Vào bài: Tiết trước, các em đã được tìm hiểu thế nào là tính năng động sáng tạo và ý nghĩa của nó. Vậy, phải rèn luyện như thế nào để có được tính năng động sáng tạo? Trong tiết học ngày hôm nay, các em sẽ rõ. ( 1 phút)
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học (tt). ( 20 phút)
@ Cách tiến hành: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
Gv: tổ chức cho hs thảo luận 5p:
* Nhóm 1,3 : Tính năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi con người ? hãy lấy ví dụ dẫn chứng ?
=> là phẩm chất cần thiết của con người, giúp con người vượt qua khó khăn của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp, giúp con người tạo nên những kì tích vẽ vang, mang lại niềm tự hào vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
* Nhóm 2,4 : Để trở thành người luôn năng động, sáng tạo chúng ta cần phải có những phẩm chất nào ?
=> Cần rèn tính siêng năng kiên trì, cần cù, chăm chỉ, biết vượt qua khó khăn thử thách, tìm ra cách học tập tốt nhất và tích cực vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
HS: đại diện nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét bổ sung.
Gv: nhận xét kết luận và chốt ý từng nội dung cho hs nắm ( ghi sẵn ở bảng phụ )
@ Cách tiến hành: Nêu và giải quyết vấn đề, giảng giải kết hợp phương pháp trực quan hình ảnh.
Gv: cho hs tự liên hệ thực tế bản thân.
? Bản thân em rèn luyện tính năng động, sáng tạo như thế nào ?
HS: tự liên hệ thực tế bản thân
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện tính năng động sáng tạo.
? Em hãy nêu một vài tấm gương về năng động sáng tạo ?
HS: nêu gương theo sự hiểu biết trên sách báo, truyền thông ( thông qua tranh ảnh sưu tầm )
Hoặc những gương tiêu biểu trong trường.
Gv: cho hs xem một số hình ảnh các tấm gương năng động sáng tạo.
? Em hãy nêu một vài câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về năng động, sáng tạo ?
HS: trình bày kết quả sưu tầm.
- Trong cái khó ló cái khôn - Học một biết mười.
- Miệng nói tay làm. - Siêng làm thì có, Siêng học thì hay.
* Ngạn ngữ :
“ Sáng tạo là chứng chỉ duy nhất của thiên tài “.
“ Tuổi trẻ không năng động, già hối hận “.
“ Non cao củng có lối trèo,
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi “
Gv: cho hs nắm thêm một số câu ca dao tục ngữ, thành ngữ đã chuẩn bị.
GD HS biết năng động, sáng tạo trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống.
Hoạt động 2 : Luyện tập ( 10 phút)
@ Cách tiến hành: Nêu và giải quyết vấn đề
Gv: giao bài tập cho các nhóm làm trong 3p:
- Nhóm 1 : bài tập 1 /29-30
- Nhóm 2 : bài tập 2 /30
- Nhóm 3 : bài tập 3 /30
5 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 11, Bài 8: Năng động, sáng tạo (tt) - Năm học 2013-2014 - Mai Thị Luyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:11
Tiết:11
BÀI 8
NĂNG ĐỘNG, SÁNGTẠO (tt)
Ngày dạy: 28/10/2013
1. Mục tiêu:
1.1:Kiến thức :
à Hoạt động 1:
- HS biết: Cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo
- HS hiểu: Cách rèn luyện tính năng động sáng tạo.
à Hoạt động 2:
- HS biết: Làm các bài tập nhận biết về tính năng động sáng tạo .
1.2:Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Năng động, sáng tạo trong học tập, lao độâng và sinh hoạt hàng ngày.
- HS thực hiện thành thạo:
1.3:Thái độ:
- HS có thói quen: Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo.
- HS có tính cách: Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, lao độâng và sinh hoạt hàng ngày.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện tính năng động sáng tạo.
2. Nội dung học tập:
- Nội dung 1: Nội dung bài học.
- Nội dung 2: Bài tập.
3. Chuẩn bị:
3.1: Giáo viên: Tranh ảnh thể hiện sự năng động, sáng tạo. Ca dao tục ngữ, thành ngữ nói về năng động sáng tạo.
3.2: Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học và bài tập, sưu tầm tranh ảnh về các tấm gương năng động sáng tạo, ca dao tục ngữ
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút)
9A1: 9A2:
4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là năng động, sáng tạo? Tính năng động sáng tạo được biểu hiện như thế nào ? Cho ví dụ về tính năng động sáng tạo ? ( 8 đ )
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giá trị mới, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.
* Biểu hiện: Say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, cuộc sống
VD : Tự giác học bài, làm bài, xem trước nội dung và trả lời các câu hỏi bài mới.
- Tìm nhiều cách giải khác nhau cho bài toán mà không phụ thuộc vào cách giải của thầy cô đã có từ trước.
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? ( 2đ)
l Đọc phần đặt vấn đề, tìm hiểu nội dung bài học và bài tập.
ĩ Gv nhận xét và cho điểm.
4.3:Tiến trình bài học:
* Giới thiệu bài:
1Gv: cho hs trình bày kết quả sưu tầm tranh ảnh các tấm gương năng động sáng tạo
( hoặc nêu gương )
1HS: trình bày kết quả sưu tầm.
1Gv: nhận xét kết luận và chốt ý dẫn hs vào nội dung tiếp theo bài ( tiết 1 )
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
à Vào bài: Tiết trước, các em đã được tìm hiểu thế nào là tính năng động sáng tạo và ý nghĩa của nó. Vậy, phải rèn luyện như thế nào để có được tính năng động sáng tạo? Trong tiết học ngày hôm nay, các em sẽ rõ. ( 1 phút)
à Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học (tt). ( 20 phút)
@ Cách tiến hành: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
1Gv: tổ chức cho hs thảo luận 5p:
* Nhóm 1,3 : Tính năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi con người ? hãy lấy ví dụ dẫn chứng ?
