỏi sau(Đưa lên màn)
Nhóm 1:
Câu 1:Quyền lao động cảu công dân là gì?
Câu 2:Nghĩa vụ lao động của công dân là gì?
Nhóm 2:(Thảo luận tình huống 2 phần đặt vấn đề trong SGK)
Sau khi thoả thuận và kí cam kết với Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long về tiền công, thời gian lao động và các đièu kiện khác, chị Ba được nhận vào làm việc tại công ti. Làm việc được hơn một tháng, thấy có nơi khác công việc cũng như thế nhưng trả công cao hơn, chị đã tự ý thôi việc mà không báo trước cho Giám đốc công ti.
Câu 1:Bản cam kết giữa chị Ba và Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Long có phải là hợp đồng lao động không?Vì sao?
Câu 2:Chị Ba tự ý thôi việc là đúng hay sai?Có vi phạm hợp đồng lao động không?
-Chiếu khoản 4, điều 41, BLLĐ
Câu 3:Hợp đồng lao động là gì?Nguyên tắc, nội dung, hình thức hợp đồng lao động?
Nhóm 3:
Câu 1:Quy định của Bộ luật lao động đối với trẻ em chưa thành niên?
-Chiếu lên màn những quy định từ Đ119-122
Câu 2:Những biểu hiện sai trái sử dụng trẻ em mà em được biết?Liên hệ trách nhiệm bản thân?
-Liên hệ thực tế lao động của trẻ em ở quốc tế, cả nước và địa phương
+Chiếu lao động của trẻ em ở Anh
+Chiếu trẻ em lao động vất vả
+Chiếu trẻ em làm việc quá sức
+Trẻ em tham gia, dẫn dắt khách mại dâm, ma tuý
-Động viên HS có nhiều ý kiến liên hệ bản thân.
Hỏi:Nhà nước có trách nhiệm như thế nào?
-Chiếu lên màn trách nhiệm của nhà nước, Đ55, 56, 5, 14 BLLĐ
Hỏi:Công dân, HS có trách nhiệm như thế nào?
-Chiếu lên màn trách nhiệm công dân, HS và hình ảnh Nguyễn Tài Thu
-Chiếu hình ảnh minh hoạ
-Chiếu hình ảnh minh hoạvà số liệu thống kê
-Thời gian thảo luận:5 phút
-Nhận xét, chốt lại nội dung bài học
-Kết luận, chuyển ý
-chia thành 3 nhóm
-Các nhóm thảo luận
-Cử đại diện các nhóm trình bày
-Cả lớp nhận xét, bổ xung ý kiến
-Quyền lao động:Mọi công dân có quyền làm việc, có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghè nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình
-Nghĩa vụ lao động:Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội , duy trì và phát triển đất nước.
-Câu 1:Chị Ba và Giám đốc Công ty TNHH thảo luận và cam kết một hợp đồng lao động
Vì:
-Chị Ba(người lao động)+Công ty TNHH(người sử dụng lao động)
-Nội dung cam kết:Việc làm, tiền công, thời gian làm việc, các điều kiện khác
Câu 2:Việc làm của chị Ba là sai vì đã vi phạm hợp đồng lao động
Câu 3:HS trả lời
-Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động
-Công việc phải làm, thời gian, địa điểm
-Tiền lương, tiền công, phụ cấp
-Các điều kiện bảo hiểm lao động, bảo hộ lao động
-Cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc
-Cấm sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chát độc hại
-Cấm lạm dụng, cưỡng bức, ngược đãi người lao động
-Tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của người công dân
-Góp phần đấu tranh những hiện tượng sai trái, trái pháp luật trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của người công dân
-Ghi bài vào vở
2.Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
-Quyền lao động:
-Nghĩa vụ lao động:
3.Hợp đồng lao động
a.Khái niệm(Đ 26-BLLĐ)
b.Nguyên tắc:Thoả thuận tự nguyện, bình đẳng
c.Nội dung:(Đ29-BLLĐ)
4.Quy định của Bộ luật lao động đối với trẻ chưa thành niên
5.Trách nhiệm của bản thân
Hoạt động 5:Hướng dẫn HS làm BT SGK
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-Sử dụng phiếu học tập
-Phát phiếu có bài tập in sẵn cho HS
-Bổ xung và đưa ra đáp án đúng
-Giải thích vì sao
-Gợi ý các bài tập còn lại
-1/3 lớp làm bài tập 1 SGK
-1/3 lớp làm bài tập 3 SGK
-1/3 lớp làm bài tập 6 SGK
-Giải bài tập vào phiếu
-Cả lớp nhận xét
-Ghi bài tập đã chữa vào vở
Bài tập 1(trang 50)
Đáp án đúng:b, đ
Bài tập 3(trang 50)
Đáp án đúng:a, b, d
Bài tập6(trang51)
chiếu lên máy
IV.Củng cố:
GV:Tổ chức cho HS xử lí tình huống(Chiếu lên màn)
GV:
“Có khó mới có miếng ăn,
Không dưng ai dễ đem phần đến cho”
(Ca dao)
“Nhờ trời mưa thuận gió hoà,
Nào cày, nào cấy, trẻ già đua nhau,
Chim, gà, cá, lợn, chuối, cau,
Mùa nào thức ấy giư màu nhà quê”
(Ca dao)
Những câu ca dao trên đã khắc học một bức tranh lao động của người Việt Nam ta, từ bao đời nay tinh thần lao động đúng đắn được hình thành trong quá trình xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Mỗi người công dân Việt Nam yêu nước nói chung, HS chúng ta nói riêng phải tích cực lao động để làm giàu cho mình, gia đình và xã hội, Có thái độ phê phán những hiện tượng tiêu cực trong xã hội để thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
V.Hướng dẫn HS về nhà(chiếu lên màn)
VI.Phụ lục
Bài tập 1(trang 50)
Theo em, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng?Vì sao?
a.Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm gì;
b.Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc gia đình;
c.Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình;
d.Học nhiều cũng chẳng để làm gì, cứ làm ra nhiều tiền là tốt nhất;
đ.Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình;
e.Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy nên không phải tham gia lao động.
Bài tập 3(trang 50)
Trong các quyền sau, quyền nào là quyền lao động?
a.Quyền được thuê mướn lao động;
b.Quyền mở trường dạy học, đào tạo nghề;
c.Quyền sở hữu tài sản;
d.Quyền được thành lập công ti, doanh nghiệp;
đ.Quyền sử dụng đất;
e.Quyền tự do kinh doanh.
Bài tập 6(trang 51)
Em hãy xác định ai là người có hành vi vi phạm Luật Lao động trong các trường hợp dưới đây(người lao động hay người sử dụng lao động):
Hành vi vi phạm
Người lao động
Người sử dụng lao động
Thuê trẻ em 14 tuổi làm thợ may công nghiệp
ĐI xuất khẩu lao động chưa hết thời hạn đã bỏ việc, trốn ở lại nước ngoài
Không trả công cho người thử việc
Kéo dài thời gian thử việc
Không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc
Tự ý bỏ việc không báo trước
Nghỉ việc dài ngày không lí do
Không trả đủ tiền công theo thoả thuận
Không cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động cho người làm việc trong môi trường độc hại như đã cam kết trong hợp đồng lao động
Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng
File đính kèm:
- bai 14cong dan 9.doc