=> là phẩm chất cần thiết của con người, giúp con người vượt qua khó khăn của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp, giúp con người tạo nên những kì tích vẽ vang, mang lại niềm tự hào vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
* Nhóm 2,4 : Để trở thành người luôn năng động, sáng tạo chúng ta cần phải có những phẩm chất nào ?
=> Cần rèn tính siêng năng kiên trì, cần cù, chăm chỉ, biết vượt qua khó khăn thử thách, tìm ra cách học tập tốt nhất và tích cực vận dụng những điều đã học vào cuộc sống..
1HS: đại diện nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét bổ sung.
1Gv: nhận xét kết luận và chốt ý từng nội dung cho hs nắm ( ghi sẵn ở bảng phụ )
@ Cách tiến hành: Nêu và giải quyết vấn đề, giảng giải kết hợp phương pháp trực quan hình ảnh.
1Gv: cho hs tự liên hệ thực tế bản thân.
? Bản thân em rèn luyện tính năng động, sáng tạo như thế nào ?
1HS: tự liên hệ thực tế bản thân
ĩ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện tính năng động sáng tạo.
? Em hãy nêu một vài tấm gương về năng động sáng tạo ?
1HS: nêu gương theo sự hiểu biết trên sách báo, truyền thông ( thông qua tranh ảnh sưu tầm )
Hoặc những gương tiêu biểu trong trường.
1Gv: cho hs xem một số hình ảnh các tấm gương năng động sáng tạo.
? Em hãy nêu một vài câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về năng động, sáng tạo ?
1HS: trình bày kết quả sưu tầm.
- Trong cái khó ló cái khôn - Học một biết mười.
- Miệng nói tay làm. - Siêng làm thì có, Siêng học thì hay.
* Ngạn ngữ :
“ Sáng tạo là chứng chỉ duy nhất của thiên tài “.
“ Tuổi trẻ không năng động, già hối hận “.
“ Non cao củng có lối trèo,
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi “
1Gv: cho hs nắm thêm một số câu ca dao tục ngữ, thành ngữ đã chuẩn bị.
ĩ GD HS biết năng động, sáng tạo trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống.
à Hoạt động 2 : Luyện tập ( 10 phút)
@ Cách tiến hành: Nêu và giải quyết vấn đề
1Gv: giao bài tập cho các nhóm làm trong 3p:
Nhóm 1 : bài tập 1 /29-30
Nhóm 2 : bài tập 2 /30
Nhóm 3 : bài tập 3 /30
Nhóm 4 : bài tập 5 /30
1HS: Thảo luận và cử đại diện trình bày.
Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
1Gv: Kết luận từng đáp án từng bài tập.
II/ Nội dung bài học. ( tt )
3/ Rèn luyện:
- Phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên mà có được mà phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống.
- Luôn có ý thức học tập tốt, có phương pháp học tập phù hợp và tích cực áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào trong cuộc sống thực tế.
III/ Bài tập.
( Học sinh trình bày và giải thích ý kiến của nhóm )
* Bài tập 1:
- Biểu hiện tính năng động: b,đ, e, h
- Không thể hiện tính năng động: a,c,d, g
* Bài tập 2:
- Tán thành: d,e
- Không tán thành:a,b,c,đ
* Bài tập 3:
- Hành vi thể hiện tính năng động, sáng tạo : b, c, d.
* Bài tập 5: Học sinh trình bày theo ý kiến của nhóm.
4.4:Tôûng kết: ( 5 phút)
@ Cách tiến hành: Tổ chức trò chơi cho hs .
* Tìm biểu hiện của tính năng động sáng tạo và không năng động sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày .
1HS: Các nhóm lần lượt cử đại diện lên trình bày biểu hiện, nhóm nào tìm được nhiều biểu hiện là thắng cuộc.
Nhóm 1,2 : Tìm biểu hiện Năng động sáng tạo.
Nhóm 3,4 : Tìm biểu hiện Không năng động sáng tạo.
Năng động sáng tạo
Không năng động sáng tạo
- Chủ động dám nghĩ dám làm.
- Say mê tìm tòi nghiên cứu.
-Dám làm những việc khó mà người khác không dám làm.
-Luôn suy nghĩ tìm ra cái mới, cách giải quyết tối ưu.
- Thụ động, lười học, lười suy nghĩ.
- Yû lại, thiếu nghị lực.
- Bị động do dự, bảo thủ.
- Rập khuôn máy móc.
? Để rèn luyện tín năng động sáng tạo chúng ta cần phải có những phẩm chất nào ?
1HS: - Cần rèn tính siêng năng kiên trì, cần cù, chăm chỉ.
- Biết vượt qua khó khăn thử thách.
- Tìm ra cách học tập tốt nhất và tích cực vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
Gv nhận xét các nhóm và kết luận chốt lại vấn đề cần nắm.
4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3phút)
à Đối với bài học tiết này:
Học thuộc bài, xem kĩ nội dung SGK.
Hoàn thành các bài tập còn lại ở SGK, STH.
à Đối với bài học tiết sau:
Xem trước bài 9 “ Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.”/31
Đọc và trả lời trước nội dung phần đặt vấn đề /32
Tìm hiểu các tấm gương Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi:
-Tài liệu:
+ SGK, SGV GDCD 9.
+ Bài tập GDCD 9.
File đính kèm:
- Giao an GDCD9 HKI tuan 11.doc